Môi trường đầu tư của địa phương thu hút vốn đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy MẠNH THU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI của hàn QUỐC vào bắc NINH (Trang 53 - 58)

6. Kết cấu của Luận văn

1.2.3. Môi trường đầu tư của địa phương thu hút vốn đầu tư

1.2.3.1. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết

định của chủ đầu tư. Điều kiện tự nhiên có thể là điều kiện về vị trí địa lý, tài nguyên

về khoáng sản, đất, rừng, nước, khí hậu hay không gian của nước nhận đầu tư. Một

địa phương có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu vận chuyển... sẽ có thể trở thành bàn đạp để chủ đầu tư thực hiện mục đích của mình. Hay địa phương nào có

nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào sẽ thuận lợi cho việc thu hút FDI vào lĩnh vực

khai thác tài nguyên.

1.2.3.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật có thể coi là yếu tố quyết định để thu hút FDI và cũng

là nhân tố thúc đẩy hoạt động FDI diễn ra nhanh chóng, có ảnh hưởng quyết định đến

hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đây là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư trước

khi ra quyết định. Địa phương có hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới giao thông,

tạo điều

kiện cho các dự án FDI phát triển thuận lợi. Trong quá trình thực hiện dự án, các nhà

đầu tư chỉ tập trung vào sản xuất kinh doanh, thời gian thực hiện các dự án được rút

ngắn, việc giảm chi phí cho các khâu vận chuyển, thông tin...sẽ làm tăng hiệu quả đầu tư(Trần Thị Tuyết Lan 2014, tr. 51). Ví dụ như việc Tập đoàn Samsung khi đầu

tư vào Bắc Ninh năm 2009. Trước khi dự án bắt đầu hàng loạt các quyết định của nhà

nước trong việc xây dựng công trình kết cấu, cơ sở hạ tầng đã được đưa ra nhằm dải

thảm cho Samsung vào triển khai dự án. Sản phẩm sủa Samsung electronic Việt Nam

được xuất khẩu chủ yếu bằng đường hàng không nên Nhà nước cũng đã quyết định

thành lập kho hàng không kéo dài tại Bắc Ninh để phục vụ Samsung.

- Cơ sở hạ tầng xã hội

23

Bên cạnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật, môi trường thu hút đầu tư của địa phương

còn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi cơ sở hạ tầng xã hội. Cơ sở hạ tầng xã hội gồm y tế,

giáo dục và đào tạo, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác. Địa phương nào có cơ sở

hạ tầng xã hội phát triển mới thu hút được người lao động làm việc, đây là cơ sở cung

tư.

1.2.3.3. Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của địa phương

Bên cạnh chính sách thu hút vốn FDI của Quốc gia thì chính sách thu hút vốn

FDI của địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc kéo nguồn vốn về địa phương

mình. Sự cạnh tranh trong việc thu hút vốn FDI không chỉ xảy ra giữa hai hay nhiều

quốc gia mà còn giữa các địa phương với nhau. Tuy nhiên, khi đưa ra các chính sách

thu hút vốn FDI, các địa phương đương nhiên phải dựa trên định hướng chung của

quốc gia. Một trong những chính sách hiệu quả thu hút vốn FDI không thể không nói

đến chính sách xúc tiến đầu tư. Xúc tiến đầu tư có thể hiểu là tổng thể các biện pháp,

các hoạt động nhằm định hướng nhà đầu tư nước ngoài đến với các cơ hội đầu tư hay

thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư tại một quốc gia nói chung và địa phương nói riêng. Các hoạt động này do các quan chức Chính phủ, các nhà khoa học và các tổ

chức, doanh nghiệp thực hiện dưới nhiều hình thức như các chuyến viếng thăm ngoại

giao cấp chính phủ, tổ chức các hội thảo khoa học, diễn đàn đầu tư, tham quan quan

sát.... Và thông qua các phương tiện thông tin, xây dựng các mạng lưới văn phòng

thể

kể đến thành công trong việc thu hút FDI của Hà Nội. Trong 10 tháng đầu năm 2017,

với sự nỗ lực rất lớn từ cơ quan quản lý trong công tác xúc tiến đầu tư bằng việc thành

phố đã tiếp xúc khoảng 300 đoàn khách bao gồm nhiều doanh nghiệp nước ngoài,

quan tâm tìm hiểu môi trường đầu tư của Hà Nội mà hiện nay Hà Nội đã thu hút được

vốn FDI 2,3 tỷ USD.

1.2.3.4. Chỉ số năng lực cạnh tranh của địa phương

Chỉ số năng lực cạnh tranh của địa phương (PCI – Province Competitiveness

Index) được hiểu là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt

Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi

24

cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh. PCI được xem là một công cụ chính sách, hướng tới thay đổi thực tiễn, là “tiếng nói” quan trọng của các doanh nghiệp dân doanh về môi trường kinh doanh địa phương, là kênh thông tin tham khảo tin cậy

về địa điểm đầu tư và là một động lực cải cách quan trọng đối với môi trường kinh doanh cấp tỉnh của Việt Nam. PCI có nguồn gốc từ Việt Nam do một nhóm

chuyên

gia trong và ngoài nước của VCCI và USAID phát triển(VCCI, sổ tay PCI 2016).

PCI được cấu thành bởi 10 thành phần, mỗi thành phần sẽ được chấm điểm

theo thang điểm 10 dựa trên khảo sát đánh giá của một mẫu (nhiều doanh nghiệp trên

cả nước) về 10 thành phần đó. Sau đó mỗi thành phần đều được gán với một trọng số

(%) cố định (Bảng 1.1). Điểm của mỗi thành phần theo đánh giá của Doanh nghiệp

(DN) nhân 60% cộng với điểm thành phần theo chỉ tiêu đã được công bố nhân 40%

là điểm của mỗi thành phần để tính chỉ số PCI(VCCI, sổ tay PCI 2016).

Bảng 1.1: Trọng số của các chỉ số thành phần trong PCI

Chỉ số thành phần Trọng số (%) 1. Chi phí gia nhập thị trường 5 2. Tiếp cận đất đai 5 3. Tính minh bạch 20 4. Chi phí thời gian 5 5. Chi phí không chính thức 10 6. Cạnh tranh bình đẳng 5

7. Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh 5 8. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 20 9. Đào tạo lao động 20 10. Thiết chế pháp lý 5

Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, sổ tay PCI 9/2016

Như vậy, địa phương nào có chỉ số cạnh trạnh cấp tỉnh càng cao sẽ càng hấp

dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ, theo thống kê của các nhóm nghiên cứu PCI, việc

tăng một điểm của chỉ số tính minh bạch trong PCI sẽ giúp tăng 13% số DN trên 1.000 dân, 17% đầu tư bình quân đầu người và 62 triệu đồng lợi nhuận trên mỗi DN.

Cải thiện một điểm trong chỉ số đào tạo lao động giúp tăng 30% số DN trên 1.000 dân, 47% đầu tư bình quân đầu người và 58 triệu đồng lợi nhuận trên mỗi

DN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy MẠNH THU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI của hàn QUỐC vào bắc NINH (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)