6. Kết cấu của Luận văn
1.2.2. Môi trường đầu tư của Quốc gia tiếp nhận đầu tư
tư
1.2.2.1. Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Quốc gia
Khi lựa chọn nơi để đầu tư ở nước ngoài, các chủ đầu tư sẽ cân nhắc đến các
chính sách thu hút FDI của Quốc gia đó. Khung chính sách về FDI của nước nhận đầu tư, bao gồm các qui định liên quan trực tiếp đến FDI và các qui định có ảnh hưởng
gián tiếp đến FDI.
19
Các qui định của luật pháp và chính sách liên quan trực tiếp FDI bao gồm các
qui định về việc thành lập và hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài (cho phép, hạn
chế, cấm đầu tư vào một số ngành, lĩnh vực; cho phép tự do hay hạn chế quyền sở
hữu của các chủ đầu tư nước ngoài đối với các dự án; cho phép tự do hoạt động hay
áp đặt một số điều kiện hoạt động; có hay không các ưu đãi nhằm khuyến khích thu
hút FDI; ...), các tiêu chuẩn đối xử đối với FDI (phân biệt hay không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư có quốc tịch khác nhau, ...) và cơ chế hoạt động của thị trường
trong đó có sự tham gia của thành phần kinh tế có vốn ĐTNN (cạnh tranh có bình đẳng hay không; có hiện tượng độc quyền không; thông tin trên thị trường có rõ
ràng,
minh bạch không; ...). Các qui định này ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng và kết quả của hoạt động FDI. Do đó, khi một quốc gia có các qui định thông thoáng, có nhiều ưu đãi, không có hoặc ít có các rào cản, hạn chế hoạt động FDI sẽ góp phần
tăng cường thu hút FDI vào và tạo thuận lợi cho các dự án FDI trong quá trình hoạt
động. Ngược lại, quốc gia có hành lang pháp lý và cơ chế chính sách có nhiều qui định mang tính chất hạn chế và ràng buộc đối với FDI sẽ khiến cho FDI không vào
được hoặc các chủ đầu tư không muốn đầu tư. (Trần Thị Tuyết Lan 2014, tr.48)
Ngoài ra, một số các qui định, chính sách trong một số ngành, lĩnh vực khác
cũng có ảnh hưởng đến quyết định của chủ đầu tư hay việc thu hút vốn FDI như: Chính sách thương mại có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định lựa chọn địa nơi đầu tư
vì FDI gắn với sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Hay chính sách tiền tệ và chính
sách thuế có ảnh hưởng quan trọng đến sự ổn định của nền kinh tế. Các chính sách
này ảnh hưởng đến tốc độ lạm phát, khả năng cân bằng ngân sách của nhà nước, lãi
suất trên thị trường. Như vậy các chính sách này ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định
đầu tư. Các chủ đầu tư đều muốn đầu tư vào các thị trường có tỷ lệ lạm phát thấp. Lãi
suất trên thị trường nước nhận đầu tư sẽ ảnh hưởng đến chi phí vốn, từ đó ảnh hưởng
đến thu nhập của các chủ đầu tư nước ngoài. Chính sách thuế của nước nhận đầu tư
cũng thu hút được sự quan tâm rất lớn của các chủ đầu tư. Thuế thu nhập doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các dự án FDI. Thuế thu nhập đối với
người có thu nhập cao, thuế tiêu thụ đặc biệt, ... ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành
20
sản phẩm. Nhìn chung các chủ đầu tư đều tìm cách đầu tư ở những nước có các loại
thuế thấp.
1.2.2.2. Tình hình hội nhập của quốc gia
Chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế của quốc gia cũng là một trong những
nhân tố ảnh hướng đến việc thu hút nguồn vốn FDI. Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần mở rộng thị trường, thu hút đầu tư nước ngoài. Việc tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế, đặc
biệt là WTO giúp cho các quốc gia mở rộng thị trường đồng thời có thể tìm thấy nhiều đối tác quốc tế, qua đó tăng cường thu hút FDI. Mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế quốc tế và đầu tư nước ngoài là một mối quan hệ tỷ lệ thuận: càng tham gia
hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, các quốc gia sẽ càng có nhiều cơ hội tìm
thấy nhiều đối tác và thu hút được càng nhiều FDI để phát triển kinh tế. Hiệp định thương mại khu vực có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường dòng
vốn FDI các nước thành viên, thông qua việc tạo ra cơ hội tiếp cận với thị trường khu vực. Vì vậy, hội nhập khu vực mạnh mẽ thông qua các hiệp định thương mại có
thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia và
do đó sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn cho các địa phương đẩy mạnh thu hút đầu tư.
1.2.2.3. Môi trường Chính trị - Xã hội
Sự ổn định chính trị-xã hội được các nhà đầu tư đặt lên hàng đầu để xem xét
có nên đầu tư vào một quốc gia nào đó hay không. Một quốc gia có nền chính trị ổn
định là một trong những điểm cộng trong việc thu hút FDI và ngược lại một sự bất ổn nào trong chính trị-xã hội cũng đều gây tác động tiêu cực đến nhà đầu
tư.
Thực tế cho thấy, khi tình hình chính trị - xã hội bất ổn thì các nhà đầu tư sẽ
ngừng đầu tư hoặc không đầu tư nữa. Ví dụ điển hình là ở Nga trong thời gian vừa
qua, sự lộn xộn ở Nga và chính trị bất ổn đã làm các nhà đầu tư nản lòng mặc dù Nga
là một thị trường rất lớn và nhiều tiềm năng...
Như vậy, sự ổn định về môi trường chính trị-xã hội là điều kiện tất yếu để thu
hút vốn FDI. Nền kinh tế-chính trị càng ổn định thì sự an toàn và sinh lợi của nguồn
vốn FDI của chủ đầu tư càng được đảm bảo.
1.2.2.4. Sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô
Đây là điều kiện tiên quyết của mọi ý định và hành vi đầu tư. Điều này đặc biệt quan trọng đối với việc huy động và sử dụng vốn nước ngoài. Để thu hút được
FDI, nền kinh tế của quốc gia đó phải là nơi an toàn cho sự vận động của vốn đầu tư,
và là nơi có khả năng sinh lợi cao hơn các nơi khác. Sự an toàn đòi hỏi môi trường vĩ
mô ổn định, hơn nữa phải giữ được môi trường kinh tế vĩ mô ổn định thì mới có điều
kiện sử dụng tốt FDI. Mức độ ổn định kinh tế vĩ mô được đánh giá thông qua tiêu chí: chống lạm phát và ổn định tiền tệ. Tiêu chí này được thực hiện thông qua các công cụ của chính sách tài chính tiền tệ như lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ dự trữ bắt
buộc, các công cụ thị trường mở đồng thời phải kiểm soát được mức thâm hụt ngân
sách hoặc giữ cho ngân sách cân bằng.
1.2.2.5. Hệ thống pháp luật đồng bộ và hoàn thiện, bộ máy quản lý nhà nước có hiệu quả
Hệ thống pháp luật bao gồm các văn bản luật, các quy định, các văn bản quản
lý hoạt động đầu tư... phản ảnh rõ ràng và chân thực nhất môi trường đầu tư của một
quốc gia. Quốc gia có một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện và vận hành hữu
hiệu là một trong những yếu tố tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi, định hướng
môi
trường cạnh tranh lành mạnh, quyền sở hữu tài sản tư nhân được pháp luật bảo đảm.
Thứ hai, quy chế pháp lý của việc phân chia lợi nhuận, quyền hồi hương lợi nhuận
đối với các hình thức vận động cụ thể của vốn nước ngoài. Thứ ba, quy định về thuế,
giá, thời hạn thuê đất... Bởi yếu tố này tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm và
tỷ suất lợi nhuận. Nếu các quy định pháp lý bảo đảm an toàn về vốn của nhà đầu tư
không bị quốc hữu hoá khi hoạt động đầu tư không phương hại đến an ninh quốc gia,
bảo đảm mức lợi nhuận cao và việc di chuyển lợi nhuận về nước thuận tiện thì khả
năng thu hút FDI càng cao. Do vậy, hệ thống pháp luật phải thể hiện được nội dung
cơ bản của nguyên tắc: Tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi và theo
thông lệ quốc tế. Đồng thời phải thiết lập và hoàn thiện định chế pháp lý tạo niềm tin
cho các nhà ĐTNN. Bên cạnh hệ thống văn bản pháp luật thì nhân tố quyết định pháp
luật có hiệu lực là bộ máy quản lý nhà nước. Nhà nước phải mạnh với bộ máy quản
22
lý gọn nhẹ, cán bộ quản lý có năng lực, năng động, có phẩm chất đạo đức. Việc quản
không ảnh hưởng đến sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội. (Trần Thị Tuyết
Lan 2014, tr.47-48)