Lãnh đạo tại Công ty TNHH Thế Linh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả lãnh đạo trong công ty TNHH thế linh thực trạng và giải pháp (Trang 45)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.1.3. Lãnh đạo tại Công ty TNHH Thế Linh

- Quá trình tìm kiếm, khởi nghiệp của Công ty Thế Linh:

Công ty TNHH MTV Thế Linh hoạt động theo loại hình doanh nghiệp một thành viên do Ông Phạm Thế Linh làm Giám Đốc điều hành. Đây là một nhà lãnh đạo có tâm và có tầm, khởi nghiệp với hai bàn tay trắng đi lên với quá trình khởi nghiệp gặp đầy khó khăn nhưng Ông vẫn không nãn chí chùn bước với các khó khăn thách thức.

Năm 2003, Ông Phạm Thế Linh từ Hà Nội vào thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai để lập nghiệp. Trước khi kinh doanh, Ông không ngại gian khổ từng làm rất nhiều việc để kiếm sống như phụ hồ, chạy bàn, làm phụ bếp cho một nhà hàng, rồi làm nhân viên tiếp thị cho một công ty sản xuất vớ (tất).

+ Năm 2006 do một cơ duyên Ông đứng ra thành lập cơ sở sản xuất Thế Linh hoạt động với 1 cơ sở sản xuất nhỏ khoảng 10 công nhân, sản xuất sản phẩm mùng chụp dành cho người lớn. Sau 01 năm khởi nghiệp, Ông phải cầm cố xe máy vài lần rồi tạm ngưng sản xuất, kết thúc việc kinh doanh Ông gánh món nợ không nhỏ. Ônh đã bắt đầu lại công việc kinh doanh của mình bằng việc tìm hiểu thị trường tại các siêu thị, chợ. Nhận thấy gối hơi có thể đáp ứng được các tiêu chí đã rút ra từ thất bại đầu tiên nên quyết định bắt tay vào sản xuất các mặt hàng này và làm phong phú thêm các mặt hàng đang có. - Các giải thưởng và danh hiệu, chức mà cá nhân Ông Phạm Thế Linh đạt được trong

quá trình khởi nghiệp và đi lên:

+ Được Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai chứng nhận và trao tặng giải thưởng "Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu 2013 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai"

+ Được viện nghiên cứu kinh tế phát triển chứng nhận " Nhà cung cấp uy tín, chất lượng King Supplier 2013"

+ Được tạp chí Doanh nghiệp và đầu tư chứng nhận " Top 100 sản phẩm chất lượng cao".

+ Đạt danh hiệu "Nhà lãnh đạo xuất sắc 2012" do ban tổ chức chương trình Hội Nghị Doanh Nhân toàn quốc chứng nhận.

+ Đạt giải thưởng "Doanh nghiệp Hội nhập và Phát triển" lần thứ V, năm 2012. + Được Đài truyền hình kĩ thuật số VTC trung tâm tại TP Hồ Chí Minh trao tặng kỉ niệm chương " Doanh nghiệp Việt vì người Việt".

+ Được Hội doanh nhân trẻ tỉnh Đồng Nai trao tặng giải thưởng " Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc năm 2015".

+ Được BCH TW Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tặng bằng khen " Là điển hình thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2014 - 2015". + Được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh BCH TW chứng nhận " Là đại biểu chính thức Đại hội Tài năng Trẻ Việt Nam lần thứ 2 tổ chức tại Hà Nội từ ngày 11 - 13/12/2015".

+ Được Ban Chấp hành Đoàn tỉnh Đồng Nai chứng nhận " Là Thanh niên Tiên tiến làm theo lời Bác tỉnh Đồng Nai lần thứ IV năm 2015".

+ Bên cạnh đó Công ty Thế Linh cũng như cá nhân ông Phạm Thế Linh còn đạt nhiều danh hiệu, giải thưởng cao quý khác.

+ Hiện nay Ông Linh đang giữ chức vụ phó chủ tịch hội Doanh Nghiệp trẻ tỉnh Đồng Nai, và tham gia các hiệp hội khác tại tỉnh Đồng Nai.

2.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ LÃNH ĐẠO Ở CÔNG TY TNHH THẾ LINH.

- Công ty Thế Linh là một doanh nghiệp nhỏ nên có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả lãnh đạo trong công ty. Theo (Beaver 2003, Pellerin 2007) thì nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thất bại của các doanh nghiệp nhỏ và vừa có nguyên nhân từ kỹ năng quản lý và lãnh đạo yếu kém, nhưng điều gì điều gì ảnh hưởng tới sự thành công và hiệu quả lãnh đạo trong các doanh nghiệp này? Nghiên cứu này nhằm kiểm định các cách lãnh đạo (phong cách lãnh đạo) và kỹ năng của cá nhân Ông Thế Linh để có được hiệu quả lãnh đạo tốt như ngày hôm nay đồng thời sẽ giúp các nhà lãnh đạo và quản lý nói chung cải thiện hiệu quả lãnh đạo của mình, cũng như biết cách học hỏi các kỹ năng và điều chỉnh phong cách của mình cho phù hợp với tình huống lãnh đạo cụ thể.

- Gordon và Yukl (2004) chủ trương nghiên cứu thêm về kỹ năng lãnh đạo có liên quan đến môi trường kinh doanh nhỏ nhưng đầy biến động. Beaver (2003) đã kiểm tra hồ sơ từ 200 DNNVV bị phá sản, từ đó, phát hiện ra sự thất bại chính của các doanh nghiệp này là do thiếu kiến thức lãnh đạo và không được quản lý tốt. Phong cách lãnh đạo là rất quan trọng cho sự thành công của một DNNVV. Pellerin (2007) cho thấy tỷ lệ thất bại của các DNNVV là rất cao, phá sản sau năm thứ ba là 62%; mặc dù, nghiên cứu Pellerin đã không đề cập tới vấn đề quản lý kém cỏi như một nguyên nhân. Một điều tra khác cho thấy, 90% các DNNVV thất bại trong 10 năm tồn tại đầu tiên (Scheers và Radipere, 2007). Scheers và Radipere đã có ý kiến rằng thất bại của các tổ chức kinh doanh nhỏ là do kỹ năng lãnh đạo và quản lý yếu kém. Một nền kinh tế thành công phụ thuộc vào các doanh nghiệp nhỏ có năng suất và năng lực cạnh tranh (Beaver, 2003).

Các doanh nghiệp nhỏ là động cơ của tăng trưởng kinh tế thông qua việc giải quyết việc làm cho nền kinh tế và sự năng động trong đổi mới (Fuller, 2003). Còn ở VN thì Tổng số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động do ngành Thống kê điều tra, cập nhật vào thời điểm 31/12/2017 trên phạm vi cả nước ước tính là 561064 doanh nghiệp, 21 684 doanh nghiệp doanh nghiệp ngừng hoạt động có đăng ký, 12 113 doanh nghiệp hoàn thành thủ tục giải thể. Theo Ông Nguyễn Bích Lâm Tổng cục Trưởng Cục Thống kê thì có tới 60.553 doanh nghiệp ngừng hoạt động, chiếm 50% so với số doanh nghiệp mới thành lập.

- Theo tổng kết của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa (http://www.thutuchanhchinh.vn/index.php/tin-hoat-dong/item/1682-doanh-nghiep-ho- a-vua-thuc-trang-vagiai-phap-ho-tro-nam-2013.html), trong cộng đồng DN Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là loại hình DN chiếm đa số và chủ yếu cuả nền kinh tế . Theo đó, loại hình DN này đóng vai trò quan trọng nhất là tạo việc làm, tạo thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo.v.v… Tuy nhiên, khối DNVVN vẫn còn nhiều những hạn chế cụ thể:

+ Trình độ khoa học công nghệ và năng lực đổi mới trong DNNVV của Việt Nam còn thấp. Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ còn rất ít. Số lượng nhà khoa học, chuyên gia làm việc trong các doanh nghiệp chỉ chiếm 0,025% trong tổng số lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp.

+ 75% lực lượng lao động chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật; Việc thực hiện chưa đầy đủ các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động đã làm giảm đi chất lượng công việc trong khu vực DNNVV, do vậy các DNNVV càng rơi vào vị thế bất lợi. Thách thức lớn nhất của DNNVV là chất lượng nhân lực thấp. Đội ngũ chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý doanh nghiệp rất thiếu kiến thức quản trị và kỹ năng lãnh đạo, kinh nghiệm quản lý. Có thể nói, đa số các chủ doanh nghiệp và giám đốc DNNVV chưa được đào tạo một cách bài bản về kiến thức kinh doanh, quản lý, kinh tế - xã hội, văn hóa, luật pháp... và kỹ năng quản trị kinh doanh, nhất là kỹ năng kinh doanh trong điều kiện hội nhập quốc tế. Điều đó thể hiện rõ trong việc nhiều doanh nghiệp chưa chấp hành tốt các quy định về thuế, quản lý nhân sự, quản lý tài chính, chất lượng hàng hóa, sở hữu công nghiệp, trong khi hầu hết lao động trong các DNNVV lại chưa qua đào tạo và thường kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau.

- Khi tiến hành khảo sát năng lực quản lý của các doanh nghiệp do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và Học viện Năng lực cạnh tranh châu Á thực hiện, khi đánh giá về các mặt hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhận xét như sau:

+ Năng lực tổ chức yếu, xuất phát từ khả năng thích nghi kém, nhìn từ góc độ đa dạng của thị trường nhưng mức độ đa dạng hóa sản phẩm không thể đáp ứng kịp.

+ Thiếu động lực nghiêm túc để đầu tư vào nâng cao năng suất lao động, cải thiện năng lực cạnh tranh.

+ Thiếu tính cam kết nhất quán đặc biệt là bảo vệ môi trường và là nguyên nhân của nhiều vụ đình công hay biến động nhân sự.

+Thiếu phương pháp động viên để mọi người phát huy hết khả năng làm việc của mình.

+ Áp đặt thiên kiến của mình lên tập thể dưới quyền, không chấp nhận phản biện nên dễ trở thành độc đoán.

+ Sức hấp dẫn của lợi nhuận dễ làm thay đổi chính sách đầu tư trong khi khả năng dự báo thị trường và hiểu biết về pháp luật còn kém.

Đối với Công ty Thế Linh trong suốt thời gian từ năm 2010 đến nay doanh nghiệp đã từng bước khẳng định sự thành công của mình cụ thể là doanh thu và tầm vóc ngày một mở rộng hơn. Như vậy, đối với các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả lãnh đạo của DN Thế Linh cũng không nằm ngoại lệ các nghiên cứu này. Có nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả lãnh đạo nhưng đối với doanh nghiệp thực tế tác giả dựa trên

lý thuyết lãnh đạo tình huống (SLT) để biết được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả

lãnh đạo của Công ty Thế Linh như sau:

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HQ-LĐ

Hình 2.3: Nguồn internet

Theo mô hình này thì:

- Đặc điểm người lãnh đạo cụ thể là tố chất của nhà lãnh đạo và phong cách lãnh đạo quyết định hiệu quả lãnh đạo, trong đó đặc điểm có ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo. Ông Linh có những đặc điểm của nhà lãnh đạo được thể hiện rất rỏ nét ngay từ ban đầu khi bắt đầu công việc xây dựng doanh nghiệp của mình. Tố chất lãnh đạo này kết hợp với phong cách lãnh đạo đã có những hiệu quả lãnh đạo khá ấn tượng trong thời gian qua của công ty

- Theo lý thuyết lãnh đạo tính huống thì kỹ năng lãnh đạo không thể thiếu trong các tình huống lãnh đạo khác nhau, cụ thể theo thuyết này và mô hình mô phỏng trên thì kỹ năng lãnh đạo và phong cách lãnh đạo quyết định hiệu quả lãnh đạo, trong đó kĩ năng có ảnh

hưởng đến phong cách lãnh đạo rỏ nét. Các kết quả đạt được đó là hiệu quả lãnh đạo của công ty

- Các tình huống thực tế của công ty tác động không nhỏ đến các mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và hiệu quả lãnh đạo, các tình huống này nếu không có các kỹ năng, tố chất và phong cách lãnh đạo của nhà lãnh đạo thì dẫn đến hệ quả xấu trong hiệu quả lãnh đạo của công ty trong thời gian điều hành doanh nghiệp

Để nắm rõ được các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả lãnh đạo của Công ty Thế Linh tác giả đã có một phiếu khảo sát trực tiếp với Ông Phạm Thế Linh để phản ảnh trực tiếp các nhân tố ảnh hưởng và có được kết quả lãnh đạo như ngày hôm nay, dựa trên kết quả khảo sát này tác giả xây dựng được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của Công ty Thế Linh. Trong phần khảo sát có đầy đủ các câu hỏi liên quan đến đặc điểm và kỹ năng lãnh đạo nhưng vì giới hạn của luận văn nên tác giả mạnh dạng bỏ qua phần kỹ năng lãnh đạo coi như đây là phần bất biến mà chỉ đưa ra phần đặc điểm lãnh đạo kết hợp với phần phong cách lãnh đạo và các yếu tố tình huống để phản ảnh hiệu quả lãnh đạo của Công ty TNHH MTV Thế Linh

