Cơ hội và thách thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại biên mậu việt nam trung quốc và thực tiễn áp dụng tại tỉnh quảng ninh (Trang 67 - 72)

3.1.1.1. Hòa bình và phát triển là xu thế chung của thời đại song vẫn còn xung đột khu vực

Lịch sử phát triển kinh tế của các nước từxa xưa để lại, không một cộng đồng nào, một quốc gia nào, một dân tộc nào, dù lớn hay nhỏ, dù tiến bộ lạc hậu mà không có mối quan hệtrao đổi, giao lưu trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trịvăn hoá, xã hội, với cộng đồng các dân tộc, quốc gia khác. Do đó, quan hệ quốc tếđã xuất hiện từ lâu

đời nay. Nó vừa là kết quả, vừa là điều kiện cần thiết cho mọi quá trình phát triển của xã hội loài người. Ngày nay quan hệ quốc tế mang nhiều nội dung mới, hình thức mới ngày càng phong phú và phức tạp. Quan hệ kinh tế quốc tế diễn ra sâu sắc và toàn diện hơn cả. Quan hệ kinh tế quốc tế là mối quan hệ kinh tế của một quốc gia với thế

giới. Thời đại ngày nay quan hệ kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan - là xu thế

phát triển kinh tế của các nước.

Thương mại quốc tế là một trong các lĩnh vực hoạt động kinh tếđối ngoại, có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của các nước. Không có nước nào phát triển

bình thường nếu không có thương mại quốc tế. Không có một nước nào lại tự sản xuất tất cả các mặt hàng và tự cung cấp các dịch vụmà đều phải phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ thương mại, mở rộng giao lưu thương mại và dịch vụ với các

nước khác. Với các nước đang phát triển hoạt động thương mại hướng vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế. Hoạt động thương mại quốc tế đảm bảo nhập

được các hàng cần thiết như nguyên vật liệu phục vụtrong nước. Thông qua thương

mại quốc tế sẽ xuất khẩu nhiều sản phẩm cho nước khác, đồng thời nhập khẩu nhiều nguyên liệu để sản xuất.

Điển hình cho quan hệ kinh tế quốc tế là từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, tiền đề ra đời của tổ chức quốc tế là GATT sau trở thành WTO - Word Trade Organization - tổ chức thương mại quốc tế. Đến 09/1996, WTO có 123 nước thành viên chính thức và hơn 30 nước đang đàm phán để được tham gia. Tuy vậy, trên thế

giới còn tồn tại những nước phát triển và đang phát triển, mức độ phát triển không

đồng đều thì cuộc đấu tranh phát triển kinh tếtrong đó có các hoạt động thương mại quốc tế vẫn còn tiếp diễn nhưng ở mức độ, qui mô và tính gay gắt từng nơi, từng lúc.

Ở các khu vực đã hình thành các khối kinh tếvà thương mại. Các nước tự liên kết với

nhau để bảo vệ và che chở cho nhau bằng các cam kết, thoả thuận khu vực của mình.

Thương mại quốc tế: là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các nước thông qua buôn bán nhằm mục đích phát triển quan hệ ngoại thương. Trao đổi hàng hoá là một hình thức của các mối quan hệ kinh tế xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất kinh doanh hàng hóa riêng biệt của các quốc gia. Thương mại quốc tếlà lĩnh vực quan trọng đã tạo điều kiện cho các nước tham gia vào phân công

lao động quốc tế, phát triển kinh tếvà làm giàu cho đất nước. Sớm nhận được vị trí, vai trò của thương mại quốc tếngày càng được mở rộng và đa dạng, trong luận văn này em xin đề cập đến các vấn đề chủ yếu như: Hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư,

hợp tác, liên doanh liên kết ở một quốc gia cụ thể. Là một quốc gia liền kề với Trung Quốc, với nhiều điểm tương đồng vềvăn hoá, cùng chuyển sang kinh tế thị trường

theo định hướng XHCN lại là nước đang ngày càng quan trọng đối với ASEAN. Hơn

nữa, tình hình thế giới và khu vực đòi hỏi chính phủ các cấp, giới doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc coi trọng đến quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước nhằm khai thác mọi tiềm năng, phát huy mọi lợi thế, tạo cơ hội cho nhau duy trì tốc độtăng trưởng cao, liên tục, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới có hai nền kinh tếđầu tàu là Mỹ – Nhật. Vì vậy hai nước Trung Quốc và Việt Nam cần quan tâm phát triển và chú trọng đến những lĩnh vực sau đây:

