Môi trường quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy MẠNH THU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI của hàn QUỐC vào bắc NINH (Trang 43 - 47)

6. Kết cấu của Luận văn

1.2.1. Môi trường quốc tế

1.2.1.1. Tình hình Kinh tế - Chính trị - Xã hội trên thế giới

17

Nguồn vốn FDI có bản chất từ bên ngoài nên đương nhiên phụ thuộc vào tình

hình kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới. Tình hình này tác động đến không chỉ các

nhà đầu tư đang tìm kiếm đối tác mà còn tới cả các dự án đang triển khai. Khi môi trường kinh tế thế giới phát triển tốt, ổn định sẽ tạo niềm tin và kỳ vọng về đầu tư cho

các nhà đầu tư, điều đó giúp cho dòng vốn FDI cũng sẽ ổn định, các nước có nhiều

cơ hội để hút vốn FDI hơn. Ngược lại, khi có sự bất ổn về chính trị, kinh tế trên thế

giới, đồng nghĩa với việc rủi ro trong đầu tư tăng cao sẽ khiến cho các dòng vốn FDI

trên thế giới sẽ chững lại và vốn đầu tư sẽ di chuyển đến những nơi an toàn và có mức

sinh lời cao hơn, ngay cả khi đã đầu tư rồi mà có sự bất ổn nhất là bất ổn về chính trị

thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tìm mọi cách để rút lui vốn. Chẳng hạn như việc khủng hoảng tài chính Mỹ và suy thoái kinh tế toàn cầu nổ ra, đã tác động trực tiếp

đến nguồn vốn FDI trên những khía cạnh chính sau: các nhà đầu tư nước ngoài đẩy

mạnh chuyển lợi nhuận về nước; vốn tài trợ của công ty mẹ ở bản quốc cho các công

ty con ở nước nhận đầu tư giảm sút nghiêm trọng. Các nước phát triển thay vì đầu tư

ra nước ngoài, đã quay lại để ngăn chặn suy giảm kinh tế trong nước; tạo ra làn sóng

bảo hộ nền kinh tế trong nước nhằm ứng phó với khủng hoảng trong ngắn hạn. Điều

này sẽ gây bất lợi cho việc thu hút đầu tư quốc tế nói chung và vốn FDI nói riêng. Một bằng chứng khác về ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới có ảnh hưởng

đến

việc thu hút nguồn vốn FDI là trong năm 2016, theo báo cáo của UNCTAD do tăng

trưởng kinh tế và thương mại suy yếu nên dòng vốn FDI toàn cầu đã giảm 13% so

với năm 2015 và đến tháng 2 năm 2017 là ở mức 1.520 tỷ USD.

1.2.1.2. Xu hướng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới

Xu hướng của dòng vốn ĐTTTNN trên thế giới cũng là một trong những nhân

tố chủ quan ảnh hưởng đến việc thu hút FDI của một quốc gia. Bởi nó nằm ở bản thân

của chủ đầu tư, khi đầu tư sẽ đưa ra quyết định đầu tư theo từng thời kỳ hoặc theo

từng quốc gia để phục vụ cho mục tiêu, lợi ích của mình. Khi ngành công nghiệp phát

triển, thì dòng vốn FDI sẽ chảy về khu vực có lợi thế so sánh để phát triển ngành này,

tương tự như ngành nông nghiệp, dịch vụ, nghiên cứu và phát triển.Ví dụ như theo

UNCTAD năm 2015, dòng vốn đầu tư có sự dịch chuyển nhiều hơn từ các nước đang

phát triển, từ các tập đoàn đa quốc gia vào các nước công nghiệp hóa phát triển thay

18

vì các nước đang phát triển như những năm trước. Vì các nước đang phát triển đã

giảm lợi thế về nhân công, trong khi các nước phát triển lại có nhiều lợi thế về cơ sở

hạ tầng, nhân công trình độ cao cũng như gắn với thị trường tiêu thụ. Điều này đồng

nghĩa với việc các nước công nhiệp hóa phát triển sẽ có lợi thế trong việc thu hút nguồn vốn FDI hơn. Hay khi các nước của chủ đầu tư có các chính sách nhằm kéo

nhà đầu tư quay về đầu tư trong nước như hỗ trợ phát triển, giảm thuế thu nhập doanh

nghiệp,... thì dòng vốn FDI sẽ có xu hướng hồi hương.

1.2.1.3. Chiến lược kinh doanh của nhà đầu tư

Khi tìm kiếm cơ hội đầu tư ở nước ngoài, các nhà đầu tư luôn so sánh mức độ

hấp dẫn và độ rủi ro cho đồng vốn của họ. Họ chỉ quyết định đầu tư ra nước ngoài nếu thấy việc đầu tư này sẽ có hiệu quả hơn, đem lại lợi nhuận cao hơn so với khi đầu

tư trong nước. Tuy nhiên, với mỗi thị trường đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài lại có những chiến lược và định hướng đầu tư khác nhau, căn cứ vào các điều kiện về môi

trường đầu tư của nước sở tại. Mục đích đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài có thể

được phân chia thành các loại như sau: FDI với mục tiêu tìm kiếm thị trường, FDI với mục tiêu khai thác tài nguyên thiên nhiên, FDI với mục tiêu khai thác hiệu quả. Trong ba loại này, loại FDI với mục tiêu khai thác tài nguyên thiên nhiên thường được thực hiện đối với các quốc gia đang phát triển, mà ở đó nhà đầu tư nước ngoài

có thể tận dụng nguồn nguyên liệu thô, lao động phổ thông giá rẻ. Với loại đầu tư này, nước tiếp nhận đầu tư rất dễ rơi vào tình trạng bị khai thác tài nguyên thiên nhiên

sản

xuất kinh doanh trong dài hạn. (Trần Thị Tuyết Lan 2014, tr.52-53).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy MẠNH THU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI của hàn QUỐC vào bắc NINH (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)