lực
Thông qua nghiên cứu các bài học kinh nghiệm của các gia trên về thúc đẩy hoạt động XK hàng hóa, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Lào như sau:
Thứ nhất, Chính phủ Lào cần sớm định hình một hệ thống văn bản pháp quy đầy đủ và chi tiết để quy hoạch và xác định mặt hàng XK chủ lực và phải xây dựng các ưu tiên đầu tư, phát triển và có chính sách ưu đãi. Tiếp đó, các chính sách thị trường, chính sách mặt hàng, hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp như hình thức tín dụng XK, hỗ trợ thông tin thị trường, hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, và mở rộng thị trường mới để tạo lập cơ sở hoạt động cho các doanh nghiệp XK hàng XK chủ lực ra thị trường quốc tế.
Thứ hai, kinh nghiệm lựa chọn các mặt hàng XK chủ lực. Nhà nước thông qua nghiên cứu thị trường nước ngoài và chiến lược phát triển kinh tế của các viện nghiên cứu và các cơ quan quản lý mà lựa chọn, định hướng sản xuất và XK các sản phẩm XK chiến lược phù hợp với nguồn lực trong giai đoạn phát triển và bối cảnh quốc tế, đồng thời xây dựng hệ thống chính sách, biện pháp phục vụ việc phát triển sản phẩm chủ lực. Lào là một nước kém phát triển nên lựa chọn ngành chủđạo có ưu thế của mình để sản xuất hàng XK đúng với tiềm năng của đất nước.
Hơn nữa, các nước trên đều thực hiện chiến lược “đa dạng hoá” hàng XK chủ lực góp phần khắc phục hiện tượng phát triển lệch lạc và bất lợi trong lĩnh vực XK của các nước đang phát triển. Theo kinh nghiệm, mỗi nước nên tập trung phát triển từ 5-10 mặt hàng XK chủ lực, vừa cho phép khắc phục tình trạng thị trường bất lợi cho mặt hàng này hay mặt hàng kia, vừa mở ra những khả năng tập trung phát triển quy mô lớn và có chiều sâu, kịp thời nắm bắt thời cơ của thị trường thế giới. Lào cũng thường có số lượng mặt hàng XK chủ lực như vậy, nhưng chủ yếu là sản phẩm gia công và nguyên liệu thô, dựa trên thế mạnh về nguồn lao động rẻ, tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Điều này đang làm tài nguyên quốc gia dần cạn kiệt, và cũng đã không còn phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay. Do vậy, Lào cần học tập các nước, thực hiện quy hoạch lại, cơ cấu XK theo hướng tăng tỷ trọng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng sản phẩm thô và sơ chế, và tiến tới tạo thêm các mặt hàng XK chủ lực mới, tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu và tinh trong hàng XK, và ưu tiên phát triển các ngành có trình độ công nghệ cao, thân thiện môi trường, phát triển sản xuất những sản phẩm có hàm lượng khoa
học cao, tiêu hao ít năng lượng, giá trị sản phẩm lớn, góp phần làm tăng nhanh kim ngạch XK hàng hóa.
Thứ ba, kinh nghiệm về phát triển thị trường. Thực tiễn các quốc gia trên cho thấy, việc tiếp cận tốt hơn các thị trường nước ngoài đòi hỏi một hiệp định thương mại tích cực đối với việc giảm mức thuế và loại bỏ các rào cản thương mại và trợ giá. Đảm bảo sự tương thích giữa chính sách thương mại và chính sách khuyến khích XK, các hỗ trợ trong nước và chính sách thương mại phải luôn được giữ vững và bổ sung củng cố cho nhau để tăng cường được tính cạnh tranh cho các nhà sản xuất của mình. Do vậy, Lào cần tập trung khai thác tốt các FTA đã hoàn thành đàm phán, ký kết và đi vào có hiệu lực; mặt khác, tính toán lại chiến lược đàm phán các FTA tiếp theo để bảo đảm lợi ích cao hơn cho đất nước trong bối cảnh mới. Song song với đó, tăng cường năng lực và hoạt động của các cơ quan ngoại giao, thương vụ, đội ngũ cán bộ để dự báo và xử lý các trường hợp biến cốđối với thị trường XK. Chính phủ và các cơ quan ban ngành của Lào nên thường xuyên tổ chức các chuyến thăm cấp cao tới các quốc gia trên thế giới, tổ chức nhiều các hội chợ triển lãm quốc tế quảng bá hình ảnh đất nước, con người và hàng hóa Lào dễ tiếp cận nhất đối với người tiêu dùng nước sở tại nói riêng và các doanh nghiệp quốc tế nói chung.
