Với quan hệ láng giềng lâu đời, hai nước Việt Nam và Trung Quốc và trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện nhiều chính sách nhằm thúc đẩy quan hệthương
mại song phương, đặc biệt là các chính sách thúc đẩy thương mại biên giới. Từnăm 2004 đến nay, Trung Quốc liên tục giữ vị trí đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng trưởng mạnh, chiếm khoảng trên 20% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Kim ngạch thương mại biên giới Việt Nam Trung Quốc tăng trưởng cùng với quy mô hoạt động thương mại song
phương, chiếm tỷ lệ từ 9 - 15% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước. Các chính sách về hiệp định biên giới và chính sách pháp luật điều chỉnh vềthương mại
biên mậu Việt Nam - Trung Quốc trên tại tỉnh Quảng Ninh luôn có sự tác động lớn và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của không chỉriêng đối với tỉnh Quảng Ninh
và còn đối với các các tỉnh Biên giới phía Bắc trong chiến lược phát triển bền vững kinh tế vùng miền. Những tác động tích cực được thể hiện như sau:
Một là, chính sách quan trọng hỗ trợ hoạt động thương mại biên giới được triển khai thực hiện tích cực trong thời gian qua đó là hoạt động thanh toán. Đây là
hoạt động không thể thiếu đối với thương mại nói chung và thương mại biên giới nói riêng; chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) luôn chủđộng, tích cực trong công tác quản lý hoạt động thanh toán biên mậu nhằm mục đích phù hợp yêu cầu thực tiễn nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước. Chính sách quản lý ngoại hối đối với thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc là chính sách cần thiết và hỗ trợ tích cực cho hoạt động thương mại biên giới, phù hợp với chủ trương, định hướng chỉđạo của Chính phủ
Hai là, hoạt động thương mại biên giới giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc
được Chính phủhai nước quan tâm thúc đẩy trong nhiều năm qua, thông qua việc ký kết Hiệp định thương mại vùng biên năm 1998 và được thay thế bởi Hiệp định thương
mại biên giới ký ngày 12/9/2016. Trong các hiệp định nói trên, đều có quy định về đồng tiền và phương thức thanh toán trong hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Với yêu cầu phát triển đa dạng của hoạt động thương mại biên giới, ngày 23/01/2018, Chính phủ ban hành Nghịđịnh số14/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới, trong đó có quy định cụ thể về hoạt động thanh
toán để hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới nói chung và thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc nói riêng.
Ba là, với vai trò là hoạt động hỗ trợ cần thiết cho thương mại biên giới, các
chính sách đối với hoạt động thanh toán biên mậu Việt - Trung ra đời rất sớm, song
hành cùng các quy định của Đảng, Chính phủ vềthương mại biên giới. Ngay từnăm
1993, NHNN và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã ký kết Hiệp định thanh toán và hợp tác giữa ngân hàng trung ương hai nước và được sửa đổi, bổ sung năm 2003. Trên cơ sởquy định của Hiệp định thương mại biên giới, hiệp định thanh toán của
hai nước, NHNN có Quyết định 689/2004/QĐ-NHNN ngày 07/6/2004 ban hành Quy chếthanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ tại khu vực biên giới và khu kinh tế cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc. Phù hợp với hoạt động thương
mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc trong giai đoạn đầu những năm 2000, các quy định tại Quyết định số689/2004/QĐ-NHNN chỉ mới nhằm hướng dẫn thanh toán đối với các thương nhân có hoạt động thương mại qua biên giới. Ngày 23/01/2018, Chính phủ ban hành Nghịđịnh 14/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới với nhiều nội dung, trong đó có quy định cụ thểhơn các hình thức thương
mại giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc, không chỉ bao gồm việc mua bán, trao
đổi hàng hóa của thương nhân mà còn bao gồm mua bán, trao đổi hàng hóa của cư
dân biên giới; mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới. Tại Nghịđịnh 14, Chính phủ giao trách nhiệm cho NHNN trong việc hướng dẫn triển khai thực hiện về thanh toán trong hoạt động thương mại biên giới.
Bốn là, sau một thời gian dài thực hiện, với sự phát triển không ngừng của hoạt động thương mại hai nước Việt - Trung cũng như sự phát triển của thương mại biên giới vùng biên, các quy định tại Quyết định 689/2004/QĐ-NHNN đã phát sinh
một số vướng mắc không đáp ứng được yêu cầu trong bối cảnh mới. Vì vậy, ngày
28/8/2018, NHNN đã ban hành Thông tư số 19/2018/TT-NHNN hướng dẫn về quản
lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Các quy
định trong Thông tư số19 đáp ứng yêu cầu thực tiễn và tình hình mới, góp phần thúc
đẩy thanh toán biên mậu, tạo thuận lợi cho người dân hai nước trong việc giao thương, đồng thời thực hiện tốt hơn việc quản lý nhà nước về ngoại hối, tạo sựđồng bộ với
các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối hiện nay.
Năm là, cơ chếđặc thù áp dụng cho hoạt động thương mại biên giới quy định về hoạt động thanh toán biên mậu Việt - Trung hiện nay điều chỉnh các hoạt động thanh toán trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ qua biên giới của
thương nhân; mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới và trong hoạt động
mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ tại chợ biên giới tại khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Đối tượng được thực hiện bao gồm thương nhân, cư dân biên giới hai
nước Việt Nam - Trung Quốc có hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Đồng tiền sử dụng trong thanh toán, ngoài đồng ngoại tệ tự do chuyển đổi, còn
được sử dụng đồng tiền của hai nước (VND, CNY). Phương thức thanh toán bao gồm ba hình thức: thanh toán qua ngân hàng; thanh toán phần chênh lệch trong giao dịch bù trừ hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu và phương thức thanh toán bằng tiền mặt. Tuy nhiên, phương thức thanh toán bằng tiền mặt chỉ áp dụng cho một sốtrường hợp thương nhân Việt Nam có hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở gặp khó khăn trong thanh toán qua ngân hàng.
