Phương thức xuất khẩu hàng xuất khẩu chủ lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xuất khẩu hàng xuất khẩu chủ lực của lào trong những năm tới tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 61 - 62)

Hiện nay, hàng XK chủ lực của Lào được XK qua một số phương thức sau:

Thứ nhất, XK trực tiếp: Hình thức này được thực hiện dựa trên các đơn đặt hàng của các nước như hợp đồng mua bán điện với Thái Lan, đơn đặt hàng sản phẩm linh kiện điện tử, dệt may, giày dép, nội thất văn phòng từ gỗ khoáng sản từ các bạn hàng. Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhẹ của Lào, đặc biệt là sản phẩm linh kiện điện tửđã có cố gắng trong việc tim kiếm và mở rộng thị

trường để thúc đẩy XK bằng hình thức trực tiếp. Bởi hình thức XK trực tiếp không chỉ nâng cao giá trị hàng XK của doanh nghiệp so với gia công mà còn tạo điều kiện tiếp cận nhu cầu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng tại từng thị trường. Tính đến nay, các doanh nghiệp Lào đã thiết lập mối quan hệ với khoảng 86.175 nhà bán lẻ tại các thị trường. Đặc biệt, trong vài năm trở lại đây, sau khi Lào đẩy mạnh các sản phẩm gỗ qua chế biến, đặc biệt là hàng nội thất. Các sản phẩm này đã được giới thiệu và có mặt tại những cửa hàng bán đồ nội thất chuyên nghiệp chiếm 80% toàn bộ nội thất bán lẻ của EU. Với phương thức này thì giá trị gia tăng trong trị giá một đơn vị

sản phẩm sẽ lớn hơn và điều quan trọng là nếu phương thức sản xuất kinh doanh này thành công nó cũng đồng nghĩa với việc các sản phẩm giầy dép do Lào sản xuất có một chỗđứng trên thị trường thế giới. Đây mới chính là cái đích mà các doanh nghiệp sản xuất và XK công nghiệp nhẹ, linh kiện điện tử của Lào cần hướng tới.

Thứ hai, XK gián tiếp: Là một lựa chọn ít rủi ro đối với thị trường quốc tế. Xuất khẩu trực tiếp cần một quan điểm chiến lược dài hạn, dựa trên hiểu biết sâu sắc thị

trường mục tiêu, về khía cạnh này, thị trường EU cùng khác thị trường Hoa Kỳ về

người tiêu dùng, kích cỡ sản phẩm và lịch sử hàng nội thật lâu đời. Tuy nhiên, vẫn có các cơ hội tốt cho các nhà XK từ các nước đang phát triển thông qua cách tiếp cận trực tiếp. Lựa chọn an toàn tại các thị trường cạnh tranh cao là tìm chỗđứng ở một vài thị trường thông qua XK gián tiếp. Khi đã hiểu biết nhiều về thị trường này, các nhà XK có thể XK trực tiếp.

Thứ ba, hình thức gia công XK. Hình thức này được áp dụng với các sản phẩm dệt may. Hiện EU là thị trường XK hàng dệt may lớn nhất của Lào, sau đó là Nhật Bản (12%), Hoa Kỳ (8%) và Canada. Song vấn đềở chỗ, tuy kim ngạch XK mặt hàng dệt may của Lào sang các thị trường này khá cao, tuy nhiên giá trị gia tăng mà Lào

thu lại thì rất thấp. Giá trị gia tăng mà Lào thu được chủ yếu từ giá trị nhân công mà giá trị nhân công trong mỗi một đơn vị sản phẩm lại quá thấp.

Các doanh nghiệp dệt may của Lào với 80% trong tổng số hơn 400 doanh nghiệp dệt may làm gia công cho các đối tác nước ngoài. Theo đó, các đối tác nước ngoài thực hiện tất cả các công việc từ việc cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào đến tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Trong các liên doanh sản xuất dệt may, giày dép, phía nước ngoài thường chịu trách nhiệm về kỹ thuật như nhập khẩu, cung cấp, vận chuyển máy móc và phần lớn các nguyên liệu và lo đầu ra cho các sản phẩm ở thị trường nước ngoài. Phía Lào chỉ cung cấp nhân lực, duy trì bảo dưỡng các thiết bị máy móc và chịu trách nhiệm quản lý nhân lực. Sự phụ thuộc nặng nề vào đối tác nước ngoài, không có cơ hội nắm bắt thị trường, bị động trong việc tiếp nhận đơn hàng và triển khai kế hoạch sản xuất, lợi nhuận rất thấp và ít vốn để tái đầu tư phát triển.

Ngoài ra, còn có một tác động do tâm lý chủ quan như do dựa vào nguồn nguyên liệu nước ngoài nên không chú trọng đến đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu trong nước. Phần lớn các doanh nghiệp dệt may, giày dép của Lào vẫn chưa thích ứng với các cung cách làm ăn mới nhưđầu tư phát triển sản xuất, gây dựng thương hiệu và phát triển quan hệ bạn hàng uy tín để quảng bá sản phẩm. Chính vì tâm lý thụđộng và phụ thuộc quá nhiều vào các đối tác nước ngoài nên tính cạnh tranh trong các doanh nghiệp Lào vẫn còn yếu. Với phương thức này theo phân tích thì các doanh nghiệp chi có thể lấy công làm lãi chứ không thể tạo được thương hiệu và hình ảnh doanh nghiệp mình trên thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xuất khẩu hàng xuất khẩu chủ lực của lào trong những năm tới tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)