Triển khai giải pháp ERP SAP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ thẻ atm tại trung tâm thẻ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam 001 (Trang 86)

Hệ thống ERP SAP được xây dựng trên nền tảng công nghệ hiện đại. Là hệ

thống đóng gói của hãng SAP - hãng phần mềm nối tiếng được sáng lập vào năm

1972 và ngày nay là một trong những nhà cung cấp giải pháp mềm doanh nghiệp lớn

nhất thế giới. Với SAP có hơn 100,000 khách hàng trên hơn 135 quốc gia đang vận

hành hệ thống này và hiện tại và có hơn 51,200 nhân viên tại hơn 59 quốc gia ở Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi (EMEA), Châu Mỹ, khu vực châu Á Thái Bình Dương

và Nhật Bảnđang tiếp tục cải tiên và xây dựng và hỗ trợ trong quá trình ứng dụng hệ

thống.

Mô hình tổng thể khi triển khai hệ thống ERP SAP bao gồm: Các mảng nghiệp vụ trên hệ thống ERP SAP và tích hợp giữa các hệ thống đặc thù của SKYPEC với hệ thống ERP SAP. Qua hệ thống ERP các chức năng nghiệp vụ sẽ được cấu hình

Hình 3-6: Mô hình đề xuất ERP SAP cho SKYPEC

kết xuất ra các báo cáo MIS tới các cấp quản lý của SKYPEC. Các chức năng trong hệ thống đã được tích hợp có sẵn và liệt kê dưới đây:

Quản lý Tài chính Kế toán

- Kế toán tổng hợp :Hệ thống tài khoản kế toán linh hoạt, nhiều bộ sổ song song ,

kế toán nhiều loại tiền tệ, có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, xửlý nhanh chóng với hệ

thống đóng kỳ toàn diện (Closing cockpit), định nghĩa báo cáo tài chính, các báo

cáo VAS theo chỉ tiêu một cách linh động.

- Kế toán quản lý công nợ phải thu: Danh mục khách hàng dùng chung, sổ phụ và tài khoản theo dõi đối tượng, các khoản đặt cọc, giảm trừ công nợ, thanh toán thủ công, tự động, hạch toán giao dịch nhiều loại tiền tệ, phân loại các khoản phải thu, cơ chế phê duyệt chặt chẽ, công cụ nhắc nợ linh hoạt, hệ thống tài khoản hoàn chỉnh và các báo cáo linh hoạt.

- Kế toán quản lý công nợ phải trả: Danh mục NCC dùng chung, sổ phụ và tài khoản

theo dõi đối tượng, các khoản đặt cọc, giảm trừ công nợ, thanh toán thủ công, tự

động, hạch toán giao dịch nhiều loại tiền tệ, phân loại các khoản phải trả, cơ chế

Tự động tích hợp với các phân hệ khác để lấy số liệu về doanh thu, chi phí, quản lý các đối tượng doanh thu, chi phí (chi tiết nhất có thể), quản lý các tiêu chí phân bổ, các KPI đánh giá hiệu quả, quản lý các hoạt động nội bộ có phát sinh doanh thu, chi phí, quản lý kế hoạch doanh thu, chi phí và so sánh với thực tế, tập hợp chi phí và

tính giá thành, quản trị và phân tích lợi nhuận, báo cáo chi tiết

Quản lý mua sắm và Kho

Danh mục vật tư, hàng hóa, dịch vụ, QT mua sắm: Yêu cầu mua sắm (PR), Thư

hỏi giá (RFQ), Báo giá (Q), Hợp đồng mua sắm (PO), Nhận hàng (GR), Xác nhận

hóa đơn (IR). Xác nhận hàng về: So sánh với phiếu nhập hoặc hóa đơn từ NCC hoặc

Hợp đồng mua sắm; Chi phí mua hàng: Vận chuyển, bảo hiểm, thuế, các chi phí khác,

; Quản lý mua dịch vụ, gia công, …Cấu trúc kho linh hoạt, chi tiết, quản lý lượng

và giá trị, điều chuyển kho, kiểm kê kho

Quản lý cung cấp xăng dầu, nhiên liệu

Quản lý được chi tiết Danh mục hàng hóa xăng dầu và các hàng hóa khác. Quản lý nhiều đơn vị tính (L và L15) trong quy trình mua và bán xăng dầu. Quản lý được hao hụt xăng dầu trong quá trình vận chuyển và lưu hàng tồn kho. Quản lý tồn kho hàng xăn dầu theo nhiệt độ khung giờ trong ngày. Quản lý theo bể (tank), Silo .