Thứ tư, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, cần coi chất lượng hàng hóa là tiêu chí hàng đầu để chinh phục các thị trường XK. Ngoài yếu tố về giá cả, mẫu mã, chất lượng hàng hóa là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó sẽ là nền tảng vững chắc nhất để các bạn hàng tiếp tục ký kết các hợp đồng XK tiếp theo. Hơn nữa, muốn thâm nhập vào bất kỳ thị trường nào, điều cốt lõi là Lào phải xây dựng, và sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng nước XK, đồng thời giá cả và chất lượng phải hợp lý. Đây là bài học đặc biệt quan trọng từ các doanh nghiệp các nước mà các doanh nghiệp Lào có thể học hỏi được. Ngoài ra, các doanh nghiệp Lào cũng có thể học tập từ doanh nghiệp Việt Nam, Trung Quốc trong việc năng động, sáng tạo, nắm bắt được yếu tố tôn giáo, văn hóa của thị trường mà mình hướng tới để tạo cho sản phẩm có độ hấp dẫn khác biệt so với các sản phẩm cạnh tranh của các nước khác.
Thứ năm, Chính phủ Lào cần có các chính sách ưu tiên, hỗ trợ cho các doanh nghiệp XK hàng XK chủ lực như các hỗ trợ về thuế, ưu đãi, hỗ trợ về thông tin thị trường, và nhiều các hình thức hỗ trợ khác cho các doanh nghiệp XK hàng XK chủ lực. Trong đó, cần ưu tiên nhập khẩu công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn, nhập khẩu bằng sáng chế phát minh để ứng dụng, tăng cường hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm và phối hợp nghiên cứu triển khai. Xây dựng trung tâm công nghệ cao thu hút đầu tư nước ngoài của các công ty đa quốc gia để từng bước rút ngắn khoảng
cách về công nghệ với các nước trong khu vực. Phát triển thị trường khoa học, công nghệ nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận và tăng tính thanh khoản các nguồn vốn đầu tư cho R&D, đổi mới sản phẩm, đổi mới công nghệ. Thực hiện cơ chế khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tếđầu tư phát triển khoa học, công nghệđể tăng cường sức cạnh tranh sản xuất hàng hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới.
Kết luận Chương 1
Trên cơ sở mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài, Chương 1 Luận văn đã triển khai nghiên cứu về những vấn đề lý luận về XK hàng XK chủ lực, đặc biệt là vai trò và các nhân tốảnh hưởng đến XK hàng hóa để đánh giá hiệu quả XK hàng hóa ở Lào. Việc nghiên cứu cho thấy, trong điều kiện của Lào hiện nay, hướng mạnh về XK hàng XK chủ lực là một trong những mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế và thực hiện CNH, HĐH, rút ngắn sự chênh lệch về trình độ phát triển của Lào so với thế giới.Cùng với đó, Luận văn đã chọn lựa nghiên cứu đại diện của các quốc gia có thế mạnh về sản xuất và XK như Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc để rút ra những bài học chủ yếu cho Lào. Những nội dung nghiên cứu trong Chương 1 này sẽ là nền tảng cho việc tìm hiểu và làm rõ thực trạng hoạt động XK hàng XK chủ lực của Lào trong thời gian qua Chương 2 dưới đây.
Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO