Hiệu quả xuất khẩu hàng xuất khẩu chủ lực chủ lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xuất khẩu hàng xuất khẩu chủ lực của lào trong những năm tới tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 62 - 79)

Trong giai đoạn 2008-2018, hoạt động XK hàng XK chủ lực của Lào đã có những bước tiến vượt bậc, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế xã hội quốc gia. Đánh giá từ các chuyên gia cho thấy, các mặt hàng XK chủ lực của Lào đến nay vẫn là những mặt hàng có lợi nhuận cao, mang về nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Ví dụ, năm 2013 đến 2017, Lào đã thu được hơn 3.173 tỷ USD từ XK khoáng sản, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước hơn 2 tỷ USD từ các khoản thuế dưới hình thức thanh toán nhượng bộ, tiền bản quyền, thuế lương, cổ tức và thuế giá trị gia tăng, tương đương bình quân 150 triệu USD/ năm. Doanh thu từ XK hàng XK chủ lực của Lào chủ yếu để phục vụ bình ổn giá các mặt hàng XNK của Lào, đảm bảo ổn định

đồng Kíp và nguồn vốn phát triển kinh tế – xã hội, góp phần đáng kể vào việc phát triển cơ sở hạ tầng các địa phương đặt dự án, tạo việc làm cho người dân, tạo cơ sở

phát triển đô thị hóa nông thôn.

Xuất khẩu hàng hóa nói chung, hàng XK chủ lực nói riêng phát triển là đầu tầu kéo theo sự phát triển của kinh tế cả nước, mà trước hết là doanh nghiệp. Theo số liệu

mới nhất của Cơ quan đăng ký doanh nghiệp Bộ Công nghiệp và Thương mại Lào, tính đến năm 2018, cả nước Lào có 100.000 doanh nghiệp, trong đó 80% doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân. Trong khu vực tư nhân, có 91,8% doanh nghiệp trong nước, 8% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 0,2% doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước (The Lao National Chamber of Commerce and Industry 2018, tr.5). Các doanh nghiệp này tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và xây dựng, dịch vụ – những ngành nghề phục vụ cho hoạt động XK. Tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất sẽ có tác động tích cực đến thị trường việc làm. Tính đến năm 2018, tổng số dân trong độ tuổi lao động của Lào là 4.758.031 người, trong đó khoảng 16% làm việc trong các doanh nghiệp, nhà máy (Ministry of Planning and Investment Lao Statistics Bureau2018). Đặc biệt, khu vực ngành hàng XK chủ lực đã tạo một lượng lớn công ăn việc làm cho lao động, ví dụ ngành khoáng sản tạo việc làm cho hơn 20.000 lao động, các nhà máy sản xuất linh kiện điện tửđã thu hút 8.000 lao động địa phương, ngành dệt may thu hút hơn 300.000 lao động (trong đó, phụ nữ chiếm 90% lực lượng lao động và 0,5% người nước ngoài) với mức thu nhập cao hơn 1,5 lần thu nhập bình quân của Lào.

Sự gia tăng cơ hội kinh tếđã dẫn đến thu nhập khả dụng cao hơn và chất lượng cuộc sống tốt hơn cho dân số nói chung. Tổng thu nhập quốc dân trên đầu người (GNI) của quốc gia là 1.996 USD vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn từ 1.230 USD của các quốc gia kém phát triển. An sinh xã hội được cải thiện, theo ước tính của WB, số

lượng người đóng bảo hiểm đã tăng 13%, từ 88.000 người trong năm 2015 lên gần 100.000 người trong năm 2017.

Xuất khẩu hàng XK chủ lực tăng mạnh, góp phần vào tăng trưởng nền kinh tế

của Lào trong thời gian qua. Chỉ số thâm hụt kinh tế của đất nước là 33.7, khá gần với giới hạn tối thiểu là 32 (Angaindrankumar Gnanasagaran 2018). Vào tháng 3/2018, Ủy ban Chính sách Phát triển (CDP) của Liên Hợp Quốc đã tuyên bố rằng Lào đã hoàn thành các tiêu chí để ra khỏi vị trí Quốc gia kém phát triển (LDC).