Thứ nhất, về xuất nhập khẩu: xuất nhập khẩu là việc mua vào trong nước và

bán ra nước ngoài hàng hoá. Hàng hoá xuất nhập khẩu thường rất đa dạng như hàng

phát triển các mối quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc, cơ cấu xuất nhập khẩu cũng

phát triển theo hướng ngày càng đa dạng hoá về mặt hàng và chủng loại, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của hai bên.

Thứ hai, là vấn đề hợp tác khoa học kỹ thuật, dịch vụ. Hợp tác khoa học và công nghệ giữa Việt Nam -Trung Quốc trong những năm gần đây chủ yếu được tiến

hành đồng thời trên cơ sở hiệp định song phương giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ Trung Quốc và đa phương trong khuôn khổ Hợp tác diễn đàn Hợp tác kinh tế

Châu Á Thái Bình Dương (APEC) - ASEAN cũng như các tổ chức quốc tế khác. Các hình thức chủ yếu mà hai bên tiến hành như trao đổi đoàn cấp cao, các chuyên gia, các nhà khoa học, cung cấp cho nhau thông tin khoa học và công nghệ. Cùng tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, vì thếtrong giai đoạn hiện nay hai bên cần dành ưu thế

hợp tác khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp, chế tạo máy, hoá chất và quản lý khoa học công nghệ.

Vấn đề thứ ba là đầu tư, liên doanh: đầu tư là hoạt động sử dụng vốn theo

chương trình đã định nhằm mục đích thu lợi nhuận. Trong quan hệ kinh tế quốc tế thì vấn đề đầu tư thường được gọi là đầu tư nước ngoài, khác với đầu tư trong nước là các bên tham gia có quốc tịch khác nhau. Tuy nhiên, dù là đầu tư trong nước hay đầu

tư quốc tếthì cũng cùng tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận

cho các bên trên cơ sở quyền lợi riêng. Hai nước có quan hệ kinh tếthương mại phát triển một phần quan trọng chính là đầu tư quốc tế. Trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc vấn đềđầu tư càng có lợi cho hai bên. Đối với Trung Quốc họ sẽ nhận được lợi

nhuận cao vì môi trường đầu tư vào Việt Nam hiện nay đã thông thoáng hơn, tình

hình an ninh, chính trịổn định, Việt Nam có những chính sách ưu đãi đối với nhà đầu

tư để họđược đảm bảo an toàn cả vốn và lãi. Về phía Việt Nam ta có thể tranh thủ

vốn, công nghệ, kinh nghiêm quản lý và vịtrí trong phân công lao động quốc tế, qua

đó khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng đất nước, tăng tích luỹ, giải quyết việc làm

cho người lao động. Hơn nữa, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, Chính phủhai nước đều có nhiều chính sách để khuyến khích đầu tư vào Việt Nam, về phía Việt Nam tạo mọi điều kiện đểthu hút các nhà đầu tư Trung Quốc.

3.1.1.2. Cơ hội và thách thức từ hội nhập kinh tế quốc tế

Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc được hưởng các chính sách ưu đãi mậu dịch đa phương của tổ chức này, nhất là ưu đãi về thuế quan và cắt bỏ hạn ngạch.

Điều này sẽtác động mạnh đến xuất khẩu của các ngành nghề truyền thống, nhất là các ngành tập trung nhiều lao động như ngành dệt, ngành may, giầy da, hoá chất của Trung Quốc; đồng thời Trung Quốc cũng mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu,

đặc biệt là những mặt hàng có hàm lượng kỹ thuật cao còn yếu kém ởcác nước phát triển như hàng điện tử.

