Kinh nghiệm của một sốn ước trên thế giới về đẩy mạnh xuất khẩu hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xuất khẩu hàng xuất khẩu chủ lực của lào trong những năm tới tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 29 - 36)

xut khu ch lc

1.2.1.1. Thái Lan

Thái Lan là một trong những cường quốc kinh tế khu vực Đông Nam Á. Kim ngạch XK năm 2018 của Thái Lan đạt mức 252,866 tỷ USD, tăng 6,7% so với năm trước, thị trường XK chính của Thái Lan bao gồm Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Nam Á, Australia, Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam. Thái Lan là một nước đã làm rất tốt việc đẩy mạnh XK hàng XK chủ lực. Trong những năm gần đây, Chính phủ Thái Lan đã thể hiện quyết tâm trong việc hợp tác chặt chẽ với khu vực tư nhân để thực hiện các chiến lược phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện cho hàng hóa từ Thái Lan xâm nhập vào những thị trường mới. Trong đó:

Thứ nhất, tích cực đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại, phát triển thị trường XK. Với vai trò là nước XK hàng hóa hàng đầu thế giới, Thái Lan rất tích cực tham gia vào đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại, đặc biệt là Hiệp định Nông nghiệp (AoA) tại Vòng đàm phán Urugoay có lợi với Thái Lan. Ngay sau vòng đàm phán này, năm 1996 một nghiên cứu của Viện nghiên cứu phát triển Thái Lan ước tính rằng Thái Lan đã thu được một khoản lợi tức ròng lớn đạt khoảng 482 triệu USD do tăng trưởng kim ngạch hoạt động XK hàng hóa.

Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu XK hàng XK chủ lực theo hướng đẩy mạnh các sản phẩm có giá trị cao. Thái Lan đã và đang cố gắng để thay đổi cơ cấu XK theo hướng XK hàng hoá có hàm lượng chất xám cao, như: ô tô, xe máy, hàng điện tửđiện lạnh, cũng như các sản phẩm hóa học v.v... trở thành những sản phẩm chủ lực với kim ngạch XK năm 2018 đạt: Máy móc thiết bị (bao gồm cả máy tính): 49,2 tỷ USD (chiếm 17,2% tổng kim ngạch XK); Máy móc, thiết bịđiện: 35 tỷ USD (chiếm 14%); Phương tiện vận tải: 30,4 tỷ USD (12,2%); Nhựa và các sản phẩm nhựa: 14,5 tỷ USD (5,8%); %); Đá quý, kim loại quý: 11,9 tỷ USD (4,8%); Nhiên liệu khoáng (bao gồm dầu): 10,6 tỷ USD (4,2%); Hóa chất hữu cơ: 6,1 tỷ USD (2,5%) (Daniel Workman 2019, tr.1). Hiện tại, nông nghiệp chỉ còn chiếm chưa đến 10% trong GDP, song với nền nông nghiệp khá hoàn chỉnh với sựđa dạng hóa và chuyên môn hóa nhiều loại vật nuôi, cây trồng ở mỗi vùng, miền trong cả nước và hướng vào XK cũng giúp Thái Lan trở thành một trong những nước XK nông sản lớn nhất thế giới với kim ngạch XK năm 2018: Cao su và các mặt hàng cao su: 15,5 tỷ USD (6,2% tổng kim ngạch XK); Thịt/hải sản chế biến: 6,6 tỷ USD (2,6%); Ngũ cốc: 5,7 tỷ USD (2,3%) (Daniel Workman 2019, tr.1).

Thứ ba, chính sách thúc đẩy, hỗ trợ mạnh cho hoạt động XK. Chính phủ Thái Lan đã thực hiện chính sách ưu tiên XK dựa trên nguồn vốn, công nghệ của nước ngoài và nguồn nhân lực rẻ trong nước; lấy XK và dịch vụ làm đầu tàu cho tăng trưởng kinh tế; chuyển từ chính sách khai hoang, phục hóa đến đa dạng hóa cây trồng vật nuôi phục vụ cho XK. Chính sách lựa chọn sản phẩm XK chủ lực, chính sách khuyến khích sản xuất hàng XK chủ lực, đặc biệt là hàng OTOP Thailand (One Tambon one product - Một huyện một sản phẩm) và lựa chọn thị trường XK chủ lực đã được sử dụng như một công cụ hữu hiệu nhằm tận dụng những ưu thế về tài nguyên, nhân lực và vị trí địa lý, đồng thời phân một cách tối ưu các nguồn lực quốc gia. Cùng với đó, Thái Lan cũng thành lập các hiệp hội để nghiên cứu các biện pháp sản xuất mặt hàng XK chọn giống cây trồng, tăng năng xuất, tăng chất lượng, giảm giá vận tải hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thu thập tình hình và số liệu về thị trường, loại hàng hóa, giá cả, khuyến khích các nhà đầu tư tăng cường XK.

Chính phủ Thái Lan đã đưa ra các biện pháp xúc tiến XK hữu hiệu đó là kế hoạch cắt giảm và miễn thuếđối với nguyên liệu thô, miễn và giảm thuế nhập khẩu, thuế kinh doanh đối với các thiết bị máy móc. Cùng với đó, trong tiến trình thực hiện từng bước tự do hoá thương mại hàng hóa, Thái Lan coi trọng trợ cấp trong nước, đặc biệt là trợ cấp theo “hộp xanh lơ” theo qui định của AoA, mức trợ cấp đối với hoạt động XK hàng hóa này có xu hướng tăng lên theo cách năm. Đây là một biện pháp hiệu quả mà chính phủ Thái Lan áp dụng để tăng sức cạnh tranh hàng hóa XK của mình trên thị trường quốc tế.

Thêm vào đó, Chính phủ Thái Lan còn dành một khoản ngân sách lớn để phục vụ cho hoạt động quảng bá sản phẩm XK ra nước ngoài, hỗ trợ công tác thông tin thị trường, tiếp thị, xây dựng chợ hàng hóa tại các thị trường tiêu thụ lớn. Trên cơ sởđó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc quảng bá hình ảnh đất nước Thái Lan nói chung, và hàng hóa XK của Thái Lan tới các quốc gia trên thế giới.

Thứ tư, kinh nghiệm về XK tại chỗ. Thái Lan là nước có lượng khách du lịch lớn, các nhà kinh doanh nông sản đã tận dụng lợi thế này để XK tại chỗ với kim ngạch đáng kể. Hàng năm, Thái Lan đón khoảng 15 triệu khách du lịch, mỗi khách bình quân mua 5 USD sản phẩm nông sản, chủ yếu là trái cây thì doanh số cũng đạt khoảng 75 triệu USD. Đây cũng là một hình thức tiếp thị có hiệu quả.

Thứ năm, kết hợp công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại. Trong những năm qua, Thái Lan đã thực hiện “đẩy mạnh công nghệ ứng dụng những công nghệ và kỹ thuật hiện đại đồng thời kết kinh nghiệm truyền thống để ổn định sản lượng” (Thủ tướng Thái Lan Sarayud Chulanont 2007, tr.1). Nhờ đó, nhiều sản phẩm được tạo ra

với số lượng lớn, và đi kèm với đó là chất lượng sản phẩm ngày càng được cải tiến, nâng cao. Điều này là một thuận lợi vô cùng to lớn không chỉ tạo cơ sở nền tảng cho tăng tiêu dùng trong nước, mà là một yếu tố quan trọng hỗ trợ và phát triển thị trường XK hàng hóa.

1.2.1.2. Trung Quốc

Từ năm 1979, Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa cải cách thị trường, trải qua 4 thập kỷ, đã đưa đất nước đứng vào nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới với khối lượng dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới. Năm 2018, tổng kim ngạch XNK đạt mức kỷ lục, cơ cấu thương mại không ngừng được nâng cấp, XK tăng trưởng 7,1% và xuất siêu 2.330,3 tỷ CNY (tương đương 343,32 tỷ USD). Tạo công ăn việc làm cho 13,61 triệu người, tỷ lệ thất nghiệp khoảng 4,9%, giảm 0,1% so năm 2017 (Hữu Hưng 2019, tr.1). Hiện, Trung Quốc được coi như một công xưởng của thế giới, tại đây không chỉ sản xuất ra các mặt hàng dân dụng giá rẻ mà đang tiến dần vào các sản phẩm công nghệ cao. Có thể nói Trung Quốc đã rất thành công trong việc đưa ra các giải pháp thúc đẩy hoạt động XK hàng XK chủ lực. Cụ thể là:

Thứ nhất, Chính phủ Trung Quốc xác định tập trung XK nhóm hàng XK chủ lực là hàng công nghiệp. Trung Quốc đã thực hiện Công nghiệp hóa theo hướng XK, là một chiến lược công nghiệp hóa phát triển khu vực sản xuất hàng XK làm động lực chủ yếu kéo phát triển toàn ngành kinh tế. Trung Quốc ưu tiên phát triển các đặc khu kinh tế. Sau đó phát triển thành các khu trung tâm thương mại lớn, có các cơ sở gia công XK tiên tiến, những khu sinh hoạt có chất lượng cao với đẩy đủ tiện nghi phục vụ, những trung tâm thông tin quốc tế lớn. Trung Quốc còn ưu tiên mở cửa các thành phố ven biển. Các thành phố ven biển là các khu vực mở cửa về kinh tế kỹ thuật, trở thành những cầu cảng lớn giúp Trung Quốc hướng ra thị trường Thái Bình Dương, Tây Âu và Bắc Hoa kỳ. Kết quảđạt được được thể hiện qua kim ngạch XK các mặt hàng này năm 2018 như sau: Máy móc, thiết bị điện: 664,4 tỷ USD (chiếm 26,6% tổng kim ngạch XK); Máy móc điện tử bao gồm máy tính: 430 tỷ USD (17,2%); Đồ nội thất: 96,4 tỷ USD (3,9%); Nhựa và các sản phẩm nhựa: 80,1 tỷ USD (3,2%); Phương tiện vận tải: 75,1 tỷ USD (3%); Quần áo đan hoặc móc, phụ kiện: 73,5 tỷ USD (2,9%); Quần áo, phụ kiện (không đan hoặc móc): 71,4 tỷ USD (2,9%); Thiết bị quang học, kỹ thuật, y tế: 71,4 tỷ USD (2,9%); Các mặt hàng bằng sắt hoặc thép: 65,6 tỷ USD (2,6%); Hóa chất hữu cơ: 59,8 tỷ USD (2,4%) (Daniel Workman 2019, tr.1).

Thứ hai,Chính phủ Trung Quốc đã sớm xây dựng và thực hiện các chính sách thị trường, chính sách mặt hàng ưu tiên XK, hệ thống chính sách hỗ trợ hoạt động XK hàng XK chủ lực, có thể kểđến:

- Chính sách thúc đẩy thương mại, mở rộng thị trường giữa các quốc gia và khu vực trên thế giới. Một trong các biện pháp mà chính phủ Trung Quốc sử dụng là luôn tích cực tổ chức các chuyến thăm cấp cao tới các quốc gia để thiết lập, phát triển và duy trì mối quan hệ ngoại giao kinh tế với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Trên cơ sở các chuyến thăm cấp lãnh đạo, các bên có thể ra các sáng kiến hợp tác mới, khai thông bế tắc trong phát triển quan hệ thương mại và là cơ hội để các doanh nghiệp tháp tùng các đoàn cao cấp tìm kiếm cơ hội thị trường và đối tác kinh doanh. Trung Quốc cũng sử dụng các cuộc họp thượng đỉnh và các cuộc gặp mặt chính thức để tiếp cận với các doanh nhân hàng đầu trên thế giới. Thông qua chính cuộc họp thượng đỉnh và thương mại này, các doanh nghiệp XK Trung Quốc đã thiết lập được quan hệ bạn hàng với các doanh nghiệp phân phối tại các thị trường. Các cơ quan chức năng Trung Quốc như Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao, các hiệp hội và trung tâm xúc tiến thương mại đã tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng tại các thị trường XK thường xuyên, tổ chức các cuộc hội chợ triển nhằm giới thiệu thành tựu phát triển kinh tế, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nhằm thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp toàn thế giới. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng của Trung Quốc cũng luôn mở các diễn đàn cho các doanh nghiệp thiết lập mối quan hệ kinh doanh, thương mại với các đối tác kinh doanh quốc tế, từđó giúp doanh nghiệp đa dạng hóa hàng XK và nâng cao tính cạnh tranh trên trường quốc tế.

- Chính sách chuyển dịch cơ cấu sản phẩm chủ lực, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng XK chủ lực. Trung Quốc đề ra kế hoạch lấy khoa học kỹ thuật phát triển mậu dịch. Cơ cấu hàng hóa được chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn 1: sẽ lấy XK hàng công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động làm trọng tâm thay thế dần XK những sản phẩm thô, sơ cấp, nông nghiệp. Giai đoạn 2: lấy XK sản phẩm công nghiệp làm thành phẩm sơ cấp và công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động. Giai đoạn 3: sẽ XK sản phẩm kỹ thuật cao, đòi hỏi tri thức và công nghệ tiên tiến. Đồng thời, từ năm 2007, khi nhiều mặt hàng của Trung Quốc gặp vấn đề chất lượng ở nhiều mức độ khác nhau tại các thị trường nước ngoài, Chính phủ Trung Quốc đã xây dựng 8 nhiệm vụ và 20 mục tiêu cụ thể cho việc nâng cao chất lượng, giá cả, và mẫu mã hàng hóa, áp dụng nhiều biện pháp kiểm tra gắt gao cơ sở sản xuất hàng thực phẩm XK, kể cả thắt chặt thủ tục cấp phép, toàn bộ hàng thực phẩm XK đều phải có chứng nhận kiểm dịch. Điều này đã và đang giúp Trung Quốc tạo ra các sản phẩm đảm bảo chất lượng, và dần chinh phục và mở rộng thị trường XK chủ lực của quốc gia mình.

- Chính sách hỗ trợ hoạt động XK hàng XK chủ lực: áp dụng chếđộ thoái thu thuế giá trị gia tăng đã nộp (áp dụng giá trị gia tăng đầu ra bằng 0% cho hàng XK). Các ngân hàng thương mại Trung Quốc đã cấp các khoản vay ngắn hạn cho các doanh

nghiệp XK được hưởng mức lãi suất ưu đãi, với lãi suất hiện chỉ ở mức 4 - 5%/năm. Với lãi suất thấp, lượng hàng hóa Trung Quốc XK ngày càng tăng. Các doanh nghiệp nước ngoài chỉ cần mua hàng, nguyên vật liệu của Trung Quốc thì được hỗ trợ lãi suất 0% cho 30% giá trị đơn hàng. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại Trung Quốc cũng hỗ trợ cho vay vốn xây dựng với lãi suất chỉ từ 1 - 2% để khuyến khích doanh nghiệp XK đầu tư xây dựng nhà máy, công xưởng. Những điều kiện đó đã giúp doanh nghiệp Trung Quốc có thể sản xuất ra những sản phẩm số lượng lớn với chi phí rẻ nhất. Đồng thời, Trung Quốc cũng thực hiện phá giá đồng nhân dân tệ, cho phép tỷ giá đồng nhân dân tệđược định giá thấp hơn giá trị thực tế của nó, thực chất là chính sách trợ giá cho người tiêu dùng nước ngoài mua hàng Trung Quốc, hàng hóa Trung Quốc được bán với giá rẻ, làm cho sức cạnh tranh của hàng hóa tăng lên. Thêm vào đó trong thời gian qua, Trung Quốc đã sớm xây dựng được “chính sách Châu Phi” để hỗ trợ các doanh nghiệp XK trong nước tìm hiểu, và sớm chinh phục thị trường Châu Phi vốn đã bị bỏ quên nhiều năm nay của nhiều quốc gia XK. Điều này đang tạo những cơ sở quan trọng cho việc phát triển, mở rộng thêm các thị trường mới cho doanh nghiệp XK Trung Quốc.

Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc còn tiến hành đổi mới bộ máy tổ chức ngoại thương cho ngày càng gọn nhẹ, giảm bớt sự rườm rà trong thủ tục hành chính, giúp hoạt động XK thuận lợi.

1.2.1.3. Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia có hoạt động thương mại hàng hóa phát triển những năm đổi mới. Năm 2018, trị giá XK hàng hóa của Việt Nam đạt 243,48 tỷ USD, tăng 13,2% so với năm 2017 (Tổng Cục Hải quan Việt Nam 2018, tr.1), có 29 mặt hàng đạt kim ngạch XK trên 1 tỷ USD, trong đó 9 mặt hàng đạt trên 5 tỷ USD và 5 mặt hàng đạt trên 10 tỷ USD. Đểđạt được kết quả này, Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách, chiến lược, biện pháp đẩy mạnh XK hàng XK chủ lực. Một số kinh nghiệm của Việt Nam mà Lào có thể nghiên cứu học tập như:

Thứ nhất, xác định và thực thi chiến lược XK hàng hóa theo hướng ưu tiên những sản phẩm có giá trị tăng cao. Hiện nay, kim ngạch XK nhóm hàng XK chủ lực của Việt Nam bao gồm: 1/ Điện thoại các loại và linh kiện: 49,08 tỷ USD; 2/Hàng dệt may: 30,49 tỷ USD; 3/ Máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện: 29,32 tỷ USD; 4/ Nhóm hàng nông sản: 40,02 tỷ USD; 5/ Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác: 16,55 tỷ USD; 6/ Giày dép: 16,24 tỷ USD; 7/ Hàng thủy sản: 8,8 tỷ USD; 8/ Gỗ và sản phẩm gỗ: 8,91 tỷ USD; 9/ Phương tiện vận tải và phụ tùng: 7,96 tỷ USD; 10/ Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện: 5,24 tỷ USD. Như vậy, nếu nhưđầu những năm 2000, cơ cấu XK hàng XK chủ lực của Việt Nam chủ yếu là hàng gia công và

nguyên liệu thô như Lào. Thì hiện nay, Việt Nam đang tái cấu trúc lại nền kinh tếưu tiên phát triển các ngành có trình độ công nghệ cao, thân thiện môi trường, phát triển sản xuất những sản phẩm có hàm lượng khoa học cao, tiêu hao ít năng lượng, giá trị sản phẩm lớn, góp phần làm tăng nhanh kim ngạch XK hàng hóa. Đây là bài học mà Lào đang học tập trong bối cảnh ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới.

Thứ hai, mở rộng thị trường thông qua các hiệp định thương mại với mục tiêu giảm mức thuế và loại bỏ các rào cản thương mại và trợ giá. Việt Nam cũng rà soát, sửa đổi, hoàn thiện, đảm bảo sự tương thích giữa chính sách thương mại và chính sách khuyến khích XK, các hỗ trợ trong nước và chính sách thương mại phải luôn được giữ vững và bổ sung củng cố cho nhau, hỗ trợ cho trách nhiệm quốc tế hiện có mà Việt Nam đã cam kết và cùng lúc có thể giúp Việt Nam mở rộng phạm vi trao đổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xuất khẩu hàng xuất khẩu chủ lực của lào trong những năm tới tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)