Quản lý được kế hoạch vận chuyển xăng dầu

Quản lý được các loại Phương tiện: đường sông, đường bộ, đường biển, đường sắt. Quản lý chi tiết về Phương tiện vận chuyển. Quản lý được chi tiết các thông số của Phương tiện. Quản lý được trọng tải Phương tiện. Quản lý được Bộ phận chở hàng theo từng Phương tiện vận chuyển. Quản lý được tuyến đường di chuyển (Rout

Quản lý được các chi phí trong quá trình vận chuyển

Cần tích hợp với hệ thống bơm xuất xăng dầu tại bể chứa. Quản lý các hợp đồng bán hàng và giá bán theo từng hợp đồng. Quản lý được bảng giá bán theo khách hàng. Quản lý được bảng giá khác nhau theo từng công ty và chi nhánh của công ty. Quản lý được các chênh lệch giá trong quá trình bán hàng. Quản lý được giá trước thuế (Gross Price) và giá sau thuế (net price) trong các quy trình mua hàng và quy

trình bán hàng.

Quản lý bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Quản lý danh mục Khách hàng. Quản lý danh mục các dịch vụ để bán. Quản lý

bảng giá bán: Giá bán,Chi phí vận chuyển, bảo hiểm, thuế, và các chi phí khác …Các

chính sách giá: Giảm giá, khuyến mãi… Quản lý hạn mức tín dụng, Quản lý các kênh phân phối chi tiết: bán buôn, bán đại lý, bán showroom, bán lẻ…. Quy trình quản lý

báo giá. Quy trình quản lý Hợp đồng. Quản lý các đơn bán hàng, Quản lý tồn kho

thành phẩm, bán thành phẩm, Quản lý phân phối hang hóa, thành phẩm đến khách hàng ,Quản lý hóa đơn với từng khách hàng và thanh toán. Quy trình bán hàng nội bộ. Quy trình bán hàng ký gửi …

Quản lý dự án

Quảnlý cấu trúc dự án, Quản lý kế hoạch dự án: Chi phí, thực hiện, nguồn lực;

Quản lý tiến độ thực hiện, Quản lý các yêu cầu mua sắm liên quan và tiến độ giao

hàng.

Lập kế hoạch hoạt động và quản lý ngân sách

Quản lý lập ngân sách theo cấu trúc, Quản lý các phiên bản kế hoạch, Quản lý

quá trình kiểm soát ngân sách, Thực hiện điều chỉnh, Quản lý các yêu cầu mua sắm liên quan và tiến độ giao hàng.

Hợp nhất dữ liệu:

Quản lý và khai báo được các quy tắc hợp nhất, loại trừ. ,Tổng hợp dữ liệu và hợp nhất theo quy trình, Khai thác được các báo cáo liên quan.

năng khai thác dữ liệu hạn chế, thời gian truy xuất dữ liệu lâu, chưa phụcvụ đa dạng

nhu cầu người sử dụng. Với việc ứng dụng MIS qua giải pháp ERP- SAP, SKYPEC

có thể đưa vào áp dụng hệ thống SAP BusinessObject BI (Business Intelligence) với nhiều tính năng ưu việt hơn:

- BI là quy trình và công nghệ mà các doanh nghiệp dùng để kiểm soát khối

lượng dữ liệu khổng lồ, khai phá dữ liệugiúp cho các doanh nghiệp có thể đưa

các các quyết định hiệu quả hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Với BI cung cấp một cách nhìn toàn cảnh hoạt động của doanh nghiệp từ quá khứ, hiện tại và các dự đoán tương lai.

- BI làm tăng khả năng kiểm soát thông tin của doanh nghiệp một cách chính

xác, hiệu quả từ đó có thể phân tích, khai phá dữ liệu giúp doanh nghiệp có

thể dự đoán về xu hướng của giá cả dịch vụ, hành vi khách hàng, phát hiện

khách hàng tiềm năng để đề ra các chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm tăng khả năng cạnh tranh doanh nghiệp.

- BI giúp cho các doanh nghiệp sử dụng thông tin một cách hiệu quả, chính xác

để thích ứng với môi trường kinh doanh thay đổi liên tục và cạnh tranh khốc

liệt.

- Hệ thống BI hỗ trợ phân tích dữ liệu theo 3 lớp phân cấp:

 Giao diện phục vụ lãnh đạo cấp cao: thể hiện toàn bộ hiện trạng của doanh

nghiệp bằng các công cụ trực quan từ đó giúp người lãnh đạo có cái nhìn

tổng thểvề tình trạng doanh nghiệp, từ đó đưa ra cáccâu hỏi và tìm câu trả

 Giao diện phục vụ lãnh đạo cấp trung: dữ liệu thể hiện dưới dạng trực quan và nhiều chiều phân tích sâu hơn theo từng lĩnh vực chuyên môn, hỗ trợ

người lãnh đạo cấp trung trong hoạt động điều hành hàng ngày.

 Giao diện phục vụ chuyên viên phân tích: Với các chuyên viên, hệ thống

BI hỗ trợ các chuyên viên phân tích chi tiết (OLAP), hoặc các báo cáo hoạt động (Operation Report) tĩnh phục vụ trao đổi thông tin theo ngày, tuần,

tháng.

3.2.3. Về Hạ tầng công nghệ

Đề xuất đưa toàn bộ hệ thống sử dụng giải pháp hạ tầng SAP HANA Cloud

Platform. Bởi các lý do thời gian thực hiện nhanh, các chức năng truy cập nhanh. Giảm thiểu các rủi ro về công tác quản trị cho các kỹ sư CNTT của doanh nghiệp.

Linh hoạt trong hợp đồng dich vụ trả tiền theo thuê bao “pay-what-you-use”. Có khả

năng mở rộng và thay đổi các chức năng nghiệp vụ khi doanh nghiệp có nhu cầu.

Hình 3-7: Mô hình HANA cloud platform (HCP) được đề xuất bời SAP.

(nguồn: SAP/HCP Reports )

Với mô hình hạ tầng HCP công ty SKYPEC sẽ có nhiềulựa chọn giải phápmở

rộng SaaS, Hỗ trợ nên tảng di động, bảo mật tốt hơn đối với nhân sự có quyền truy cập cao rời khỏi công ty. Và có thể kích hoạt hoặc tăt dịch vụ theo thuê bao.

3.2.4. Một số kinh nghiệm về dự án của ERP SAP.

Quá trình triển khai các dự án ERP SAP tại Việt Nam. Công ty SAP thường có đơn vị làm Công ty nghệ thông tin tại Việt Nam hỗ trợ phối hợp, thường phổ biến

- Về Nguồn lực hỗ trợ cần lưu ý: Mỗi một thành phần của hệ thống SAP cần có nguồn lực trong đội hỗ trợ có hiểu biết, kinh nghiệm, đạt chứng chỉ của hãng

SAP.

- Về Hạ tầng hỗ trợ cần lưu ý: Đối tác cần có hệ thống máy chủ và hạ tầng

mạng phục vụ cho công việc hỗ trợ. các yêu cầu chính bao gồm hệ thống máy chủ phục vụ kiểm thử giải pháp trước khi áp dụng cho hệ thống của khách hàng, và hệ thống máy chủ cài phần mềm Solution Manager kết nối với với hệ

thống của khách hàng và kết nối với SAP.

- Về các Công cụ hỗ trợ: Khai thác thành thạo các công cụ hỗ trợ của hãng SAP

trong đó bao gồm khai thác hiệu quả các trang hỗ trợ SAP Service

Marketplace, SAP channel partner portal để tìm kiếm giải pháp, tải phần mềm, đào tạo…

3.2.5 Đề xuất các phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tưdự án CNTT.

Hiện nay trên thế giới, các nghiên cứu và áp dụng các phương pháp phân tích,

đánh giá hiệu quả đầu tư dự án ứng dụng CNTT trong cơ quan, doanh nghiệp nhà

nướcvẫn đang trong giai đoạn sơ khai, chưa có một nền tảng lý thuyết và phương

pháp chung. Do đó, không có một mô hình đơn lẻ nào được ứng dụng rộng rãi trên

thế giới. Với mỗi quốc giatùy theo điều kiện kinh tế, xã hội, hành chính và chính trị

mà áp dụng các phương pháp khác nhau vào phân tích, đánh giá hiệu quả đầu tư. Thậm chí, trong một quốc gia sử dụng nhiều phương pháp để phân tích, đánh giá đồng thời. Điểm đặc biệt nổi bật chung là tất cả các phương pháp này đều đánh giá

không chỉ mỗi lợi nhuận về tài chính mà còn các lợi ích khác như lợi ích xã hội21.

Xin đề xuất với Công ty SKYPEC một số phương pháp như sau:

- Phương pháp đo lường giá trị (VMM): Phương pháp này được giới thiệu lần

đầu năm 2002 tại Mỹ, dựa trên ba yếu tố cơ bản là chi phí, giá trị và rủiro để tạo

thành một khung đánh giá bao gồm 4 bước. Hiện VMM được Hội đồng CIO Hoa Kỳ khuyến nghị sử dụng để phân tích hiệu quả đầu tư dự án ứng dụng CNTT nhằm giúp người có thẩm quyền có thêm thông tin ra quyết định đầu tư.