Về lý luận, sự mở rộng xuất khẩu của Trung Quốc tất nhiên sẽ tạo nên áp lực nhất định đối với Việt Nam, nước có cơ cấu hàng hoá xuất khẩu và bố cục thịtrường khá giống Trung Quốc. Nhưng chúng ta không thể chỉ đơn giản nhìn vào hai nước

đều xuất khẩu giầy dép, quần áo sang thị trường Âu Mỹ đã cho rằng sau khi Trung Quốc được hưởng ưu đãi về mặt thuếquan, tăng cường xuất khẩu sẽ cạnh tranh với hàng hoá Việt Nam. Hiện nay, sựgia tăng của hàng hóa Trung Quốc trong thời gian ngắn không thể ảnh hưởng đến kim ngạch hàng hoá tương tự của Việt Nam ở các

nước Âu Mỹ. Về lâu dài, với tốc độtăng trưởng khá cao hiện nay, hai nước sẽ thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu cũng đang không ngừng

điều chỉnh, thời gian tới không thể vẫn ở giai đoạn hàng hoá xuất khẩu cấp thấp và hàng hoá giá trị phụ gia thấp. Do vậy, đối với Trung Quốc và Việt Nam, nên suy nghĩ đến việc hình thành ưu thế hỗ trợ lẫn nhau trong tương lai như thế nào.

Còn vềthương mại Trung-Việt, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc không giống so với hàng hoá của các nước phương Tây, do đó sẽ không chịu

ảnh hưởng của chúng. Có thể những mặt hàng như cao su, dầu thô, nguyên liệu... của Việt Nam sẽđẩy mạnh xuất khẩu nhờ Trung Quốc mở rộng thị trường, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại Trung - Việt hướng đến phát triển cao hơn, đi đầu trong việc xây dựng Khu mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN đến năm 2020, cố gắng sớm thành lập khu mậu dịch tự do Trung Quốc - Việt Nam, trước hết tìm một khu vực để

Gia nhập WTO đã thúc đẩy cải cách mở cửa toàn diện của Trung Quốc. Có

người tổng kết ảnh hưởng này là ảnh hưởng ngắn hạn đối với thương mại, ảnh hưởng trung hạn đối với cơ cấu kinh tế, ảnh hưởng dài hạn đối với thể chế. Đối với Việt

Nam đang học tập kinh nghiệm cải cách mở cửa của Trung Quốc ở rất nhiều phương

diện, ngoài ảnh hưởng vềthương mại, đầu tư còn có vấn đềở cấp độsâu xa tương tự như điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Trong mục tiêu và xu thế gia nhập WTO chung hiện nay, cải cách mở cửa đã đẩy nhanh tốc độ dưới tác dụng hai chiều bị động và chủ động, phát triển cảđộ rộng và chiều sâu. Cải cách mở cửa khá muộn, tiến triển tương đối chậm chạp của Việt Nam sẽđứng trước áp lực mới, không thểkhông đẩy nhanh cải cách khiến rất nhiều vấn đề khi cải cách chậm chạp không bộc lộ thì nay sẽ bộc lộ nhanh chóng.

3.1.1.3. Cơ hội và thách thức từ sự trỗi dậy của Trung Quốc

Gần đây, Trung Quốc đã tiến hành chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài, không

ngừng cải thiện môi trường đầu tư, đãi ngộ thị trường ngày càng lớn, vì vậy thu hút

đầu tư nước ngoài liên tục đứng đầu trong các nước đang phát triển; trong khi đó mấy

năm gần đây đầu tư nước ngoài của Việt Nam lại giảm. Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO sẽ phải tuân theo cam kết trong đàm phán, mở cửa rất nhiều lĩnh vực kinh tế có dự báo lợi nhuận tương đối lớn mà trước đây bị hạn chế hoặc không mở cửa như ngân

hàng, viễn thông, dịch vụ... hơn nữa dự báo tốt trong tương lai do thịtrường rộng lớn và tốc độ tăng trường kinh tế nhanh của Trung Quốc mang lại sẽ thu hút vốn đầu tư

lớn vào Trung Quốc.

