Bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, cụ thể là:
Một là, hàng hóa của các nước lân cận không có lợi thế về mặt thuế suất có thểmượn xuất xứ của Việt Nam để xuất khẩu. Khi đó, Việt Nam sẽ bị đánh giá gia tăng lượng xuất khẩu, thậm chí xuất siêu và từđó, các nước khác sẽgây khó khăn
trong chính sách nhập khẩu các hàng hóa từ Việt Nam. Bên cạnh đó, khi để “lỗ hổng”
mượn xuất xứ hàng hóa xảy ra, hàng Việt sẽ bị hiểu lầm, thậm chí nếu có liên quan tới các vấn đề về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, do đó uy tín hàng Việt trên thế giới sẽ giảm đi rất nhiều. Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam chưa có quy định điều chỉnh việc hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam. Các quy
định hiện hành vẫn đang được hoàn thiện để phù hợp với thực tế sản xuất và kinh doanh. Do vậy, đây vẫn là kẽ hở để gian lận xuất xứhàng hóa có nguy cơ gia tăng.
Bên cạnh đó, trong kiểm tra, kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu, các cơ quan liên quan cũng cần tăng cường giám sát, làm thật chặt chẽhơn nữa. Hiện nay khung pháp lý cho hoạt động chính sách pháp luật điều chỉnh vềthương mại biên mậu Việt Nam - Trung Quốc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh còn hạn chế. Việt Nam đã phát triển kinh tế thị trường nhưng lại thiếu những thể chế hỗ trợ đi kèm. Đó là trừng phạt những hành vi gian dối, gian lận thương mại. Nguyên tắc cơ bản nhất về xử phạt của bất kỳ
quốc gia nào trên thế giới là khi doanh nghiệp vi phạm, gây ra tổn thất thế nào sẽ bị
trừng phạt mức tương ứng. Ở Việt Nam, những hành vi kinh doanh gian lận lại bị
phạt rất nhẹ. Ví dụtrường hợp trộn bột đá vào kẹo có thểđem đến lợi nhuận tiền tỉ nhưng chỉ bị phạt vài chục triệu đồng. Vì biện pháp chếtài không đủrăn đe nên những doanh nghiệp chỉ chạy theo lợi nhuận sẽ tính toán, họ chấp nhận bị phạt. Tình trạng doanh nghiệp kinh doanh gian dối không phải bây giờ mới có mà từ lâu rồi và sẽ tiếp
diễn. Vì thế biện pháp trừng phạt của Nhà nước phải nghiêm minh. Hệ thống pháp luật của chúng ta cũng thiếu. Phần lớn chỉ phạt hành chính, sau đó nếu mức độ nghiêm trọng mới chuyển sang hình sự. Ởcác nước họ có ủy ban điều tra. Khi xảy ra sự việc, các ủy ban này sẽ vào cuộc. Nhiệm vụ của các ủy ban này là xác định có vi phạm hay không, mức độ vi phạm đến đâu, hệ quả của nó ra sao. Sau đó là khởi kiện ra tòa hoặc
điều trần trước quốc hội.
Hai là, việc triển khai áp dụng chính sách pháp luật điều chỉnh về thương mại biên mậu Việt Nam - Trung Quốc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cũng có những khó khăn nhất định. Các lực lượng chức năng làm công tác quản lý thịtrường, chống buôn lậu, hàng gian, hàng giảcũng mới dừng lại ở chỗ giải quyết những vấn đề nổi cộm
trên khâu lưu thông, chưa triển khai được việc kiểm tra kỹlưỡng, một cách căn cơ để
xử lý bản chất vi phạm của doanh nghiệp làm ăn gian dối. Lý do được đưa ra để giải thích cho tồn tại này là, lực lượng làm công tác phòng chống buôn lậu, hàng gian, hàng giả còn quá ít, chưa đủ sức chủ động, nhạy bén trong việc nắm tình hình thị trường để phát hiện, đề xuất giải pháp xử lý kịp thời; công tác dựbáo chưa mang tính
dài hạn; hiệu quả đấu tranh phòng, chống buôn lậu ở một số đơn vịchưa cao, chưa tương xứng với khảnăng, nhất là đấu tranh với các đường dây tổ chức buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại có quy mô lớn, xuyên quốc gia. Sự phối hợp giữa các ngành chức năng, giữa trung ương và địa phương, giữa các địa phương với nhau theo tuyến, theo cụm chưa chặt chẽ, còn mang tính cục bộ. Ví dụ như khi hàng loạt các sản phẩm sữa trên thịtrường có hàm lượng đạm thấp hơn với mức công bố của doanh nghiệp và thấp hơn với hàm lượng cho phép được bày bán tràn lan thì các cơ quan
chức năng đùn đẩy trách nhiệm kiểm soát thịtrường mặt hàng này cho nhau. Ngành y tế cho rằng, lực lượng kiểm soát của ngành quá mỏng, không đủđể kiểm soát thị trường, đề nghị Quản lý thịtrường làm nhiệm vụ chủ chốt trong việc kiểm soát, trong khi Quản lý thịtrường thì chỉ có chức năng kiểm tra hóa đơn, chứng từ và nhãn hàng hóa chứ không có chức năng kiểm định chất lượng sản phẩm, thế là trách nhiệm không biết thuộc về ai.
buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng gian, hàng giả hoạt động với nhiều phương thức, thủđoạn tinh vi, thường xuyên thay đổi địa bàn hoạt động và tập trung vào các mặt hàng nhạy cảm, có lợi nhuận lớn, trong khi đó phương tiện nghiệp vụ của các lực
lượng chức năng phòng chống buôn lậu, hàng gian, hàng giả thì lại vừa thiếu vừa lạc hậu; chất lượng và số lượng của các lực lượng chức năng chống buôn lậu, gian lận
thương mại, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Chúng ta không thể
đưa ra kết luận điều tra mà chỉ dựa trên kinh nghiệm và quan sát trực quan. Phải trang bị cho lực lượng chức năng chống buôn lậu, hàng gian, hàng giả các phương tiện kiểm định nhanh chất lượng hàng hóa để có thể áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời. Kinh phí cho các lực lượng chức năng trong công tác điều tra, mua tin, giám định sản phẩm cũng như đấu tranh chống buôn lậu, hàng gian, hàng giảcũng cần được tăng cường nhiều hơn, và điều quan trọng nữa là, chúng ta sớm hoàn thiện các văn bản pháp luật để các lực lượng thi hành nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại
có đầy đủ công cụ pháp lý, chủđộng triển khai công tác; tránh tình trạng lúng túng, không biết xử lý ra sao khi phát hiện, thu giữđược tang vật vi phạm như hiện nay.
Công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại được Chính phủ coi là nhiệm vụ quan trọng và giao cho nhiều ngành, nhiều lực lượng tổ
chức thực hiện, vì vậy, ngoài việc tăng cường lực lượng biên chếvà phương tiện phục vụ công tác, rất cần sự phối hợp đồng bộ, liên minh chặt chẽ giữa các ngành, các cấp
liên quan để kiểm soát thịtrường, tránh tình trạng khi thì chồng chéo, khi thì bỏ hổng.
Có như vậy công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, hàng gian, hàng giả mới được
tăng cường mạnh mẽ và triển khai có hiệu quả.
Ba là, hàng hoá nhập khẩu với chủng loại đa dạng và phong phú, trong khi đó, công chức hải quan chỉ được đào tạo những kiến thức nghiệp vụ về hàng hoá tổng thể, không thể bao quát hết từng loại hàng hoá. Gian lận trong dán nhãn hàng hóa là hành vi vi phạm về sản xuất, kinh doanh. Với thủ đoạn “thay tên đổi họ” các sản phẩm nhập khẩu, nhiều mặt hàng bịđánh tráo nhãn mác. Hành vi này tuy không mới,
nhưng nhiều người tiêu dùng vẫn bịđánh lừa. Gần đây, hàng loạt các sản phẩm trong
phạm tại các chợ, cửa hàng bán lẻ tại các quận nội thành cho thấy, các hộ kinh doanh
luôn tìm cách đối phó với cơ quan chức năng. Cụ thể, với các sản phẩm quần áo của Trung Quốc, người bán in thêm nhãn “Made in Vietnam”. Cơ quan chức năng còn
phát hiện tại nơi bán hàng, nhiều hộ còn có sẵn cả bọc ni-lông nhãn mác hàng Việt
Nam nhưng không chứng minh được nguồn gốc.
Điều này lý giải tại sao hiện nay, quần áo Trung Quốc núp bóng nhiều tên tuổi của Việt Nam chiếm sốlượng lớn, khoảng 70-80% tổng lượng hàng trong nước nhưng
vẫn được đón nhận, bởi nhiều người không thể phân biệt được đâu là vải Trung Quốc,
đâu là vải sản xuất trong nước được may ra. Lợi dụng điều này, tiểu thương ra sức giới thiệu rằng đây là hàng của Sài Gòn, Thái Lan, Hồng Kông... Chỉ là một miếng vải rẻo được dập nhãn “Made in Vietnam” đính vào hàng của Trung Quốc, vẫn “móc
túi” được người tiêu dùng. Và để xử lý hàng Trung Quốc là chuyện không phải dễ. Tuy nhiên, nổi lên trong đợt này là việc hộ kinh doanh gỡ bỏ nhãn có chữ Trung Quốc trên các loại quần áo rồi gắn nhãn mới in bằng chữ vi tính “Made in Vietnam” nhằm
tay đổi xuất xứ của mặt hàng này đã che mắt được nhiều khách hàng và đến cảcơ
quan chức năng cũng khó phân biệt đâu là hàng trong nước sản xuất và đâu là hàng
Trung Quốc, trừkhi đem mẫu kiểm nghiệm.