Quy mô và tốc đột ăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng xuất khẩu chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xuất khẩu hàng xuất khẩu chủ lực của lào trong những năm tới tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 39 - 55)

Trên cơ sở những thành tựu đạt được sau hơn 40 năm giành độc lập, CHDCND Lào đang thực hiện mục tiêu đưa đất nước thoát khỏi danh sách các nước kém phát triển nhất vào năm 2024, tiến tới một nước công nghiệp vào năm 2030, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế từ năm 2025 đạt 9%/năm, góp phần nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế và tiếp tục có nhiều đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới. Để đạt được các mục tiêu đề ra, Bộ Công nghiệp và Thương mại đã xây dựng và triển khai một loạt các chiến lược thương mại như chiến lược mở rộng sản xuất, lưu thông hàng hoá trong nước gắn liền với sự tăng sức mua của nhân dân; chiến lược XK; chiến lược thương mại với các nước láng giềng... Nhờ vậy, hoạt động XK của Lào tăng lên nhanh, trung bình tăng lên 7%/năm. Quy mô XK của Lào ngày càng được mở rộng, từ 1.370,459 triệu USD năm 2008 lên 5.410 triệu USD năm 2018. Hai tháng đầu năm 2019, kim ngạch XK là 325 triệu USD (Cục Hải quan - Bộ Tài chính Lào 2019, tr.1). Tính đến năm 2017, Lào đang đứng vị trí thứ 121 trên thế giới về XK (The Central Intelligence Agency 2018, tr.1), thị trường XK của Lào đã được mở rộng đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Quy mô XK tăng trưởng, số lượng các doanh nghiệp, nhà máy tăng nhanh, thu hút nhiều lao động, góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương, làm ổn định tình hình xã hội.

Hình 2.1. Quy mô XK hàng hóa và hàng XK chủ lực giai đoạn 2008 – 2018

Nguồn: Cục XNK, Bộ Công nghiệp và Thương mại Lào 2019

0 1 2 3 4 5 6 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Đơn vị tính: tỷ USD Tất cả hàng XK Nhóm hàng XK chủ lực

Cùng với quá trình mở cửa phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, với những lợi thế vốn có, cơ cấu mặt hàng XK của Lào đã có sự thay đổi, ngày càng phong phú. Xuất phát từ một nước nông nghiệp, nhóm nông sản là một trong những mặt hàng XK chủ lực của Lào trong những năm qua. Tuy nhiên, cùng với quá trình mở cửa phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, cơ cấu mặt hàng XK của Lào đã có sự thay đổi, tỉ lệ thu nhập từ việc XK hàng nông lâm nghiệp và hàng thuỷ sản có xu hướng giảm đi, ngược lại tỉ lệ thu nhập từ việc XK các hàng công nghiệp nhẹ, hàng thủ công mỹ nghệ lại tăng lên rất đáng kể. Đặc biệt là loại hàng may mặc, điện, khoáng sản. Hiện nay, CHDCND Lào đang XK chủ yếu một số hàng hoá như: điện, khoáng sản (vàng), hàng may mặc, đường, linh kiện điện tử (phụ kiện máy camera và video), các sản phẩm nông nghiệp như gạo, cà phê, cao su, nông sản chế biến từ ngũ cốc và hoa quả, các sản phẩm từ gỗ.

Mặc dù có những biến đổi nhất định về thị trường và các rào cản thương mại sau khi Lào chính thức gia nhập WTO năm 2013 và các Hiệp định thương mại song phương và đa phương, song nhờ điều chỉnh kịp thời, nhiều mặt hàng XK chủ lực đã đạt kim ngạch XK cao, chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch XK của Lào, trung bình giai đoạn 2008 – 2018 các nhóm hàng XK chủ lực chiếm tới hơn 3/4 tổng kim ngạch XK hàng hóa của Lào. Quy mô và tỷ trọng kim ngạch XK một số mặt hàng XK chủ lực của Lào giai đoạn 2008 đến 2018 được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 2.1. Quy mô kim ngạch XK một số mặt hàng XK chủ lực của Lào giai đoạn 2008 đến 2018

Đơn vị tính: triệu USD, %

Năm Tất cả mặt hàng Tỷ trọng (%) Nhóm hàng XK chủ lực Tổng hàng XK chủ lực Tỷ trọng (%) Nông sản Tỷ trọng (%) Khoáng sản Tỷ trọng (%) Điện năng Tỷ trọng (%) Gỗ và sản phẩm gỗ Tỷ trọng (%) Dệt may Tỷ trọng (%) Linh kiện điện tử Tỷ trọng (%) 2008 1.370,459 100 1.260 91,87 63,654 4,6 774,239 56,49 107,990 7,88 59,328. 4,3 255,011 18,6 0 0 2009 1.124,402 100 903 80,35 91,410 8,13 523,611 46,57 100,620 8,95 46,016 4,1 141,705 12,6 0 0 2010 1.281,818 100 1.046 81,8 169 13,18 549,791 42,89 113,200 8,83 48,317 3,77 147,790 11,53 17,692 1,6 2011 1.856 100 1.236 66,57 152,160 8,2 436,325 23,51 327,160 17,62 90,92 4,9 219,910 11,85 9,160 0,49 2012 1.597,135 100 1.316 82,41 220,83 13,83 228,971 14,34 502,190 31,44 175,685 11 183,90 11,51 4,654 0,29 2013 2.987,771 100 1.839 61,55 238,790 7,99 704,702 23,59 589,810 19,74 123,238 4,12 156,910 5,25 25,655 0,86 2014 2.572,201 100 1.897 73,75 221,209 8,6 569,631 22.15 570,250 22,17 138,861 5,4 201,810 7,84 194,845 7,58 2015 2.985,085 100 2.004 67.13 224,540 7,52 663,565 22,23 518,730 17,38 101,543 3,4 180,230 6,04 315,381 10,56 2016 3.124,168 100 2.781 89,01 460,980 14,76 763,042 24,42 1.041,870 33,35 32,346.44 1,03 140,570 4,5 342,096 10,95 2017 4.803 100 4.103,312 85,43 524,290 10,92 1.218 25,36 1.209,847 25,19 317,569 6,61 238,299 4,96 595,307 12,39 2018 5.410 100 4.721,384 87,26 544,970 10,07 1.428,255 26,4 1.415,737 26,17 266.330 4,92 278,855 5,15 787,237 14,55

Nhìn chung, trong giai đoạn 2008-2018, các nhóm mặt hàng nông sản, khoáng sản, gỗ và các sản phẩm gỗ, điện năng và hàng dệt may vẫn giữđược vai trò của mình là mặt hàng XK chủ lực, chiếm tỷ lệ cao trong tổng kim ngạch XK cả nước góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế phát triển. Cơ cấu nhóm hàng này đang có sự chuyển dịch từ các sản phẩm nguyên liệu thô (khoáng sản, gỗ) sang các mặt hàng qua chế biến (sản phẩm nông sản chế biến, gỗ qua chế biến…), đặc biệt là sự tăng nhanh của các sản phẩm XK mới có hàm lượng công nghệ cao như linh kiện điện tử. Sự thay đổi tỷ

trọng các mặt hàng XK chủ lực được thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 2.2. Sự thay đổi tỷ trọng kim ngạch XK các mặt hàng XK chủ lực giai

đoạn 2008 - 2018

Dưới đây là thực trạng XK các nhóm hàng XK chủ lực cụ thể:

2.1.1.1. Các mặt hàng nông sản chủ lực

Ngành nông nghiệp là một trong những ngành rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Lào, không chỉđáp ứng tiêu dùng trong nước mà còn có khả năng XK rất lớn. Cùng với mở cửa hội nhập quốc tế, những lợi thế nhất định trong phát triển XK nông sản dựa trên tiềm năng sẵn có của địa phương đã giúp mặt hàng nông sản của Lào được XK sang thị trường nhiều nước trong khu vực và thế giới, tốc độ

tăng trưởng hàng năm từ 17% trở lên, ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong XK hàng hóa của Lào. Năm 2017, kim ngạch XK nông sản chung đạt khoảng 1 tỷ USD từ việc XK khoảng 98 mặt hàng nông sản, trong đó các mặt hàng nông sản chủ lực chiếm tới hơn một nửa giá trị XK này. Thị trường chính là Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc. Những mặt hàng nông sản chủ lực trong XK bao gồm:

a. Cà phê:

Với diện tích đất đỏ bazan trù phú, khí hậu thuận lợi, trong những năm gần đây, diện tích trồng cà phê của Lào đã tăng nhanh, từ 10.000 ha đầu những năm 2000 lên 20.000 ha (2008), lên tới 97.400 ha (2018), với diện tích khai thác là 82.980 ha (Cục 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2008 2014 2018 4,6 8,6 10,07 56,49 22,15 26,4 7,88 22,17 26,17 4,3 5,4 4,92 18,6 7,84 5,15 0 7,58 14,55 8,13 26,25 12,74

XNK, Bộ Công nghiệp và Thương mại Lào 2019, tr.1), tập trung chủ yếu tại vùng cao nguyên Bolaven gồm 3 vùng đất là huyện Pa Xoong - tỉnh Chapasak, huyện Tha Teng - tỉnh Xekong, huyện Lao Ngam - tỉnh Salavan (chiếm tới 98 - 99% của diện tích sản xuất cả nước). Hiện nay, Lào trồng hai loại cà phê chính là cà phê vối (cà phê Robusta) và cà phê chè (cà phê Arabica), năng suất thu hoạch cà phê bình quân dao

động khoảng 1,5- 2,5 tấn/ha, chủ yếu là cà phê vối, với 90% sản lượng và tỷ lệ XK lên đến 97%. Nguồn hàng dồi dào đã cho phép Lào đã XK một lượng cà phê lớn ra thị trường thế giới trong giai đoạn 2008 – 2018, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn, đạt 638,77 triệu USD.

Cà phê đã và đang trở thành một trong những mặt hàng XK chủ lực của Lào những năm gần đây. Tuy nhiên, phụ thuộc vào biến động thị trường thế giới kim ngạch và tốc độ tăng trưởng kim ngạch XK cà phê cũng có sự biến động như sau:

Bảng 2.2. Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng kim ngạch XK cà phê từ 2008 – 2018

Đơn vị: triệu USD, %

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Kim ngạch 23,62 14,80 22,45 63,06 66,47 72,74 80,34 51,38 96,32 77,69 69,90

Tốc độ

tăng trưởng - -37,34 51,69 180,89 5,41 9,43 10,45 -36.04 87.47 -19.34 -10,03

Nguồn: Cục XNK, Bộ Công nghiệp và Thương mại Lào.

Kim ngạch XK cà phê của Lào từ năm 2008 đạt 23,62 triệu USD, giảm xuống 14,8 triệu USD năm 2009, sau đó trong những năm 2009 – 2014 tăng liên tục, nhưng

đến năm 2014, giá cà phê của thế giới sụt giảm mạnh, do đó đến năm 2015, kim ngạch XK cà phê của Lào cũng có sự sụt giảm. Sau đó, nhờ sựđiều chỉnh thích hợp về giá cùng với việc mở rộng thị trường với nhu cầu ngày càng tăng từ các quốc gia láng giềng, đặc biệt là từ Trung Quốc và Việt Nam, kim ngạch XK cà phê tăng trở lại: năm 2015, XK 21.159 tấn, trị giá 51,38 triệu USD; năm 2016, XK 51.383 tấn, trị giá 96,32 triệu USD; năm 2017, XK 28.320 tấn, trị giá 77,69 triệu USD; và năm 2018, XK 31.495 tấn, trị giá 69,90 triệu USD (Cục XNK, Bộ Công nghiệp và Thương mại Lào 2019, tr.1).

Về cơ cấu sản phẩm: Lào trồng hai loại cà phê chính là cà phê vối (cà phê Robusta) và cà phê chè (cà phê Arabica). Cà phê nhân được chế biến theo 2 phương pháp khô (đối với cà phê Robusta) và ướt (đối với cà phê Arabia). Theo ước tính, khả

năng chế biến công nghiệp đáp ứng được từ 18.000 tấn đến 20.000 tấn cà phê XK, còn lại là các cơ sở chế biến lẻ, nông dân tự chế biến bằng các phương pháp thủ công. Về thị trường XK chính của cà phê Lào là châu Âu, châu Mỹ, hiện đang mở

Về tiềm năng: Cà phê Lào nổi tiếng về mùi vị và là cà phê sạch không có hóa chất, nhưng do thiếu sựđầu tư công nghệ sau thu hoạch, thiếu thiết bị bảo quản hiện

đại, việc thu hoạch và bảo quản thủ công khiến chất lượng thấp, sức cạnh tranh thấp, giá cả thấp hơn khoảng 10% so với thế giới. Vì vậy, dù tăng trưởng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch XK nông sản chủ lực, và được ưu đãi GSP từ nhiều nước, nhưng ngành XK cà phê của Lào vẫn được đánh giá là dưới tiềm năng.

b. Mt hàng rau qu:

Mặt hàng rau quảđược trồng chủ yếu tại Cao nguyên Bolaven nằm về phía nam của Lào, có khí hậu ôn đới và điều kiện đất đai tốt, rất phù hợp với trồng và sản xuất các loại rau quả như: bắp cải, cải thảo, khoai tây, khoai lang, gừng, su su, cà rốt... Đặc biệt khu vực Pacxong, tỉnh Chămpasak có diện tích đất sản xuất khoảng 392.710 ha, chiếm 60% của diện tích cao nguyên Bolaven. Diện tích canh tác và sản lượng rau quả sản xuất ngày càng tăng lên, từ 27.031 ha, sản lượng đạt 262.426 tấn năm 2010, lên 37.862 ha, sản lượng sản xuất đạt 648.260 tấn năm 2015. Với sản lượng dồi dào như vậy, bên cạnh tiêu thụ trong nước, sản phẩm rau quảđược XK ra nước ngoài, trong đó chủ yếu là Thái Lan. Trong giai đoạn 2008 - 2018, tổng kim ngạch kim ngạch XK rau quả của Lào đạt 411,259 triệu USD. Cụ thể như sau:

Bảng 2.3. Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng kim ngạch XK rau quả từ 2008 – 2018

Đơn vị: triệu USD, %

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Kim ngạch 7,70 8,97 10,38 12,24 16,65 19,23 21,25 22,55 81,22 112,5 98,57

Tốc độ tăng trưởng - 16,49 15,72 17,92 36,03 15,5 10,5 66,12 260,12 38,51 -12,38

Nguồn: Cục XNK, Bộ Công nghiệp và Thương mại Lào.

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch XK trong giai đoạn này liên tục tăng nhanh, đỉnh

điểm vào năm 2017 đạt 112,5 triệu USD. Tuy nhiên, đây là mặt hàng chịu nhiều ảnh hưởng với khí hậu tự nhiên, rau quả tại Lào được trồng chủ yếu vào mùa mưa, còn mùa khô rất khó khăn vì chưa có dự án thủy lợi nào để phục vụ cho sản xuất, hiệu quả sản xuất sản phẩm không đáp ứng được sự cần thiết của thị trường, mùa mưa mặt hàng nhiều giá cả thấp ngược lại mùa khô mặt hàng không đủ mức tiêu thụ của người tiêu dùng. Hơn nữa, sản lượng rau quả cũng chịu ảnh hưởng lớn từ thiên tai. Năm 2018, do thiên tai, lũ lụt nên sản lượng rau củ quả bị sụt giảm, sản lượng và giá trị