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang chậm lại. ĐCSTQ đang ở giữa cái mà các nhà kinh tế gọi là một sự “tái cân bằng kinh tế”, điều có nghĩa là họđang dịch chuyển các đầu tàu kinh tế của mình từ một mô hình được thúc đẩy bởi xuất khẩu sang một mô hình được thúc đẩy bởi người tiêu dùng. Trên hết, Trung Quốc phải đối mặt với một gánh nặng nợ nần rất lớn và ngày một gia tăng, tập trung ở các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Mặc dù chính phủ có một số công cụ tài chính và tiền tệ mà họ có thể tùy ý sử dụng, nhưng Trung Quốc có thể sớm có một cuộc khủng hoảng tín dụng mà họ phải chịu trách nhiệm khi các bong bóng tài sản bị vỡ hay khi

các gánh nặng nợ nần trở nên không thể chống đỡđược. Bất chấp những lời kêu gọi cải cách thay vì đưa ra gói kích thích, cải cách cơ cấu thực sự vẫn chưa diễn ra, mà bằng chứng là sự mở rộng liên tục của các “thành phố ma”, sựủng hộ vẫn đang tiếp diễn đối với các công ty hoạt động kém hiệu quả, và sự tồn tại dai dẳng của các khoản vay kém hiệu quả và các khoản vay cần chú ý đặc biệt. Việc tiếp tục nguyên trạng sẽ

chỉ làm cho sự dịch chuyển khó khăn hơn khi gói kích thích mất đi hiệu quả của nó và gánh nặng nợ nần gia tăng. Những sáng kiến mới như “Made in China 2025” được thiết kế nhằm nâng cao vị thế của Trung Quốc trong chuỗi giá trị, và công cuộc tìm kiếm các vụ mua bán công nghệ trên toàn cầu, ở Mỹvà đặc biệt là ở châu Âu, cho thấy rằng ĐCSTQ đang tìm cách đảm bảo việc họ thực hiện được sự chuyển tiếp,

nâng cao năng suất và tránh được một cuộc suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, đây là một nhiệm vụ nặng nề mà sẽ choán hết tâm trí của ĐCSTQ trong những năm tới.

Có thể nói, thu hút đầu tư nước ngoài không có quan hệ với việc gia nhập WTO, vấn đề mấu chốt là ở mức độ thuận lợi và lợi nhuận hoặc là tương lai của nó, mức độ rủi ro và thu hồi vốn của môi trường đầu tư, có điều khác là sau khi Trung Quốc gia nhập WTO thì mức độ mở cửa thịtrường sẽtăng lên, các qui tắc tương ứng sẽ tiếp cận hơn nữa với quốc tế, đây thực chất là đang chuyển một áp lực khách quan

thành động lực và ưu thế. Việt Nam nên tích cực nghiên cứu vềthu hút đầu tư của mình, cải thiện thủ tục hành chính rườm rà, chủnghĩa quan liêu, tham ô, tham nhũng,

tính tuỳ tiện của chính sách, thực hiện không triệt để, cơ sở hạ tầng còn kém, giá thành kinh doanh cao... hoàn toàn có thể chủđộng mở cửa hơn nữa khi chưa gia nhập WTO, cải thiện môi trường đầu tư, như vậy vừa cải thiện tốt môi trường đầu tư vừa có thể giảm bớt tác động khi gia nhập WTO. Việt Nam chỉ cần tăng cường nghiên cứu vấn đề này, làm tốt một số công việc cụ thể, chính xác. Với thịtrường không quá lớn như của Việt Nam, việc thu hút đầu tư nước ngoài không nhất thiết phải làm toàn diện, chỉ cần nắm vững mấy điểm này thì có thể kéo theo toàn cục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại biên mậu việt nam trung quốc và thực tiễn áp dụng tại tỉnh quảng ninh (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)