chủ lực của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong những năm tới tầm nhìn
3.2.1. Các giải pháp của Nhà nước Lào nhằm tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu hàng xuất khẩu chủ lực trong những năm tới tầm nhìn đến năm 2030
Đẩy mạnh XK hàng hóa là vấn đề mà bất cứ quốc gia nào cần quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế của mình. Việc hình thành một hệ thống các biện pháp
đẩy mạnh XK trở thành công cụ quan trọng nhất để chiếm lĩnh thị trường nước ngoài. Mục đích của các biện pháp này là nhằm hỗ trợ sản xuất hàng XK với những chi phí thấp, tạo điều kiện cho người XK tự do cạnh tranh trên thị trường nước ngoài. Để
phát triển XK giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2025, Đảng và Nhà nước Lào cần thực hiện các giải pháp chủ yếu như:
3.2.1.1. Giải pháp về nguồn hàng xuất khẩu chủ lực
Thứ nhất, cần xây dựng chiến lược mặt hàng XK phù hợp với điều kiện và tình hình XK hiện nay của Lào trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Xây dựng chiến lược mặt hàng XK là quá trình tổng hợp mang tính liên ngành, từ khâu phân tích, dự báo, xác định mục tiêu, lựa chọn biện pháp thực hiện cho đến các khâu tổ chức thực hiện và kiểm tra. Vì vậy xây dựng chiến lược mặt hàng XK bao gồm: xác định quy mô, tốc độ XK sản phẩm, danh mục sản phẩm XK chiến lược, cơ cấu sản phẩm XK và thị trường XK chủ yếu.
Trong đó, khi xác định một mặt hàng XK chủ lực cần có ít nhất ba yếu tố cơ
bản: 1/ Có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định và luôn cạnh tranh được trên thị
trường đó. 2/ Có nguồn lực để tổ chức sản xuất với chi phí thấp tương đối so với các sản phẩm cạnh tranh khác để có thể vừa đảm bảo khả năng cạnh tranh vừa mang lại hiệu quả cao hơn. 3/ Có khối lượng kim ngạch lớn trong tổng khối lượng kim ngạch XK của quốc gia. Tuy nhiên vị trí của mặt hàng XK chiến lược không phải là vĩnh viễn mà trong quá trình phát triển luôn được diễn ra những vận động, biến đổi của thị
trường, kéo theo đó là sự vận động, biến đổi cơ cấu các sản phẩm làm thay đổi vị trí của các sản phẩm trên thị trường. Do vậy, việc xác định và xây dựng cơ cấu các sản phẩm XK chiến lược không chỉ căn cứ vào khả năng sẵn có và nội lực trong nước, vào nhu cầu và khả năng hiện tại của thị trường thế giới mà còn phải tính đến xu hướng và diễn biến thị trường trong tương lai.
Thứ hai, về quy hoạch và đầu tư vùng sản xuất hàng hóa XK: Thực tế cho thấy, Lào không thể cứ bám mãi các yếu tố lợi thế sẵn có trước đây là chi phí thấp, giá nhân công rẻ, giá hàng hoá cạnh tranh, khối lượng nhiều…để tham gia vào thị trường hàng hoá thế giới, mà cần phải xác định lại yếu tố cạnh tranh mới là chất lượng sản phẩm,
để từđó nâng cao giá trị hàng hoá trên một đơn vị sản phẩm. Đểđạt được mục đích trên, công việc đầu tiên và vô cùng quan trọng là công tác quy hoạch phát triển vùng hàng hóa XK và việc thực hiện nghiêm các quy hoạch đó. Trong đó, Nhà nước cần
phải rà soát, tiến hành điều tra tổng thể trên cả nước các vùng hiện đang sản xuất loại hàng hoá gì? có phù hợp với điều kiện khác. Ví dụ, đối với mặt hàng gạo, tại 7 đồng bằng lớn phải quy hoạch các sản phẩm phù hợp, như các loại gạo truyền thống (gạo kay, Noi), khuyến khích trồng ở tỉnh Xiêng khoảng (các huyện Meuang Paek, Khoun, Phoukood, Phaxay, Meuangkham) và tỉnh Hủa Phăn (các huyện Meuang, Sầm Nưa và Viêng Xay) với tổng diện tích là 13.000-15.000 ha mà có thể sản xuất 40.000- 50.000 tấn gạo. Đối với cà Phê, quy hoạch tập trung vào khu vực cao nguyên ở các huyện Pak Chong, Bachieng tỉnh Champasak, huyện Lau Ngam tỉnh Saravan, huyện Thateng tỉnh Sekong với tổng diện tích khoảng 130.000 ha, ước tính năng suất lên
đến 280.000 tấn. Đối với các mặt hàng hoa quả, quy hoạch vùng trồng chuối, dưa hấu, dứa ở các huyện TonPhueng tỉnh Bokeo, huyện Sing, Long tỉnh Luang Namtha, huyện Xay tỉnh Oudomxay, huyện PakOu, Chiang Ngearn, Luang Prabang tỉnh Luang Prabang, huyện Sepon tỉnh Savannakhet, huyện Lau Ngam Saravan; …
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành trung ương và địa phương trong việc xây dựng và triển khai thực hiện sản xuất hàng hoá theo quy hoạch. Nghiên cứu, ban hành các chính sách khuyến khích doanh nghiệp sản xuất hàng hóa theo quy hoạch đã được phê duyệt và có chế tài đủ mạnh xử phạt đối với các đơn vị doanh nghiệp vi phạm quy hoạch. Đây là công việc hết sức khó khăn, đòi hỏi phải kết hợp nhiều yếu tố như: tuyên truyền vận động, chính sách hỗ trợ của Nhà nước…
Thứ ba, nâng cao các mặt hàng XK chủ lực bằng cách gia tăng đầu tư cho sản xuất, chế biến. Khi Lào hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế, Lào sẽ phải bước vào một một “sân chơi” chung mà ở đó, không có bất kỳ rào cản hàng hóa dịch vụ hay vốn nào áp đặt. Hàng hóa nói chung, hàng XK chủ lực nói riêng của các nước thành viên sẽđược áp dụng mức thuế suất ưu đãi như nhau, như vậy, sức cạnh tranh của các sản phẩm sẽ tập trung vào giá cả và chất lượng của các sản phẩm. Chính vì vậy, yêu cầu về sự thay đổi về chất lượng và giá bán các sản phẩm của Lào đáp ứng yêu cầu cạnh tranh ngày càng không chỉ trên thị trường quốc tế mà còn ngay tại thị trường nội địa.
- Mặt hàng điện và khoáng sản là là nhóm có nhiều điều kiện thuận lợi trong XK và có khả năng tăng trưởng cao do giá cả của nhóm hàng này đang trong đà tăng mạnh. Để tiếp tục khai thác có hiệu quả cần phải tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các dự án khai thác khoáng sản của Lào. Đồng thời tăng cường công tác quản lý hoạt động của các dự án khai thác khoáng sản, nâng cao năng lực trình độ của đội ngũ lao động và không ngừng cải tiến quy trình sản xuất, các phương tiện, trang thiết bị sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
- Đối với mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ. Do Chính phủ chủ trương tăng cường công tác bảo vệ môi trường sinh thái rừng và tăng diện tích rừng phủ xanh nên đã triển khai kiểm soát chặt chẽ và hạn chế XK gỗ chưa thành phẩm nên XK mặt hàng này cũng sẽ giảm dần và chuyển dịch cơ cấu XK theo hướng XK bán thành phẩm và thành phẩm. Do vậy, để tiếp tục duy trì và phát triển mặt hàng XK gỗ trong những năm tới, Lào sẽ phải tiếp tục tăng cường đầu tư, tạo năng lực mới cho sản xuất, chế
biến sản phẩm gỗ XK. Đẩy mạnh hiện đại hoá công nghiệp chế biến quy mô lớn và từng bước phát triển công nghiệp chế biến quy mô nhỏở các vùng nông thôn và làng nghề truyền thống. Cùng với đó các doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ cần phải liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị sản xuất, chế biến gỗ XK, trong
đó mỗi doanh nghiệp sẽ chuyên môn hoá một khâu trong chế biến sản phẩm. Ngoài ra, cần phát triển mặt hàng gỗ nội thất và gỗ mỹ nghệ XK để tận dụng khai thác nguồn nguyên liệu quý.
- Đối với mặt hàng nông sản là những sản phẩm XK chủ lực có tiềm năng với cơ cấu sản phẩm ngày càng đa dạng. Mặt hàng này hiện đang gặp sự cạnh tranh rất lớn về chất lượng sản phẩm. Do đó, để tăng cường XK mặt hàng này, đồng thời mở
rộng và phát triển thị trường trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp sau: 1/ tập trung thâm canh diện tích đã trồng để nâng cao năng suất, áp dụng và đẩy mạnh các giống cây mới trong nuôi trồng. 2/ Đảng, Nhà nước Lào cần tạo điều kiện thu hút
đầu tư nước ngoài và đẩy mạnh sản xuất trong nước đặc biệt là sản xuất mặt hàng nông sản phục vụ XK. 3/ Các doanh nghiệp XK cũng cần tăng cường áp dụng khoa học công nghệ và kỹ thuật tiên tiến vào trồng và chế biến nông sản nhằm tăng năng suất, chất lượng và chủng loại sản phẩm; giảm thiểu tối đa và tránh sử dụng các phương pháp bảo quản có chất nguy hại đến sức khoẻđặc biệt là những chất cấm sử
dụng; xử lí triệt đề các chất kích thích, các kháng sinh bơm chích trong các sản phẩm. - Đối với mặt hàng dệt may, để tháo gỡ những khó khăn và nâng cao giá trị XK, cần thực hiện một số giải pháp tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, từng bước CNH, HĐH cơ sở hạ tầng của ngành dệt may, nâng cao tay nghề lao động, tổ
chức các chương trình xúc tiến thương mại vào các thị trường EU, Mỹ, Nhật bản. Chính phủ có các biện pháp hỗ trợ về vốn, thuế VAT…
Thứ tư, bên cạnh việc tăng cường XK các mặt hàng XK chủ lực, việc nghiên cứu và phát triển những mặt hàng mới có tiềm năng XK, có lợi thế về sản xuất và thị
trường là điều rất cần thiết như sản phẩm chăn nuôi, thủ công mỹ nghệ. Hiện Lào hiện có 572 trang trại nuôi khoảng 284.450 con lợn, 180 trang trại nuôi gia súc khác. Nếu áp dụng kỹ thuật chế biến hiện đại nhằm cải thiện chất lượng và sử dụng các biện pháp marketing, thì đây sẽ là mặt hàng XK quan trọng trong tương lai. Đẩy mạnh
XK du lịch dựa trên những tiềm năng du lịch hiện có. Đến năm 2025 hình thành một số trung tâm dịch vụ tổng hợp và các điểm phục vụ tour du lịch hấp dẫn. Bảo tồn khai thác vẻ đẹp, cảnh quan thiên nhiên, rừng và các loại thú quý, hiếm, các di tích văn hóa - lịch sửđể phát triển du lịch hấp dẫn phục vụ khách thăm quan, đây là tiền đềđể đẩy mạnh sự phát triển thương mại nội địa như: hàng thủ công, mỹ nghệ, lưu niệm,
đặc sản, thực phẩm, văn hóa phẩm và đồng thời cũng là một hình thức thúc đẩy XK tại chỗ thông qua con đường phát triển du lịch.
3.2.1.2. Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu hàng xuất khẩu chủ lực
Thứ nhất, Chính phủ Lào tiếp tục tích cực và chủđộng tiến hành đàm phán và ký kết các hiệp định song phương, tham gia tích cực vào các hiệp định khu vực thực hiện hội nhập kinh tế quốc tếđầy đủ và sâu rộng để tạo điều kiện tiếp cận thị trường rộng lớn cho hàng hóa và dịch vụ XK của Lào. Tăng cường củng cố các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Việt Nam... và khai phá mạnh các thị trường mới ở Trung
Đông, châu Phi và Mỹ La-tinh cho phát triển XK; mở cửa sớm các thị trường dịch vụ
hỗ trợ XK tiên tiến, hiện đại cho các nhà đầu tư nước ngoài nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng XK.
Đối với thị trường Châu Á, hiện nay Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, là những bạn hàng lâu năm và vẫn là thị trường hứa hẹn nhiều tiềm năng tăng trưởng đối với hoạt động XK hàng hóa của Lào. Do vậy, trong thời gian tới, các doanh nghiệp XK của Lào cần tiếp tục nâng cao năng suất và chất lượng các mặt hàng, đồng thời chú ý
tìm kiếm bạn hàng tiêu thụ lâu dài, ổn định, đồng thời tích cực tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại và thâm nhập sâu vào các tỉnh nội địa. Bên cạnh những thị trường truyền thống này, Lào cần chú trọng khai thác thị trường một số nước ASEAN như: Campuchia, Malaysia, Singapore, Philipine, Indonesia. Với tốc độ tăng trưởng kinh tếổn định, mức tiêu thụ hàng hoá tăng, các thị trường này sẽ là những thị trường XK hấp dẫn của nhiều nước, trong đó có Lào. Bên cạnh đó, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ
là những thị trường có nhiều tiềm năng Lào có thể khai thác để tăng kim ngạch XK. Một số mặt hàng Lào có thể XK vào thị trường Nhật Bản gồm hàng dệt may, hàng thủ công, đồ gỗ, cà phê, và rau hoa quả. Trong thời gian tới các doanh nghiệp XK hàng hóa Lào cần tiếp tục nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh các mặt hàng XK sang thị trường này. Các doanh nghiệp cũng cần có biện pháp đảm bảo vệ sinh kiểm dịch và an toàn thực phẩm cho hàng nông sản XK, xây dựng bạn hàng lâu dài ổn định, và tổ chức tốt hoạt động xúc tiến thương mại, cũng như tổ chức thị trường XK tới Nhật Bản để chinh phục người tiêu dùng tại thị trường này. Ngoài ra Nhà nước Lào cần tranh thủ triệt để đón làn sóng đầu tư của các quốc gia để sản xuất nhiều hàng XK sang các quốc gia này và sang các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.
Đối với thị trường Châu Âu là một thị trường nhập khẩu hàng năm với kim ngạch lớn. Tuy vậy, việc giữ vững được vị trí ở thị trường này là không dễ dàng, do những ưu thế của hàng hóa Lào phần lớn mang tính tạm thời, không bền vững. Thị
trường Châu Âu có thể chia thành hai nhóm, là thị trường EU và một số thị trường khác ngoài EU như Na Uy, Thuỵ Sĩ, Nga, Anh. Đối với EU, các ưu đãi GSP dành cho Lào đóng vai trò quan trọng trong XK của Lào sang thị trường này trong thời gian qua. Các ưu đãi này sẽ tiếp tục được duy trì trong thời gian tới, và khi tận dụng
được, XK của Lào sang EU sẽđạt kết quả khả quan. Lào cần đẩy mạnh XK các sản phẩm khác được hưởng ưu đãi GSP như cà phê, chè và chè Paraguay, giày dép, thực phẩm đóng hộp, sản phẩm nhựa và cao su, và đặc biệt chú ý các sản phẩm khác mà Lào có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới như hàng nông-lâm sản, thủ công mỹ
nghệ và một số sản phẩm công nghiệp.
Châu Úc: Úc là thị trường đang có tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài cao, trong đó đáng kể phải nói tới mặt hàng đồ gỗ và các sản phẩm về gỗ. Thị trường này còn nhiều tiềm năng để các doanh nghiệp của Lào có thể
khai thác các mặt hàng XK như hàng dệt may, giầy dép, linh kiện điện tử, các mặt hàng nông sản như cà phê, và lúa gạo. Cần tổ chức nhiều hơn hoạt động xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường sâu, rộng.
Thị trường Châu Mỹ là một thị trường nhiều tiềm năng cho hoạt động XK hàng hóa của Lào trong giai đoạn hiện tại và tương lai. Trong thời gian vừa qua, thị trường này là một thị trường lớn của nhiều quốc gia lớn trên thế giới. Do vậy, để phát triển thị trường XK hàng hóa tại khu vực này, bên cạnh sự nỗ lực của tất cả các bên có liên quan, cần có sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng từ phía Nhà nước, và Chính phủ
Lào trong công tác mở rộng thị trường XK hàng hóa.
Thị trường thị trường Trung Đông, Châu Phí, Tây Á, Nam Á Khu vực thị trường Trung Đông - Nam Á - Châu Phi là khu vực thị trường có những đặc thù riêng. Bên cạnh yếu tố tôn giáo chặt chẽ, khu vực thị trường này có khoảng cách địa lý xa xôi khi Lào XK hàng tới. Do vậy, nguồn thông tin thị trường còn rất nhiều hạn chế, và chưa được nhiều doanh nghiệp nước ngoài chú ý. Bên cạnh đó, ngoài các quốc gia thuộc khu vực Nam Á, ngoại trừẤn Độ, đa phần là quốc gia có mức thu nhập thấp, và tình hình kinh tế, chính trị còn chứa đựng nhiều bất ổn. Một vấn đề lớn đặt ra trong