6. Kết cấu của Luận văn
1.1.3. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoà
ngoài
ĐTTTNN là một hoạt động tất yếu khách quan đối với cả chủ đầu tư và nước
tiếp nhận đầu tư và trong những năm gần đây thì hình thức này chiếm vị trí chủ yếu
trong đầu tư quốc tế. Chủ đầu tư khi đầu tư trực tiếp sang nước ngoài thì muốn tận
dụng lợi thế so sánh của nước nhận đầu tư để mở rộng kinh doanh, nâng cao năng lực
cạnh tranh nhằm tối đa hóa lợi nhuận của mình và vươn tầm hoạt động ra thế giới.
Trong khi, nước tiếp nhận đầu tư thì muốn thu hút nguồn vốn này nhằm tập trung cho
phát triển kinh tế-xã hội của nước mình. Do đó, ĐTTTNN không chỉ có ý nghĩa đối với nước tiếp nhận đầu tư mà còn cả đối với chủ đầu tư. Cụ
thể:
• Vai trò của FDI đối với chủ đầu tư
- Giúp các chủ đầu tư kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Bởi lẽ khi tại nước của chủ đầu tư hay các thị trường sản phẩm quen thuộc bị tràn ngập sản phẩm của họ
và sản phẩm cùng loại với đối thủ cạnh tranh thì chủ đầu tư phải đầu tư ra nước khác
để tiêu thụ số sản phẩm đó, và khi đầu tư ra nước ngoài, đương nhiên chủ đầu tư sẽ
10
tận dụng được những lợi thế so sánh của nước tiếp nhận đầu tư so với thị trường cũ
như lao động rẻ hay nguồn tài nguyên chưa bị khai thác nhiều để qua đó giảm chi phí
sản xuất và kiếm lợi nhiều hơn.
- Giúp chủ đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, khắc phục tình trạng lão hóa sản phẩm, đổi mới cơ cấu sản phẩm, áp dụng tiến bộ khoa học công
nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh (Vũ Chí Lộc 2012, tr.48)
- Giúp các chủ đầu tư bành trướng sức mạnh kinh tế, nâng cao uy tín, mở rộng thị trường tiêu thụ và làm tăng sức cạnh tranh đối với các đối thủ có sản phẩm
cùng loại. (Vũ Chí Lộc 2012, tr.48).
• Vai trò của vốn FDI đối với nước tiếp nhận đầu tư
thì
nguồn vốn FDI có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia đó,
bởi lẽ:
- Thứ nhất, FDI giúp bổ sung cho nguồn vốn trong nước, hỗ trợ cho phát triển kinh tế
Trong các lí luận về tăng trưởng kinh tế, vốn là nhân tố hết sức quan trọng và
luôn được đề cập. Vốn sản xuất và vốn đầu tư tác động đến đầu vào và đầu ra của
tăng trưởng. Do vậy, để một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn thì nó cần nhiều
vốn hơn nữa. Nếu nguồn vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này tất yếu sẽ muốn
bổ sung thêm nguồn vốn từ bên ngoài, trong đó có vốn FDI.
Đối với nước ta thì tỷ lệ tích luỹ vốn còn ở mức thấp nên đó là một trở ngại lớn để phát triển nền kinh tế xã hội. Với mục tiêu “xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản
xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với định hướng XHCN thì ở mức
tích luỹ vốn này Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại. Do đó, thu hút FDI
là một hình thức huy động vốn để hỗ trợ cho nhu cầu đầu tư của nền kinh tế. Hơn thế
nữa FDI còn có nhiều ưu thế hơn so với hình thức huy động khác, ví dụ việc vay vốn
nước ngoài luôn đi cùng với một mức lãi suất nhất định và đôi khi trở thành gánh 11
nặng cho nền kinh tế, hoặc là các khoản viện trợ thường đi kèm với điều kiện về chính
trị.
Trong khi đó liên doanh với nước ngoài, việc bỏ vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước có thể giảm được rủi ro về tài chính vì chủ đầu tư có nhiều kinh
nghiệm nên hạn chế và ngăn ngừa được rủi ro. Ngoài ra, trong tình huống xí nghiệp
liên doanh giữa chủ đầu tư với chúng ta có nguy cơ rủi ro thì các công ty mẹ sẽ có
các biện pháp hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, trợ giúp tài chính. Trong tình huống
xấu nhất thì họ cũng sẽ là người cùng chia sẻ rủi ro.
