NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả lãnh đạo trong công ty TNHH thế linh thực trạng và giải pháp (Trang 57)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.5. NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.5.1 Nghiên cứu các yếu tố của nhà lãnh đạo ảnh hưởng đến hiệu quả lãnh đạo. - Trong thời gian nghiên cứu tác giả đã phỏng vấn trực tiếp Ông Phạm Thế Linh trong đó có 9 câu hỏi với các câu hỏi được xây dựng liên quan đến tố chất - khả năng lãnh đạo, kỹ năng lãnh đạo, phong cách, tình huống và hiệu quả lãnh đạo. Trong các câu hỏi này được chia theo trình tự như sau: (bảng phỏng vấn và trả lời được đính kèm trong phần phụ lục)

Câu 1 : Tố chất của nhà lãnh đạo Câu 2 : Kỹ năng của nhà lãnh đạo Câu 3, 4,5,6,7: Phong cách nhà lãnh đạo Câu 8 : Tác nhân tình huống lãnh đạo Câu 9 : Hiệu quả lãnh đạo.

- Theo bảng phỏng vấn này thì cho thấy tố chất lãnh đạo của Ông Phạm Thế Linh đã thể hiện rỏ khi ông bắt đầu công việc thành lập công ty Ông đã khẳng định vị thế lãnh đạo và xem đó là mục tiêu cũng như khát vọng trở thành lãnh đạo dìu dắt doanh nghiệp thành công. Ông luôn quyết đoán, ra những quyết định và chịu trách nhiệm trước quyết định của mình, nói như vậy cũng chưa hẳn là một nhà lãnh đạo độc tài mà ngược lại, đối với Ông Linh luôn biết lắng nghe lắng nghe ý kiến của mọi người để cải tiến và sẵn sàng thay đổi. Khai thác thế mạnh, kích thích tinh thần sáng tạo tự chủ và tạo điều kiện cho mọi người, mọi cấp từ quản lý cấp trung đến nhân viên cuối cùng có thể phát huy tối đa thế mạnh của mình.

- Trong các kỹ năng của nhà lãnh đạo bao gồm kỹ năng về định hướng phát triển công ty, kỹ năng truyền cảm hứng, kỹ năng xây dựng hình ảnh nhà lãnh đạo… thì Ông Phạm Thế Linh xem việc xây dựng hình ảnh nhà lãnh đạo là chủ lực, Theo các học thuyết về lãnh đạo thì kỹ năng lãnh đạo có thể học tập và phát triễn, chính vì thế ngoài việc xây dựng hình ảnh của mình Ông đồng thời luôn trau dồi các kiến thức về lãnh đạo

nhằm hoàn thiện hơn nữa những kỹ năng hiện có của mình bằng cách học thêm những khóa quản lý đào tạo dài hạn ở các trường nỗi tiếng về nghiệp vụ quản lý, lãnh đạo…

- Theo nghiên cứu của Fiedler Phong cách lãnh đạo chủ yếu đi theo hai dạng đó là:

+ Chú trọng đến mối quan hệ (mối quan hệ của nhà lãnh đạo với cấp dưới) + Chú trọng đến nhiệm vụ (quan tâm đến năng suất).

Đối với Ông Phạm Thế Linh phong cách lãnh đạo của Ông trong Công ty Thế Linh dựa vào bảng phỏng vấn thì Ông đi theo hướng chú trọng đến mối quan hệ hơn là chú trọng đến nhiệm vụ và cụ thể là ở phần câu trả lời 3,4,5,6. Ông luôn động viên nhân viên trực tiếp sản xuất trước đây nhưng giờ ở một vị thế và tầm phát triển hiện tại nên Ông không còn trực tiếp mà chỉ hướng dẫn các nhân viên quản lý cấp trung mà thôi, mặt dù vậy Ông vẫn luôn quan sát công việc, tâm tư nguyện vọng của các bộ phận sản xuất này, luôn động viên nhân viên các cấp sáng tạo chấp nhận những sai sót, loại bỏ những cái cũ…và đặc biệt trong câu 6 Ông thể hiện là người luôn khuyến khích nhân viên tự chủ không cần quản lý chi tiết, phải biết lắng nghe, cung cấp nguồn lực và chấp nhận các rũi ro đối với các nhân viên của mình. Tuy nhiên trong một số trường hợp Ông vẫn quyết đoán và quan tâm đến kết quả công việc trong phần trả lời cụ thể của câu số 8.