XK cũng bị sụt giảm còn 98,569 triệu USD. Mặc dù vậy, mức tăng trưởng của kim ngạch XK hàng nông sản rau quả của CHDCND Lào vẫn đạt 46,46% trong giai đoạn này. Điều này khiến cho sản xuất rau quả của Lào vẫn còn tiến hành rải rác, sản xuất chưa nhiều loại sản phẩm, việc tổ chức nhóm sản xuất còn hạn chế, cơ chế quản lý

điều hành sản xuất chưa mạnh dạn và chưa có hệ thống kết nối với nhau. Mặc dù vậy rau quả vẫn được đánh giá là mặt hàng tiềm năng phát triển trong tương lai.

c. Mt hàng go:

Vị trí địa lý của Lào nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm, nắng nhiều và mưa nhiều với các khu vực đồng bằng châu thổ rộng lớn, dân số tập trung ở nông thôn khá cao đến 80% dân số, thuận lợi cho phát triển gạo nước. Do vậy, lúa gạo là mặt hàng nông sản lâu đời của Lào. Hiện nay, sản xuất gạo rất được chú trọng từ

Chính phủ Lào trong cả về tiềm năng sản xuất và diện tích sản xuất bằng các biện pháp, như thâm canh, xen canh, gối vụ hay áp dụng các biện pháp khoa học trong khâu gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và tạo giống chất lượng tốt, năng suất sản xuất lúa gạo của Lào ngày càng tăng lên.

Hình 2.3. Diện tích sản xuất và sản lượng gạo của Lào qua các năm

Nguồn: Bộ Nông - Lâm nghiệp nước CHDCND Lào

Diện tích gieo trồng và sản lượng tăng lên đã giúp cho Lào từ một nước thiếu lương thực dần đảm bảo an ninh lương thực và những năm gần đây XK một lượng lớn gạo, đảm bảo thu nhập, tạo công ăn việc làm cho khu vực nông thôn và doanh thu XK. Nếu như XK lúa gạo của Lào trong giai đoạn 2001-2005 có trị giá không đáng kể, từ năm 2007, XK lúa gạo của Lào đạt 13.016 tấn, trị giá 3.921.135 USD, và liên tục tăng. Tổng kim ngạch XK giai đoạn 2008 – 2018 là 332,04 triệu USD, tốc độ tăng trưởng kim ngạch trung bình đạt 35,37% cả giai đoạn, nhưng vẫn có sự thăng trầm. Quy mô kim ngạch và tốc độ tăng trưởng XK mặt hàng gạo của Lào trong giai đoạn 2008-2018 như sau:

Bảng 2.4. Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng kim ngạch XK gạo từ 2008 – 2018

Đơn vị: triệu USD, %

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Kim ngạch 201,67 6,79 6,01 3,49 3,14 3,76 4,20 12,67 13,59 31,16 45,56 Tốc độ tăng

trưởng - 36,90 -11,49 -41,93 -10,03 19,75 11,70 201,67 7,26 129,29 46,21

Nguồn: Cục XNK, Bộ Công nghiệp và Thương mại Lào.

Nhìn vào bảng trên cho thấy, năm 2008 kim ngạch XK 4,96 triệu USD so với năm 2007 tăng 26%, năm 2010 đạt 6.01 triệu USD, giảm xuống 11%, năm 2014 tăng

lên 11,7% so với năm 2013, đến năm 2015 rất bất ngờ tổng kim ngạch XK đạt 12,67 triệu USD tăng cấp 2 lần so với 2014. Trên đà này, năm 2016, Lào đã XK 200.000

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xuất khẩu hàng xuất khẩu chủ lực của lào trong những năm tới tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 39 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)