6. Kết cấu của Luận văn
2.1.5. Xu hướng vận động của dòng vốn FDI Hàn quốc vào Bắc Ninh
Ninh
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong thời gian vừa qua dòng vốn
đầu tư TTNN nói chung và dòng vốn đầu tư TTNN của Hàn quốc nói riêng vào Bắc
Ninh đã tăng đáng kể. Đặc biệt, trong thời gian tới dự kiến đầu tư của Hàn quốc vào
Việt Nam sẽ tăng mạnh mẽ hơn nữa khi hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn
quốc (VKFTA) đã được ký kết ngày 05/5/2015 và có hiệu lực từ ngày 20/12/2015. Nắm bắt được xu hướng vận động của Dòng vốn FDI thì đây là cơ hội cho Bắc Ninh
đẩy mạnh thu hút FDI của Hàn quốc vào địa bàn tỉnh trong giai đoạn tới.
Thứ nhất, hiện nay FDI Hàn Quốc ngày càng thể hiện được tầm quan trọng trong khu vực FDI trên địa bàn tỉnh khi có xu hướng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư vào địa bàn tỉnh. Đặc biệt, vai trò quan trọng của
thương
hiệu nhà đầu tư lớn như SamSung sẽ là nhân tố quan trọng để Bắc Ninh thu hút ngày
càng nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc trong thời gian tới. Điển hình là sự thành lập mới
đây của các doanh nghiệp FDI vệ tinh và doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu, dịch
vụ logistics như Mobase, Intop, JHcos, HTNS, Yusen, Imarket Việt Nam,... Việc Tập đoàn Samsung cùng với các doanh nghiệp vệ tinh này đầu tư vào các KCN Bắc
Ninh cũng đã khẳng định được thương hiệu, chất lượng của các KCN Bắc Ninh, nâng
cao năng lực cạnh tranh và hình ảnh của các KCN Bắc Ninh nói riêng, của tỉnh Bắc
Ninh nói chung trong việc thu hút các dự án đầu tư đến từ Hàn Quốc.
Thứ hai, dòng vốn FDI chịu sự chi phối chủ yếu bởi các công ty xuyên quốc gia. Mặc dù ngày càng có sự đa dạng trong đối tác đầu tư FDI, nhưng các công ty xuyên quốc gia vẫn là những chủ thể đầu tư trực tiếp với khối lượng kiểm soát trên
90% tổng FDI toàn thế giới. Càng ngày các công ty xuyên quốc gia càng tiếp tục vươn ra những khu vực khác nhau trên thế giới với quy mô FDI ngày càng lớn và đóng vai trò quyết định đối với lĩnh vực này. Bên cạnh việc nắm giữ các khu vực đầu
tư truyền thống như châu Âu, Bắc Mỹ, các công ty xuyên quốc gia đang tăng cường
hoạt động FDI vào những địa bàn được đánh giá là đầy triển vọng như khu vực châu
Á. Các địa phương đón nhận được sự quan tâm của các công ty đa quốc gia sẽ có khả
năng thu hút được FDI công nghệ cao, quy mô lớn. Đặc biệt, chính sách về hình thức
FDI cần phù hợp với xu hướng lựa chọn hiện thời của các công ty đa quốc gia là hợp
nhất, mua lại, hợp đồng licensing, hợp tác đầu tư...
Thứ ba, FDI chịu sự chi phối bởi các hiệp định quốc tế. Bởi lẽ để quản lý tốt hoạt động đầu tư, các cơ quan chịu trách nhiệm về đầu tư đã tiến hành những bước đi
có thể gia nhập các hiệp ước đầu tư hay các hiệp định khác có nội dung liên quan đến
đầu tư. Hiệp định thương mại tự do giữa Hàn Quốc và Việt Nam cũng đang được hai
quốc gia thực hiện tốt. Do đó, đây là tín hiệu tốt để thu hút FDI của Hàn quốc hơn nữa trong thời gian tới.
Thứ tư, Hiện tại các doanh nghiệp FDI đã đầu tư và hoạt động tại các KCN Bắc Ninh đang phát huy hiệu quả cao, cùng với đó là sự triển khai đầu tư từ các Tập
đoàn lớn đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới. Tuy nhiên, các ngành công nghiệp phụ trợ, các loại hình dịch vụ, hỗ trợ từ chính các doanh nghiệp
FDI của Hàn Quốc chưa phát triển. Trong những năm tới, cùng với chủ trương của
Nhà nước thúc đẩy việc thu hút đầu tư để phát triển các loại hình doanh nghiệp công
nghiệp phụ trợ, xu hướng đầu tư vào Việt Nam nói chung và các KCN Bắc Ninh nói
riêng sẽ được bổ sung bởi các loại hình doanh nghiệp này.
Ngoài ra, sẽ xuất hiện các doanh nghiệp đầu tư để hoạt động trong các lĩnh vực phụ trợ khác như: đào tạo công nhân công nghệ cao; dịch vụ phục vụ phát
triển
công nghệ cao...