2.2. Thực trạng hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu hàng xuất khẩu chủ lực của Lào

Nhận thức rõ tầm quan trọng của ngành XK, đặc biệt là XK hàng XK chủ lực

đối với sự phát triển kinh tế của đất nước, Chính phủ đã đề ra chiến lược phát triển và khuyến khích việc XK hàng hóa là: “Khuyến khích việc XK hàng hóa có trọng điểm, gắn chặt với sản xuất, thị trường và đảm bảo việc XK bền vững, địa vị thị trường thích hợp, và được hưởng ưu đãi của nước ngoài”, xây dựng, ban hành hệ

thống văn bản pháp quy để hướng dẫn, khuyến khích, đẩy mạnh XK hàng XK chủ

lực như: 1/ Hệ thống pháp lý cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh: Chiến lược tạo

2022); Luật Doanh nghiệp năm 2005 (nay là Luật Doanh nghiệp năm 2013); Luật xúc tiến đầu tư nước ngoài năm 2009 (nay là Luật Xúc tiến đầu tư số 14/NA năm 2017); Luật Bảo vệ tiêu dùng số 02/NA năm 2010; Luật Giải quyết tranh chấp kinh tế năm 2010; Luật thuế số 04/NA năm 2011; Luật Giao dịch điện tử số 20/NA năm 2012; Luật Cạnh tranh số 60/NA năm 2015; Luật bảo vệ thương mại điện tử số 25/NA năm 2017; Lệnh số 025 của Chính phủ về cải thiện quá trình kinh doanh… 2/ Hệ thống pháp lý quản lý Nhà nước về XK: Nghị định số 205/PM ngày 11/10/2010 của Thủ

tưởng Chính Phủ Lào về Quản lý Nhà nước đối với hoạt động XNK; Nghị định số

114/PM ngày 06/04/2011 của Văn phòng Thủ tướng Chính phủ về XNK hàng hóa; Sắc lệnh số 24 của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/9/2004 về tạo điều kiện thuận lợi cho XNK và lưu thông hàng hóa trong nước; Thông tư Danh mục hàng hóa cấm hàng hóa XNK số 0973/OIE của Bộ Công nghiệp và Thương mại; Hướng dẫn số 1753/ GK.BK, ngày 29/3/2019 về sử dụng hệ thống thuế một cửa để cấp giấy phép XNK, quá cảnh hoặc nhập khẩu để XK của Cục XNK; Quyết định số 0538/MOST của Bộ

trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về tiêu chuẩn quốc gia về sản phẩm cao su, ngày 16/5/2017;... Một số cơ chế, chính sách chính nhằm đẩy mạnh, phát triển XK hàng XK chủ lực của Lào trong những năm qua đó là:

2.2.1. Cơ chế, chính sách thu hút vn đầu tư, m rng sn xut hàng hóa

Để tạo đà phát triển đối với các mặt hàng XK chủ lực rất cần có chính đầu tư, tín dụng thích hợp cho quá trình kinh doanh, nhằm chuyển hóa các yếu tố lợi thế, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Từ năm 1989, Quốc hội Lào đã ban hành Luật đầu tư nước ngoài và luật đầu tư trong nước, được sửa đổi và bổ sung một sốđiều (1994 và 2004), và hiện nay được thay thế bởi Luật Xúc tiến đầu tư số 14/NA năm 2017, nhằm thúc đẩy đầu tư, xúc tiến và sản xuất trong nước cũng như khuyến khích và thu hút vốn và công nghệ bên ngoài, trong đó đã dành nhiều ưu đãi cho những doanh nghiệp sản xuất hàng XK. Luật Xúc tiến đầu tư

năm 2017 quy định các lĩnh vực ưu tiên đầu tưđó là: khoa học công nghệ, nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ; du lịch sinh thái; giáo dục và đào tạo; xây dựng bệnh biện và thiết bị y tế; đầu tư và phát triển dịch vụ, công trình công cộng; tài chính vi mô; và các cửa hàng bách hóa hiện đại. Đồng thời, mỗi lĩnh vực sẽđược hưởng các lợi ích và ưu đãi phù hợp với địa điểm hoạt động: Vùng 1 bao gồm các khu vực nghèo, xa và thiếu cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện đầu tư. Vùng 2 bao gồm các khu vực có cơ

sở hạ tầng kinh tế xã hội tốt có thể tạo điều kiện đầu tư. Chính phủ miễn thuế, ưu đãi thuế từ 4 - 15 năm cho các công ty trong Vùng 1 và 2. Vùng 3 bao gồm các Khu kinh tếđặc biệt (SEZ), vùng này được ưu đãi bởi các quy định riêng.