- Thứ hai, FDI giúp đẩy nhanh tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý
Trong một số trường hợp, nguồn vốn cho tăng trưởng khi thiếu vẫn có thể được huy động phần nào bằng “chính sách thắt lưng buộc bụng”. Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản lý thì không thể có được bằng chính sách đó. Việc thu hút FDI
từ các công ty đa quốc gia, công ty xuyên quốc gia sẽ giúp nước tiếp nhận đầu tư có
cơ hội tiếp thu kỹ thuật công nghệ tiên tiến và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm. Bất kỳ tổ chức nào muốn thay thế kỹ thuật-công nghệ mới thì cũng phải tìm được nơi tiếp nhận những kỹ thuật- công
nghệ cũ. Do vậy mà hiện nay có rất nhiều công ty của nhiều quốc gia khác nhau có
nhu cầu đầu tư ra nước ngoài và thực hiện chuyển giao công nghệ cho nước tiếp nhận
đầu tư. Thu hút FDI sẽ giúp nước nhận đầu tư có cơ hội để phát triển kỹ thuật- công
nghệ và trình độ sản xuất bằng cách tận dụng những kỹ thuật-công nghệ hiện đại tuy
cũ mà mới này. Đây chính là yếu tố quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất. Tuy
nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước tiếp nhận đầu
tư còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước.
- Thứ ba, FDI giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế
ĐTTTNN góp phần tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư theo hướng tích cực hơn. Nó thường tập trung vào những ngành công
nghệ cao có sức cạnh tranh như công nghiệp hay thông tin. Nếu là một nước nông
nghiệp thì bây giờ trong cơ cấu kinh tế các ngành đòi hỏi cao hơn như công nghiệp
và dịch vụ đã tăng lên về tỷ trọng và sức đóng góp cho ngân sách, GDP và cho xã hội
12
nói chung. Ngoài ra, về cơ cấu lãnh thổ, nó có tác dụng giải quyết những mất cân đối
về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình
trạng nghèo đói, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, đưa những tiềm
năng chưa khai phá vào quá trình sản xuất và dịch vụ, và làm bàn đạp thúc đẩy những
vùng khác phát triển.
- Thứ tư, FDI tạo nguồn thu ngân sách lớn
Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế mà
các công ty có vốn đầu tư nước ngoài nộp là một nguồn thu ngân sách quan trọng.
- Thứ năm, FDI góp phần tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công
Vì một trong những mục đích của chủ đầu tư nước ngoài là tận dụng lợi thế của nước tiếp nhận đầu tư để đạt được chi phí sản xuất thấp và một trong số đó là lao
động giá rẻ. Bên cạnh đó, trong quá trình thuê mướn, người lao động sẽ được đào tạo
các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước
đang phát triển thu hút FDI. Điều này là cơ sở tạo ra một đội ngũ lao động được đào
tạo chuyên môn nghiệp vụ. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài.
- Thứ sáu, FDI thúc đẩy kinh tế trong nước tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu Khi thu hút FDI từ các công ty xuyên quốc gia, công ty đa quốc gia thì
chỉ doanh nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia mà ngay cả
các doanh nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với doanh nghiệp đó cũng sẽ
tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ
có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cậu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.
Nếu như trước đây chưa có doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp trong nước
chỉ biết đến có thị trường trong nước, nhưng khi có FDI thì họ dược làm quen với các
đối tác kinh tế mới không phải trong nước. Họ chắc chắn sẽ nhận thấy rất nhiều nơi
cần cái họ đang có, và cái họ đang cần thì ở nơi đối tác lại có, do vậy cần tăng cường
hợp tác sẽ có nhiều sản phẩm được xuất khẩu để thu ngoại tệ về cho đất nước đồng
13
thời cũng cần phải nhập khẩu một số loại hàng mà trong nước cần. Từ việc trao đổi
thương mại này sẽ lại thúc đẩy công cuộc đầu tư giữa các nước. Như vậy, quá trình
đầu tư nước ngoài và thương mại quốc tế là một quá trình luôn luôn thúc đẩy nhau,
hỗ trợ nhau và cùng phát triển.
Tuy nhiên, FDI cũng có những hạn chế nhất định: Luồng FDI chỉ đi vào những
nước
nhận đầu tư không có kế hoạch đầu tư chi tiết, cụ thể và khoa học dễ dẫn tới tình trạng
đầu tư tràn lan, tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực bị khai thác cạn kiệt, khó bố trí
đầu tư theo nghành và vùng lãnh thổ; nếu không thẩm định chặt chẽ còn có thể du
nhập thiết bị, công nghệ lạc hậu; nếu chính sách, pháp luật cạnh tranh không đầy đủ