- Với nghiên cứu về hiệu quả lãnh đạo trong Công ty TNHH Thế Linh và giới hạn của luận văn nên tác giả không đưa ra nhiều các luận chứng để nghiên cứu sâu về các khía cạnh nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả lãnh đạo như về năng lực, tố chất, phong cách hay tính huống mà đi tìm hiểu sâu về các tiêu chí đánh giá hiệu quả của lãnh đạo trong Công ty TNHH Thế Linh. Thể hiện trong câu 9 của bảng phỏng vấn cho thấy theo Ông Phạm Thế Linh thì các tiêu chí Ông cần cũng gần giống như các tiêu chí mà tác giả đưa ra để đánh giá hiệu quả lãnh đạo đó là:

+ Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (tiêu chí tài chính)

+ Sự nhiệt huyết, hài lòng thỏa mãn và động lực của nhân viên cấp dưới (tiêu chí

phi tài chính)

+ Tư tưởng sẵn sàng đổi mới của tập thể nhân viên. (tiêu chí phi tài chính)

2.5.2. Hiệu quả lãnh đạo tại Công ty TNHH MTV Thế Linh

- Để đạt được kết quả trong hoạt động tài chính, lãnh đạo doanh nghiệp cần phải định hướng rõ nhiệm vụ để đạt được những mục tiêu sau (Yu, 2010) lợi nhuận, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán nợ trong ngắn hạn và dài hạn, tăng doanh số bán hàng, tối đa hóa cổ tức cho cổ đông. Do đó, những mục tiêu tài chính chủ yếu của doanh nghiệp theo Yu có thể đánh giá ở các tiêu chí: tồn tại (surviving), hoàn thành (succeeding) và (prospering) tăng trưởng. Sự tồn tại trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp có thể quan sát được nhờ vào duy trì ổn định của dòng tiền (CF). Mức độ hoàn thành được đánh giá bởi tăng doanh số bán hàng, tăng thu nhập hoạt động (operating income). Sự tăng trưởng được đánh giá bởi tăng thị phần, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), vốn sử dụng (capital employed).

- Liên quan đến việc nâng cao hiệu quả lãnh đạo trong đó có hiệu quả về tài chính và phi tài chính thì Boehlje & đtg (2006) nghiên cứu thấy rằng người lãnh đạo cần phải nắm vững và rèn luyện không ngừng những kỹ năng sau:

+ Quản trị vận hành (operational management) + Quản trị tài chính (finance management) + Quản trị nhân sự (human management) + Quản trị chiến lược (strategic management) + Quản trị rủi ro (risk management)

- Riêng trong lãnh vực tài chính, Nieman & đtg (2006) khẳng định là một trong lĩnh vực quan trọng nhất quyết định sự tồn vong của doanh nghiệp, do đó người lãnh đạo phải đặc biệt lưu ý để tránh rủi ro, đảm bảo sẵn sàng nguồn lực tài chính và vận hành nguồn lực tài chính này hiệu quả, cụ thể:

+ Tối đa hóa lợi nhuận + Cấu trúc vốn hợp lý + Đầu tư tài chính hiệu quả

+ Hoạch định tốt ngân sách vốn đầu tư + Quản trị tốt vốn lưu động

+ Quản trị dòng tiền hiệu quả

- Theo nghiên cứu bằng các số liệu sơ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính của Công ty TNHH Thế Linh năm 2016-2018 cho thấy các số liệu tăng trưởng mạnh theo từng năm. Theo số liệu của báo cáo tài chính thì có rất nhiều số liệu liên quan nhưng tác giả chỉ lấy 2 số liệu làm chỉ tiêu nghiên cứu chính để thể hiện được hiệu quả lãnh đạo trong 3 năm gần nhất của Công ty TNHH Thế Linh đó là doanh số và lợi nhuận sau thuế, (các báo cáo này được đính kèm trong phần phụ lục đính kèm của luận văn) số liệu cụ thể như sau:

SỐ LIỆU DOANH SỐ VÀ LỢI NHUẬN (ĐVT: Đồng)

NĂM/CHỈ TIÊU 2016 2017 2018

DOANH SỐ 70,053,862,500 80,917,019,420 120,205,416,833 LỢI NHUẬN 3,782,502,270 5,926,012,086 12,483,364,843

TỈ LỆ 5,4% 7,32% 10,39%

Bảng 2.4: Số liệu doanh số và lợi nhuận tại Công ty (nguồn : BCTC Công ty )

Với bảng số liệu này ta có thể biểu thị trên bản đồ chi tiết như sau: BIỂU ĐỒ DOANH SỐ VÀ LỢI NHUẬN

Hình 2.5 Nguồn từ báo cáo tài chính Công ty

- Tỉ suất lợi nhuận hằng năm được thể hiện :

0 20,000,000,000 40,000,000,000 60,000,000,000 80,000,000,000 100,000,000,000 120,000,000,000 140,000,000,000 2016 2017 2018 doanh số lợi nhuận

BIỂU ĐỒ TỈ SUẤT LỢI NHUẬN

Hình 2.6 Biểu đồ tỉ suất lợi nhuận (Nguồn từ báo cáo tài chính Công ty). - Với các con số này cho chúng ta thấy rõ Ông Phạm Thế Linh đã lãnh đạo doanh nghiệp của mình đã có hiệu quả tích cực trong chỉ tiêu tài chính. Với doanh số và lợi nhuận không ngừng tăng trưởng từ tỉ lệ lợi nhuận sau thuế trên doanh số từ 5.4% năm 2016 đã lên 10.39% năm 2018 và hiện nay định hướng của Ông tỉ suất lợi nhuận này ước trong năm 2019 sẽ tăng lên tối thiểu 12%.

- Năng lực, phong cách hay tính huống lãnh đạo và hiệu quả lãnh đạo luôn có mối quan hệ tương quan lẫn nhau, theo nghiên cứu của GS Larry Selden thuộc Đại học Colombia ( trích trong nghiên cứu của Tichi và Cohen (2007) cho thấy) những công ty thành công nhất trên thị trường vốn, những công ty đứng trong top đầu bảng xếp hạng S&P luôn duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu ở mức 12% và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng trên tài sản ở mức 16% là những công ty có người lãnh đạo với tài năng lãnh đạo tài ba. Ở Công ty TNHH MTV Thế Linh thì tốc độ tăng trưởng doanh thu trong 3 năm liền kề với năm 2017/2016 là 15,51% và năm 2018/2017 là 48,55% (số liệu lấy tại BCTC của Công ty TNHH Thế Linh). Nếu xét thêm tỉ lệ tăng trưởng lợi nhuận ròng trên

Sales

tài sản thì chắc chắn con số sẽ hơn 16%. Qua việc này cho ta thấy khả năng lãnh đạo của Ông Phạm Thế Linh trong Công ty TNHH MTV Thế Linh là có hiệu quả rất cao trong các chỉ tiêu đo lường về tài chính.

Tuy nhiên các tiêu chí đo lường về chỉ tiêu tài chính chỉ thể hiện trong một giai đoạn nhất định và ít thể hiện được hiệu quả lãnh đạo do sự tác động của nhiều yếu tố do đó chỉ tiêu đo lường về các yếu tố phi tài chính được đánh giá hiệu quả hơn hết. Các nghiên cứu với phương pháp điều tra và các số liệu sơ cấp thể hiện hiệu quả lãnh đạo tại Công ty TNHH Thế Linh thông qua các chỉ tiêu đo lường phi tài chính.

2.5.2.2. Sự nhiệt huyết, hài lòng thỏa mãn và động lực của nhân viên cấp dưới (chỉ tiêu phi tài chính)

Tác giả đã tiến hành khảo sát về các chỉ tiêu nói lên hiệu quả lãnh đạo tại Công ty TNHH Thế Linh bằng bảng hỏi (Phụ lục đính kèm). Khảo sát có sự tham gia của 109 nhân viên 36 nam và 73 nữ giới. Vì tính đặc thù của công việc là sản xuất nệm, gối, chăn Drap…nên công việc chủ yếu là may công nghiệp cần sự khéo léo tỉ mỉ nên tỉ lệ nữ cao hơn nam. Bảng khảo sát này được thực hiện với tất cả các nhân viên làm việc tại các bộ phận văn phòng, điều hành và trực tiếp sản xuất khác nhau của Công ty TNHH MTV Thế Linh. Về độ tuổi của nhân viên theo kết quả khảo sát được thể hiện thì lực lượng lao động đa số còn trẻ với phần lớn từ 23 tuổi trở xuống, khảo sát này để biết được lực lượng lao động của công ty tuy trẽ nhưng vẫn có thời gian làm việc ổn định và lâu dài đồng thời thể hiện được sự hài long của mình với công việc nên gắn bó lâu dài với công ty. Theo khảo sát của tác giả thì phần lớn độ tuổi lao động cảng nhỏ thì điều kiện xin việc, nhảy việc cảng lớn đồng nghĩa với tính ổn định, gắn bó với cơ sở làm việc cảng thấp vì nếu không có chế độ hay động lực thì lực lượng này sẵn sàng thay đổi nơi làm việc để thích hợp hơn.

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN ĐỘ TUỔI LAO ĐỘNG

Hình 2.7: Biểu đồ Độ tuổi lao động tại công ty (nguồn: khảo sát)

Với độ tuổi trẻ và giới tính hợp lý với đặc thù công việc Công ty còn khuyến khích mọi nhân viên tìm tòi học hỏi không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cũng như học thức từng bước đáp ứng nhu cầu ngày cảng phát triển của Công ty trong thời gian mới. Phần lớn các bạn làm việc trong môi trường văn phòng hay quản lý đều có trình độ Cao đẳng hoặc Đại học. Nghiên cứu về trình độ học vấn sẽ nói lên được khả năng nhận thức về công việc, các chế độ làm thỏa mãn, hài lòng của người lao động trong công ty.

28% 51% 21% TUỔI 18-22 23-30 >30

BIỂU ĐỒ VỀ TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA NHÂN VIÊN

(Biểu đồ 2.8: trình độ học vấn của nhân viên Công ty)

Với các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc được đưa ra trong bảng khảo sát hỏi bao gồm nhiều nhóm câu hỏi trong mỗi nhóm có từ 3-5 câu hỏi khác nhau, các nhóm câu hỏi bao gồm: Môi trường làm việc, mối quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên, Bố trí sử dụng lao động, sự hứng thú trong công việc, co ưhội thăng tiến nghề nghiệp, sự công nhận đóng góp của cá nhân, trách nhiệm, động lực làm việc tại công ty. (Bảng khảo sát được đính kèm trong phần phụ lục của luận văn). Kết quả khảo sát cho thấy nhân viên tại Công ty Thế Linh rất hài lòng với yếu tố động lực nêu trên.

Bảng khảo sát về mức độ hài lòng của nhân viên cũng rất tốt. Bảng khảo sát này cũng đặt ra nhiều nhóm câu hỏi, trong mỗi nhóm có từ 4-7 câu hỏi khác nhau. Các nhóm bao gồm như sau: Văn hóa tổ chức, bản chất công việc, môi trường làm việc, tiền lương, đào tạo thăng tiến, sự hài lòng. . .(Bảng khảo sát được đính kèm trong phần phụ lục của luận văn ). Kết quả khảo sát cho thấy nhân viên tại Công ty Thế Linh rất hài lòng với yếu tố hài lòng trong công việc tại Công ty.

55

42

12

PTTH TRUNG CẤP - CAO ĐẲNG ĐẠI HỌC

Chart Title

Sự sẳn sàng đổi mới của tập thể nhân viên được tác giả xây dựng là một nhóm nhỏ trong bảng khảo sát động lực làm việc của nhân viên (Nhóm yếu tố 4) bao gồm 4 câu hỏi xoay quanh về mức độ sẵn sàng đổi mới của nhân viên để thích ứng với lãnh đạo hay các chính sách đổi mới trong quá trình phát triển Công ty.

Trong nghiên cứu này tác giả chỉ lấy kết quả của câu hỏi cuối cùng, từ đó đánh giá được hiệu quả lãnh đạo trong các tiêu chí phi tài chính này, tác giả không đi sâu vào nghiên cứu các nhóm câu hỏi mà chỉ xem mang tính chất tham khảo cũng cố cho các phần sau.

Sau đây là biểu đồ sự thể hiện sự hài lòng, động lực làm việc và tính sẳn sàng đổi mới của tổ chức với khảo sát thực tế trên 5 mức độ từ “rất không đồng ý đến rất đồng ý” từ đó cho ra được những con số mang tính định lượng như sau:

ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY

Hình 2.9: Đánh giá sự hài lòng của nhân viên tại Công ty trong các chỉ tiêu phi tài chính (nguồn khảo sát)

Nhìn vào biểu đồ này ta thấy tỉ lệ đồng ý và rất đồng ý rất lớn so với các cột khác cho thấy các mức độ hài lòng trong công việc, động lực và sẵn sàng đổi mới của nhân

5 6 4 52 42 0 5 8 54 42 0 0 13 60 36 RẤT KHÔNG ĐỒNG Ý KHÔNG ĐỒNG Ý TẠM ĐỒNG Ý ĐỒNG Ý RẤT ĐỒNG Ý Chart Title

viên toàn Công ty luôn ở mức rất cao mặt dù cũng có một số ít ở thang đo tạm đồng ý, không đồng ý và rất không đồng ý ở phần động lực làm việc.

Theo số liệu nghiên cứu này thì động lực làm việc với mức độ cao nhất là: rất đồng ý chiếm 38.5% đồng ý chiếm 47.7%, tạm đồng ý chiếm 3.7%, không đồn ý chiếm 5.5% và rất không đồng ý chiếm 4.6% . với tỉ lệ 2 phần rất đồng ý và đồng ý thì tỉ lệ đã lên trên 86.3% đây là tỉ lệ chiếm rất cao trong việc nhân viên nhận thấy động lực làm việc của mình trong công việc tại Công ty. Một số nhân viên trẻ số lượng nhỏ mới thời gian công tác ít nên chưa nhận thấy được tầm nhìn chiến lược cũng như giá trị cốt lõi mà Công ty TNHH Thế Linh đang đi, các chế độ chính sách lâu dài mà bản thân họ chưa nhận được cộng với tâm lý muốn thay đổi công việc khác nên chưa nhận thấy được động lực làm việc của bản thân và đã có những nhận xét chưa thật sự khách quan trong khảo sát này.

Tỉ lệ về sự hài lòng theo khảo sát thì kết quả khả quan với tỉ lệ mức độ rất không hài lòng là 0%, tỉ lệ không hài lòng 3.7%, tỉ lệ tạm hài lòng 7.3%, hài lòng 49.5% và rất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả lãnh đạo trong công ty TNHH thế linh thực trạng và giải pháp (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)