Các quy định xúc tiến đầu tưđã có tác dụng tích cực, tạo môi trường thuận lợi

để thu hút được một lượng vốn đầu tư khá lớn, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng sản xuất XK của Lào những năm qua. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Lào năm 2017 đạt 1,7 tỷ USD (ASEAN Investment Report 2018), tính trong giai đoạn 1991-2017 trung bình đạt 221,16 triệu USD/ năm (Laos Foreign Direct Investment 2018, tr.1). Trong

đó, vốn đầu tư tập trung vào sản xuất điện năng, xây dựng cơ sở hạ tầng, các nhà máy sản xuất hàng hóa XK. Thu hút ODA năm 2018 đạt 770.18 triệu USD với 591 dự án (Ministry of Planning and Investment 2018, tr.10). Những khoản vốn này đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế trong những năm qua, mở rộng sản xuất, tạo nguồn hàng XK cho Lào trong thời gian qua.

Cùng với đó, với việc Nhà nước đã xóa bỏđộc quyền sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc kinh tế, trong đó có cả khu vực kinh tế như nhân dân được tham gia XK. Việc mở rộng quyền thương mại đã thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh chóng số lượng các doanh nghiệp tham gia XNK, nếu như năm 2001 có khoảng 160 doanh nghiệp tham gia XK, thì đến nay, số lượng các doanh nghiệp XK đã tăng lên nhanh chóng, hơn 10.000 doanh nghiệp tham gia lĩnh vực xuất, nhập khẩu hàng hóa với hơn 1.000 mặt hàng. Những điều đó có tác động tích cực tới phát triển XK. Mười năm qua, tổng kim ngạch XK đạt khoảng XK đạt hơn 29,65 tỷ USD, bình quân tăng 7,1%/năm.

2.2.2. Chính sách mt hàng xut khu ch lc

Trong những năm gần đây, Lào đã xác định rõ chiến lược XK là phải tăng nhanh tỷ trọng các sản phẩm chế biến trong nước và đẩy mạnh XK một số mặt hàng XK chiến lược. Theo đó, Lào cần phải xác định một số mặt hàng có thể thu hút được sự ưa thích của khách hàng, có sức cạnh tranh cao, có thể bán được trên thị trường quốc tế và coi đó là mặt hàng XK chiến lược. Cụ thể một số mặt hàng XK chiến lược ở

Lào hiện nay gồm các mặt hàng công nghệ thủ công, nông sản, lâm sản, điện, khoáng sản, linh kiện điện tử... Đây là các mặt hàng mà nhiều nước có nhu cầu cao, chất lượng tốt, giá thấp có thể bán chạy ở một số nước và thu được ngoại tệ cao. Mặt khác các mặt hàng này có thể khai thác và sản xuất trong nước có ưu thế thuận lợi về thiên nhiên, khí hậu, đất đai phù hợp, người lao động chịu khó... là cơ sở tốt để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Để quy hoạch các mặt hàng XK chủ lực, Bộ Công nghiệp và Thương mại đã ban hành Thông tư Danh mục hàng hóa cấm hàng hóa XNK số 0973/OIE, quy định các mặt hàng nhà nước quản lý, cho phép và cấm xuất - nhập khẩu. Theo đó, Lào cấm XK 9 loại mặt hàng (một số mặt hàng chưa chế biến như: gỗ, khoáng sản và cấm xuất một số thú rừng quý hiếm và các loại ma túy...). Ngoài ra có 07 mặt hàng phải xin

phép trước khi XK. Đây là một chính sách thương mại nhằm tăng cường việc quản lý xuất - nhập khẩu các mặt hàng có lợi cao nhất cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tránh tình trạng xuất - nhập khẩu bừa bãi gây tổn hại cho nền kinh tế. Theo Luật doanh nghiệp năm 2013, các doanh nghiệp muốn hoạt động XNK phải

đăng ký và xin phép hoạt động xuất - nhập khẩu các mặt hàng theo quy định. Có nghĩa là doanh nghiệp nào đăng ký xuất - nhập khẩu mặt hàng nào thì sẽ hoạt động xuất - nhập khẩu mặt hàng đó để tăng cường việc quản lý việc XNK và các mặt hàng XNK.

Cùng với quá trình phát triển hoạt động ngoại thương, hội nhập với nền kinh tế

bên ngoài nhằm góp phần thúc đẩy quá trình CNH, HĐH đất nước, Chính phủ Lào

đã xác định định hướng cho chính sách mặt hàng XNK là “Chuyển dịch cơ cấu XK theo hướng nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, các loại sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, thúc đẩy XK dịch vụ. Về nhập khẩu, chú trọng nhập thiết bị và nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, nhất là công nghệ tiên tiến”.