- Phương pháp `đánh giá nhu cầu và giá trị (DAM và VAM): Phương pháp DAM

và VAM do Úc giới thiệu vào năm 2003 (Cơ quan quản lý thông tin Chính phủ Úc). Phương pháp này kết hợp hai phương pháp tách biệt nhau đó là phương pháp đánh giá nhu cầu (DAM) và phương pháp đánh giá giá trị (VAM). Phương pháp này hỗ trợ các cơ quan chính phủ đánh giá tỷ lệ nhu cầu và tỷ lệ giá trị cho những dự án ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước.

- Mô hình giá trị đầu tư chuyển đổi dữ liệu giữa các cơ quan (IDA VOI):Phương

pháp ỈDA VOI được giói thiệu lần đầu vào năm 2004 ở châu Âu (Ủy ban châu

Âu). VOI phân bổ tất cả lợi nhuận thành hai loại: (1) lợi nhuận an toàn hay lợi nhuận tính được chắc chắn về mặt tiền bạc, và (2) lợi nhuận tiềm năng là lợi nhuận được quy về mặt tiền bạc như thời gian.

- Mô hình hiệu quả đầu tư về mặt xã hội (SROI): Mô hình này được giới thiệu lần

đầu vào năm 1996 tại Mỹ, dựa trên 7 nguyên lý cơ bản để xây dựng khung phân tích, đánh giá và có 6 bước thực hiện. Hiện nay, mô hình này được áp dụng cho

khoảng 40 quốc gia trên thế giới. Khung SROI đánh giá cả lợi nhuận tài chính

trên khoản đầu tư và cả giá trị xã hội được tạo ra khi các nguồn tài nguyên, các giá trị đầu vào, quy trình hoặc chính sách kết hợp với nhau sinh ra những cải thiện trong cuộc sống của mỗi cá nhân hay của cả xã hội. Việc đánh giá các giá trị vô

21Xem chi tiết tại "IDA Value Of Investment: Final Report", European Commission DG Enterprise, Gothenburg, Sweden, trang. 1-60.

tiềm ẩn). Hầu hết các mô hình này đều nhấn mạnhcác cấp độ lợi íchvà giá trị khác nhau được hình thành từ khoản đầu tư, bao gồm những lợi ích và giá trị chính trị, xã hội và kinh tế. Các mô hình đều cố gắng phát triển một thang đo dùng chung để định lượng và phân tích các nhóm yếu tố trên và kết quả cuối cùng của hầu hết mỗi mô hình thường là một điểm số và một số biểu đồ mô tả hiệu quả đầu tư. Ở Việt Nam, việc phân tích, đánh giá hiệu quả đầu tư dự án ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước hiện nay chưa thật sự chú trọng đúng mức, một phần do chưa có một phương pháp được chấp nhận rộng rãi với nền tảng lý thuyết chung, một phần do việc phân tích và đánh giá hiệu quả đầu tư có độ khó cao và đòi hỏi nguồn lực lớn và ý chí lãnh đạo. Tuy nhiên, trong bối cảnh ngày càng có nhiều nguồn lực tài chính được đầu tư cho lĩnh vực CNTT thì việc nghiên cứu, đưa ra một phương pháp phân tích, đánh giá hiệu quả đầu tư để áp dụng trong lập và thẩm định dự án ứng dụng CNTT

của cơ quan, doanh nghiệpnhà nước là tất yếu. Vậy trước những đề xuất liên quan

đến công tác đầu tư nói chung và dự án CNTT nói riêng Công ty SKYPEC cần xem xét thận trọng để có những thành công mới trong nhưng năm tiếp theo.

3.3. Đề xuất, kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước

Để CNTT có thể phát triển các tổ chức, doanh nghiệp ứng dụng MIS có thể phát

huy hết hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh nói chung và lĩnh vực doanh nghiệp nói

riêng, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước cần xem xét một số giải pháp đề xuất, đảm bảo chính sách quy định của nhà nước luôn luôn đi cùng và hỗ trợ doanh

nghiệp phát triển trong thời đại mới: Chẳng hạn các chính sách giảm thuế, chính sách

Hiện nay, các doanh nghiệp đang phải làm quen với sự thay đổi liên tục của các quy định và chính sách kinh tế, tài chính. Chẳng hạn, các quy định về quy trình, biểu mẫu báo cáo thuế hiện tại đang gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp

Các quy định luật pháp hiện hành chưa bao quát đượctất cả các vấn đề liên quan

đến chế độ kế toán, tài chính... trên máy tính. Việc hoạch định các chính sách, quy định của luật pháp cần tính đến việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp có thể hoạt động dễ dàng ở nước ngoài. Để có được điều này, các quy định luật pháp của Việt Nam cần tính đến sự tương thích với các thông lệ quốc tế. Chẳng hạn với hệ thống báo cáo, các quy định báo cáo của Việt Nam rất khác xa so với quốc gia khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ thẻ atm tại trung tâm thẻ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam 001 (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)