Quy định về hoạt động ủy thác thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ giữa các
ngân hàng được phép và hoạt động thanh toán bằng đồng nhân dân tệ trong hệ thống ngân hàng được phép có chi nhánh ngân hàng biên giới đã tạo điều kiện cho phép các
thương nhân có hoạt động thương mại biên giới có ký kết hợp đồng thanh toán bằng
đồng tiền của hai nước được thông qua mạng lưới các ngân hàng thương mại có chi nhánh ở khu vực biên giới Việt - Trung để thực hiện thanh toán bằng Việt Nam đồng, Nhân dân tệ. Với nhu cầu xuất khẩu các mặt hàng nông sản (vải, dưa hấu, nhãn…)
của thương nhân Việt Nam sang Trung Quốc ngày càng gia tăng, quy định này tạo
hành lang pháp lý cụ thể cho thương nhân Việt Nam. Tuy nhiên, cũng kiểm soát chặt chẽđược hoạt động thanh toán bằng đồng tiền của nước có chung biên giới thông qua việc tập trung thanh toán qua hệ thống ngân hàng, hạn chế tình trạng thanh toán bất hợp pháp, nhờđó kiểm soát nguồn gốc tiền tệ và giúp giảm tình trạng thất thu thuế.
Sáu là, hoạt động thanh toán biên mậu Việt - Trung đã đáp ứng thực tiễn phát
triển thương mại vùng biên trong thời gian qua. Trong những năm qua, hoạt động
xuất nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam Trung Quốc ngày càng sôi động, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng liên tục cùng với quy mô hoạt động thương mại song phương giữa hai nước, chiếm tỷ lệ từ 9 - 15% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước. Cùng với sựtăng trưởng tích cực của hoạt động thương mại biên giới, quy mô hoạt động thanh toán biên mậu
cũng có sự phát triển tích cực. Phương thức, đồng tiền thanh toán đa dạng (qua ngân hàng, bù trừ thanh toán, tiền mặt; bằng đồng ngoại tệ tự do chuyển đổi, Việt Nam
đồng, Nhân dân tệ), phù hợp với các loại hình thương mại của vùng biên như thương nhân hai nước thì chủ yếu thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu, cư dân chủ yếu là hoạt
động trao đổi, mua bán nhỏ lẻ với nhau; ngoài ra, còn hoạt động kinh doanh tại các chợ biên giới. Doanh số thanh toán biên mậu Việt Trung tăng trưởng đều qua các
năm, đạt hơn 93 tỷUSD vào năm 2017, trong đó doanh số thanh toán bằng đồng tiền của hai nước đạt khoảng 10% trên tổng doanh số thanh toán biên mậu giữa hai nước.
Bảy là, góp phần phát triển hoạt động thanh toán thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc không thể thiếu sựđóng góp tích cực của mạng lưới ngân hàng
thương mại. Với vai trò chức năng cung ứng dịch vụ thanh toán, trong thời gian qua, mạng lưới hoạt động của các ngân hàng thương mại tại khu vực biên giới cũng gia
tăng và phát triển đáp ứng sự phát triển của thương mại biên giới và nhu cầu thanh toán của các tổ chức, cá nhân. Hiện nay, có 11 ngân hàng thương mại tham gia hoạt
động thanh toán biên mậu thông qua các chi nhánh tại khu vực biên giới tiếp giáp Trung Quốc. Các ngân hàng thương mại của Việt Nam đã ký kết thỏa thuận thanh toán biên mậu với khoảng 10 ngân hàng thương mại Trung Quốc như: Ngân hàng
Nông nghiệp Trung Quốc, Ngân hàng Nông nghiệp Quế Lâm, Ngân hàng Công
thương, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Kiến Thiết, Ngân hàng Trung Quốc,
Ngân hàng Vịnh Bắc Bộ, Ngân hàng Bưu điện, Hợp tác xã tín dụng nông thôn tỉnh Vân Nam - Trung Quốc… Các ngân hàng thương mại cũng đã tích cực đổi mới, áp dụng công nghệ thanh toán hiện đại, tiên tiến, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụđể đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Có thể nói, với việc áp dụng các chính sách cho hoạt động thanh toán biên mậu
thời gian qua đã góp phần thúc đẩy quan hệ giao thương giữa Việt Nam và Trung
Quốc. Các chính sách của Trung ương và địa phương nhằm phát triển thương mại biên giới không những thúc đẩy sản xuất, nâng cao đời sống của người dân vùng biên giới mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh biên giới, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Cơ chế
thanh toán biên mậu bằng đồng tiền của hai nước đã tiết kiệm một lượng ngoại tệ
ngoại hối. Cơ chế thanh toán biên mậu cũng góp phần hỗ trợ công tác quản lý chống buôn lậu, hạn chế gian lận thương mại và thất thu thuế. Tạo thuận lợi hơn cho công
tác quản lý nhà nước đối với hoạt động ngoại hối trên địa bàn các tỉnh biên giới; đóng
góp tích cực cho sự phát triển của hoạt động thương mại biên giới.