Để triển khai Chiến lược phát triển XNK hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2010 - 2020 và

đẩy mạnh XK trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu các Bộ, ngành, Chính quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các doanh nghiệp XNK phải quán triệt những nội dung cơ bản và thúc và xúc tiến thực hiện chính sách mặt hàng, với mục tiêu cơ bản là tiếp tục gia tăng tỷ trọng các sản phẩm chế biến, chế

tạo giảm dần tỷ trọng hàng thô. Theo hướng đó đến năm 2020, tỷ trọng của nhóm hàng nông - lâm sản sẽ chỉ còn 13,7% so với con số trên 39% như hiện nay. Tỷ trọng các mặt hàng chế biến, chế tạo sẽ tăng từ 31% lên khoảng 53% bao gồm hàng công nghiệp và công nghệ cao. Cùng với đó, Bộ Công nghiệp và Thương mại cũng đã xây dựng chiến lược phát triển ngành theo hướng chuyển sang sản xuất các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, công nghiệp có hàm lượng trí tuệ cao. Theo mục tiêu này, ngành công nghiệp sẽ tập trung phát triển 03 nhóm hàng: nhóm

đang có lợi thế cạnh tranh gồm chế biến nông - lâm sản, dệt may, giày dép, cơ khí, chế tạo thiết bị, lắp ráp cơđiện tử, xe máy, đồ gỗ, nhóm hàng tư liệu sản xuất, nhóm hàng công nghiệp tiềm năng và áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, công nghệ

vật liệu, công nghệ thông tin. Bên cạnh đó sẽ tiếp tục tập trung phát triển XK những mặt hàng có lợi thế về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động sẵn có như thủy sản, nông sản, dệt may, điện tử, các sản phẩm chế tác công nghệ trung bình... Trong đó, tăng dần tỷ trọng các mặt hàng công nghiệp mới có giá trị gia tăng cao, trên cơ sở thu hút mạnh đầu tư trong nước và nước ngoài vào lĩnh vực này. Ngoài ra, sẽ không khuyến khích và có lộ trình phù hợp hạn chếđầu tư sản xuất và XK các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp hoặc lĩnh vực sản xuất gây ô nhiễm môi trường… Việc nhập khẩu

sẽ được điều hành theo hướng khuyến khích nhập khẩu công nghệ cao, công nghệ

tiên tiến, công nghệ nguồn; hạn chế nhập hàng xa xỉ, ngăn chặn hàng hóa nhập lậu, tranh thủ mở cửa thị trường trong các hiệp định thương mại tự do mới đểđa dạng hóa thị trường nhập khẩu và nhập khẩu công nghệ nguồn…

Việc hoàn thiện chính sách mặt hàng XK của Lào nhằm hỗ trợ, thúc đẩy hoạt

động XK hàng hóa phát triển mạnh mẽ luôn là mối quan tâm của Đảng, chính phủ, các cấp và các ngành liên quan. Hàng năm, Chính phủ và Bộ Công nghiệp và Thương mại luôn tổ chức các buổi gặp gỡ các doanh nghiệp, các nhà XK để lắng nghe những

ý kiến phản hồi về hiệu quả của những bộ luật, văn bản thông tư dưới luật đã ban hành để kịp điều chỉnh những tồn tại hạn chế của các văn bản đó.

2.2.3. Chính sách phát trin th trường xut khu hàng xut khu ch lc

Trên cơ sở phân tích xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới và khu vực cũng như các yếu tố khách quan, chủ quan, Đại hội Đảng lần thứ VIII Đảng NDCM Lào đã xác định một trong những khâu then chốt của chiến lược phát triển XNK đến năm 2020 là mở rộng và đa phương hóa, đa dạng hóa thị trường trên cơ sở cân bằng lợi ích giữa các đối tác, tận dụng mọi khả năng để XK sang các thị trường với quan

điểm chủđạo là: “Củng cố vị trí ở các địa phương quen thuộc, khôi phục quan hệ với thị trường truyền thống, tìm hiểu thị trường và bạn hàng mới, giảm sự tập trung quá mức vào một thị trường. Tạo một số thị trường và bạn hàng lâu dài về những mặt hàng XNK chủ yếu, giảm XK qua các thị trường trung gian”.

Để mở rộng, phát triển thị trường, trước hết Chính phủ nước CHDCND Lào đã ra chiến lược “ổn định thị trường trong nước, giá cả hàng hóa bình ổn hay giao dịch có thể kiểm soát được, điều chỉnh việc cung - cầu phần lớn cho phù hợp với thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xuất khẩu hàng xuất khẩu chủ lực của lào trong những năm tới tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 62 - 79)