Đặc điểm: Khi Ông Phạm Thế Linh bắt đầu công việc thành lập công ty Ông đã khẳng định vị thế lãnh đạo và xem đó là mục tiêu cũng như khát vọng trở thành lãnh đạo dìu dắt doanh nghiệp thành công. Ông luôn quyết đoán, ra những quyết định và chịu trách nhiệm trước quyết định của mình, nói như vậy cũng chưa hẳn là một nhà lãnh đạo độc tài mà ngược lại, đối với Ông Linh luôn biết lắng nghe lắng nghe ý kiến của mọi người để cải tiến và sẵn sàng thay đổi. Khai thác thế mạnh, kích thích tinh thần sáng tạo tự chủ và tạo điều kiện cho mọi người, mọi cấp từ quản lý cấp trung đến nhân viên cuối cùng có thể phát huy tối đa thế mạnh của mình.

Phong cách: Phạm Thế Linh theo phong cách lãnh đạo dân chủ chú trọng đến mối quan hệ nhiều hơn các phong cách khác, Ông thường hướng dẫn chi tiết cho các nhân viên và giúp họ giảm bớt các lo ngại khi mắc sai lầm, ngoài ra khi giao nhiệm vụ cho nhân viên, ngoài việc giải thích tại sao phải thực hiện nhiệm vụ thường động viên họ trao đổi và đóng góp ý kiến về nhiệm vụ của họ.

Tình huống: Thường chú trọng đến tiêu chí hiệu quả thực tế công việc của từng các nhân, khi tất cả các cá nhân đã hoàn thành công việc thì tập thể sẽ có hiệu quả cao nhất.

Hiệu quả của lãnh đạo: Công ty đã từng bước xây dựng được thương hiệu, doanh số tăng theo tỉ lệ thuận hằng năm, điều làm cho Ông Phạm Thế Linh thành công đó là tính kiên định, áp dụng được đặc điểm của mình với phong cách lãnh đạo, trau dồi thêm kỹ năng lãnh đạo tại các khóa học đã làm thay đổi tích cực về nhận thức lãnh đạo, áp dụng vào các tính huống thực tế lãnh đạo đã đưa công ty của mình đi đến được hiệu quả như hôm nay

2.3. NHỮNG HIỆU QUẢ LÃNH ĐẠO VÀ THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC CỦA CÔNG TY TNHH THẾ LINH

Từ những ngày đầu khởi nghiệp phải đương đầu với nhiều khó khăn cả về nguồn vốn và máy móc, công nghệ cộng với xu thế cạnh tranh chung trên thị trường nhưng tập thể cán bộ và công nhân viên của công ty đã không ngừng phấn đấu, nỗ lực, tất cả cùng gắn kết để tạo nên một khối vững mạnh vì mục tiêu chung, đến nay đã gặt hái được những thành công nhất định:

- Hằng năm, Công ty luôn tham gia đóng góp đầy đủ và ngân sách nhà nước, chấp hành nghiêm chỉnh chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước.

- Trải qua 13 năm xây dựng và phát triển, Công ty TNHH MTV Thế Linh từ những bước đầu với quy mô nhỏ từ một cơ sở sản xuất với chỉ 10 công nhân đã không ngừng phát triển và trưởng thành đến nay tạo công ăn việc làm cho gần 200 lao động với mức bình quân thu nhập 7.500.000 đồng/tháng trở lên và để đáp ứng được tầm vóc và khả năng trong sản xuất Năm 2016 Công ty đã tăng vốn điều lệ từ 1.8 tỉ đồng lên 15 tỷ đồng.

- Cùng với sự phát triển không ngừng của công ty về mặt sản xuất kinh doanh, năm 2018 đã đánh dấu những thành công đáng kể của công ty:

+ Sản phẩm Chăn – drap – gối – nệm Thế Linh ngày càng được nâng cấp về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, công ty đưa ra thị trường dòng sản phẩm chất lượng với giá cả phù hợp với các phân khúc thị trường khác nhau hiện có

+ Hệ thống quản lý của Công ty được đánh giá phù hợp với các tiêu chuẩn ISO 9001- 2015.

+ Đầu tư dây chuyền sản xuất nệm Bông ép với quy mô nhà xưởng hơn 1.500m2, đóng tại Huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai, cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các Công ty sản xuất Nệm, ghế sofa... với chất lượng và giá cả mang tính cạnh tranh cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả lãnh đạo trong công ty TNHH thế linh thực trạng và giải pháp (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)