Thị trường xuất khẩu hàng xuất khẩu chủ lực chính của Lào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xuất khẩu hàng xuất khẩu chủ lực của lào trong những năm tới tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 55 - 61)

Trước năm 2000, thị trường XK của Lào còn khá hẹp, chủ yếu là một số nước

ở khu vực Châu Á. Từ năm 2001 đến nay, cùng với việc tăng cường thiết lập quan hệ

thương mại, hưởng Quy chếưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của 38 nước, thị trường XK của Lào đã được mở rộng và đa dạng hoá.

Bảng 2.11. Cơ cấu thị trường XK hàng hóa chủ yếu của Lào từ 2010-2016

Đơn vị: nghìn USD Khu vực/ Quốc gia 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng 1.908.745 1.898.022 1.597.135 2.987.772 2.572.201 2.985.095 3.124.169 Châu lục Châu Á 1.412.430 1.218.904 1.060.614 1.791.558 2.168.259 2.722.556 2.879.518 Châu Âu 172.615 157.520 82.973 427.389 258.089 219.210 181.403 Châu Đại Dương 279.020 474.151 438.536 723.330 104.839 3.868 1.030 Châu Mỹ 44.015 44.997 10.795 42.573 38.294 38.432 30.077 Châu Phi 351 993 80 2.889 2.673 992 32.090 Khu vực ASEAN 1.151.833 1.039.812 904.677 1.345.553 1.390.793 1.578.002 1.550.739 EU (27) 152.340 140.620 73.485 418.834 230.898 197.152 156.896 Quốc gia Trung Quốc 222.832 105.346 107.743 366.671 705.209 1.225 1.268 Thái Lan 1.022.056 841.708 694.739 956.019 916.720 1.382 1.780 Việt Nam 124.310 194.723 198.286 364.933 433.720 553 627 Hoa Kỳ 38.705 34.866 7.019 31.471 24.953 43 52 Nhật Bản 26.855 49.142 30.523 60.664 53.482 92 109 Đức 38.005 35.457 26.627 77.210 71.592 76 75 Hàn Quốc 793 1.659 8.127 2.570 6.862 6.366 2.104

Nguồn: Cục XNK, Bộ Công nghiệp và Thương mại Lào.

Thị trường chính XK của Lào nhìn chung là các nước ASEAN, châu Á và một số nước châu Mỹ, châu Âu. Từ năm 2016 đến nay, thị trường chính phân theo quốc gia của Lào khá ổn định. Năm 2016, thị trường lớn nhất của Lào là Thái Lan (40%), tiếp theo là Trung Quốc (28%), Việt Nam (14%), Ấn Độ (4%), Nhật Bản (2%), Đức (2%), Hoa Kỳ (1%). Năm 2018, thị trường lớn nhất vẫn là Thái Lan (46.9%), tiếp đó là Trung Quốc (22,99%), Việt Nam (16,36%), Ấn Độ (2,38%), Nhật Bản (1,60%),

Hình 2.5. Cơ cấu thị trường XK chính của Lào phân theo quốc gia 2016 - 2018

Trong tiểu mục này sẽ phân tích một vài các thị trường XK hàng XK chủ lực của Lào trong giai đoạn 2008-2018 là:

2.1.2.1. Các quốc gia thuộc khối ASEAN

ASEAN là một thị trường khá lớn với trên 600 triệu dân. Việc thực hiện đầy đủ

các cam kết theo CEPT/AFTA đã và đang tạo điều kiện cho hàng hoá Lào thâm nhập vào thị trường các nước ASEAN. Tuy nhiên, do cơ cấu hàng hóa của Lào và ASEAN có nhiều điểm giống nhau, Lào lại ở trình độ phát triển thấp hơn nên thời gian qua hàng hóa của Lào chưa thâm nhập được nhiều vào thị trường này, kim ngạch XK vào ASEAN có xu hướng tăng chậm, trong khi kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN tăng tương

đối nhanh nên nhập siêu từ khu vực này đang có xu hướng tăng mạnh.

Bảng 2.12. Kim ngạch XK một số mặt hàng XK chủ lực của Lào sang ASEAN từ 2008 - 2016

Đơn vị tính: triệu USD

Nhóm hàng 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Khoáng sản 370,663 278,345 16,589 14,341 9,676 17,377 501 1.488 1.305

Nông sản 46,658 56,239 153,018 36,732 47,612 75,611 42,163 42,903 49,168

Gỗ và SP từ gỗ 52,553 42,353 37,241 71,991 48,570 82,689 100,877 78,750 16,395

NL điện 107,990 100,620 113,200 327,160 502,190 589,810 570,250 518,730 1.041,870

Nguồn: Cục XNK, Bộ Công nghiệp và Thương mại Lào.

Trong số các mặt hàng XK chủ lực của Lào, có 03 mặt hàng rất có tiềm năng phát triển là lúa gạo, rau quả và hiện còn có năng lượng điện. Hiện lúa gạo của Lào vẫn là mặt hàng mà một số nước ASEAN đang rất cần cho nhu cầu trong nước. Hơn nữa, tại Lào có nhiều vùng đất phù hợp với việc trồng cây lúa cho năng suất và chất lượng cao, vì vậy trong thời gian qua các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan đang rất quan tâm tới các dự án trồng lúa tại Lào, đây là một trong những thuận lợi để Lào tiếp tục phát triển sản xuất lúa XK. Về rau quả,

40% 28% 14%

4%2%2%1%9%

2016

Thái Lan Trung Quốc Việt Nam

Ấn Độ Nhật Bản Đức Hoa Kỳ Khác 51% 25% 18% 3%2%1% 2018

Thái Lan Trung Quốc Việt Nam

mặc dù một số nước Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, vv… có nhu cầu tương đối lớn

đối, đặc biệt là rau quả tươi. Tuy nhiên, do vị trí địa lý vùng trồng rau củ cũng như

cơ sở vật chất, thị trường rau quả chủ yếu của Lào vẫn là Thái Lan. Vềđiện năng, do hạn chế về việc truyền tải nên rất khó để XK sang các nước ở xa, điện mới chỉ được XK sang một số thị trường lân cận như Thái Lan, Việt Nam và cả Singapore trong thời gian tới.

Do gần gũi về mặt địa lý, cùng những thuận lợi về hợp tác thương mại nội khối, ASEAN vẫn là thị trường XK quan trọng của Lào. Do vậy, cùng với việc tranh thủưu đãi từ CEPT/AFTA, làm tốt công tác thị trường ở tầm vĩ mô và ở cấp doanh nghiệp, cần khai thác thị trường Việt Nam, Thái Lan và Campuchia trong bối cảnh mới, coi đây là thị trường trung gian đưa hàng hoá của Lào sang các thị trường khác trong khu vực. Đối với nhóm hàng trùng lặp cần có những đàm phán thoả thuận nhằm tránh những tranh chấp không đáng có trong trao đổi thương mại.

2.1.2.2. Thị trường Trung Quốc

Với 1.300 triệu dân, tốc độ tăng trưởng cao, Trung Quốc vẫn luôn là thị trường XK hấp dẫn với bất cứ quốc gia nào. Những năm qua, thương mại giữa Lào và Trung Quốc đã tăng trưởng ổn định, đặc biệt là theo ACFTA. Hiện Lào đang được hưởng

ưu đãi thuế quan từ Trung Quốc cho CLM (hoặc SPT) đối với 459 mặt hàng.

Trung Quốc là một đối tác thương mại hàng hóa quan trọng của Lào. Trong giai

đoạn từ 2005 – 2009, Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu thứ 7 của Lào, kim ngạch XK hàng hóa Lào sang thị trường này trung bình đạt 190.090,969 USD. Từ năm 2010, hàng hóa của Lào xuất sang Trung Quốc tăng lên nhanh chóng. Hiện Trung Quốc giữ

vị trí thứ là thị trường thứ 2 của Lào sau Thái Lan với các sản phẩm chủ yếu là khoáng sản, hàng nông sản, gỗ và các sản phẩm từ gỗ.

Cho đến nay và trong những năm tiếp theo, Trung Quốc vừa là bạn hàng quan trọng đầy tiềm năng, vừa là đối thủ cạnh tranh của Lào. Vì vậy, Lào cần tích cực, chủ động hơn trong việc thúc đẩy buôn bán với Trung Quốc, đặc biệt chú trọng là các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, Trung Quốc. Một trong những phương cách là tranh thủ

thoả thuận ở cấp chính phủ về trao đổi một số mặt hàng với số lượng lớn, trên cơ sở ổn định, thúc đẩy buôn bán chính ngạch. Bên cạnh đó, Lào nên có chính sách thích hợp, coi trọng buôn bán biên mậu, tận dụng phương thức này để gia tăng XK hàng hóa.

2.1.2.3. Các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU)

Là quốc gia kém phát triển, Lào được hưởng Chương trình Ưu đãi thuế quan phổ cập GSP, hiện nay, EU là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Lào. Kim ngạch XK hàng hóa của Lào sang thị trường EU những năm gần đây có xu thế tăng cao, năm

2017, Lào XK sang EU 235 triệu EUR, năm 2018, con số này là hơn 300 triệu EUR (European Commission 2019, tr.1). Những nhóm hàng có kim ngạch XK vào thị

trường EU ổn định và liên tục tăng từ năm 2008 đến nay như sản phẩm cà phê, và dệt may. Cà phê là một trong những mặt hàng hóa đang khai thác tốt và có thị phần tương

đối lớn ở khu vực này. Kim ngạch nhập khẩu của EU đối với các sản phẩm thực phẩm chủ lực Lào như sau:

Bảng 2.13. Top các mặt hàng thực phẩm Lào XK sang EU từ 2014 – 2018

Đơn vị: triệu EUR

Mặt hàng Giá trị % 2014 2015 2016 2017 2018 Tỷ trọng trong mặt hàng thực phẩm 2018 Tăng trưởng 2017-2018

Cà phê chưa rang, trà cân và các

sản phẩm của nó 24 31 23 18 17 56,7 -5,6

Gạo 3 3 4 3 5 16,7 66,7

Rau quả tươi, ướp lạnh và sấy khô 0 3 3 2 3 10,0 50

Gôm, nhựa và các chất chiết xuất

thực vật 1 1 1 3 2 6,7 -33,3

Củ, rễ và cây sống 0 2 2 1 1 3,3 0,0

Trái cây tươi hoặc khô; cam quýt

& trái cây nhiệt đới 0 2 1 1 1 3,3 0,0

Trái cây nhiệt đới, tươi hoặc khô,

các loại hạt và gia vị 0 2 1 1 1 3,3 0,0

Nguồn: Directorate-General for Agriculture and Rural Development 2019.

Việc các sản phẩm này trở thành mặt hàng XK chủ lực tại thị trường EU ngoài những nguyên nhân khách quan như chính sách của EU đối với Lào đang dần được hoàn thiện, bên cạnh đó là sự nhận thức về thị trường EU của doanh nghiệp Lào đã có những bước chuyển biến rõ rệt. Chính vì vậy, việc sản xuất chế biến, tiêu thụ hàng hóa, và XK sản phẩm sang thị trường EU đã được chuyên sâu, nắm bắt thị hiếu tiêu dùng tốt hơn.

Tuy nhiên, nếu so sánh Lào với nhiều quốc gia XK khác vào thị trường EU thì có thể nói sức cạnh tranh của hàng hóa Lào còn yếu, có những sản phẩm không vượt qua được rào cản thị trường để thâm nhập vào EU, ví dụ như củ cải đường và mía liên tục được xuất đạt 20 triệu EUR vào năm 2014 đến 29 triệu EUR năm 2017, nhưng

đến năm 2018 lại không xuất được sang EU, hay các chế phẩm của rau, trái cây hoặc các loại hạt XK sang EU từ năm 2014 đến năm 2016 giữa vững kim ngạch 01 triệu EUR, nhưng đến năm 2017 đến nay lại không xuất được sang EUR. Thêm vào đó, một bất lợi đối với Lào là nhiều quốc gia thuộc Châu Âu - EU chưa có nhiều thông

tin về hàng hóa Lào, ngược lại các doanh nghiệp XK của Lào thậm chí cũng thiếu thông tin về doanh nghiệp, và thị trường Châu Âu.

Một phần nguyên nhân cho việc thâm nhập khó, hay thậm chí hạn chế trong việc chinh phục người tiêu dùng tại khu vực Châu Âu là do các doanh nghiệp Lào chưa thực sự quan tâm đầu tư cho chiến lược chất lượng sản phẩm gắn liền với xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm. Mẫu mã, bao bì hàng hóa của Lào vẫn còn quá sơ sài, đơn điệu. Mặt khác, ý thức về tầm quan trọng của công tác xúc tiến thương mại chưa cao, giới thiệu quảng bá hàng hóa của các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp ngành nông nghiệp nói riêng vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Khả năng thu thập thông tin, phân tích thị trường của các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp còn rất hạn chế. Các nghiên cứu sâu về thị trường EU đối với hàng hóa mới chỉđược triển khai có tính chất đơn lẻ, chưa được tập hợp thành các tài liệu tham khảo. Do vậy, muốn hàng hóa Lào có khả năng cạnh tranh tại thị trường EU, các doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư cho việc xây dựng thương hiệu hàng hóa, coi trọng đăng ký

thương hiệu, thiết kế nhãn mác và mẫu mã, bao bì cho sản phẩm, liên kết với người sản xuất nguyên liệu đăng ký xuất xứ hàng hóa, và đảm bảo các chứng chỉ cần thiết khi XK vào thị trường EU. Thương hiệu không chỉ là của doanh nghiệp mà còn là của cả nhà nông. Cần liên kết với nông dân, trong đó nông dân có trách nhiệm đảm bảo chất lượng và được chia chung lợi nhuận với doanh nghiệp.

2.1.2.4. Thị trường Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là một trong những nước có hoạt động thương mại hàng hóa lớn nhất thế giới. Hoa Kỳ tuy chưa phải là đối tác thương mại lớn nhất của Lào, những lại là một trong những thị trường XK tiềm năng của Lào. Trong giai đoạn 2006-2009 kim ngạch XK hàng hoá của Lào sang Hoa Kỳđạt 146,096 triệu USD, chiếm 5,21 % tổng kim ngạch XK của Lào. Năm 2008 - 2009, nền kinh tế Hoa Kỳđã trải qua những biến

động to lớn, đã ảnh hưởng tới hoạt động XNK các mặt hàng hóa giữa Hoa Kỳ và Lào, khiến kim ngạch XK hàng từ Lào sang Hoa Kỳ bị giảm mạnh. Từ năm 2011, tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ sẽ có khả năng hồi phục, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa Hoa Kỳ cũng tăng lên. Năm 2017, XK của Lào sang Hoa Kỳđạt 96,4 triệu USD, đến năm 2018 tăng lên 142 triệu USD, tăng 234,4% so với năm 2008. Trong đó, các sản phẩm XK hàng đầu của Lào sang Hoa Kỳ là thiết bị điện (80 triệu USD), kim loại quý và kim cương (13 triệu USD), nông sản (5 triệu USD, trong đó cà phê đạt 4 triệu USD), các sản phẩm sắt thép (10 triệu USD) kim loại màu, hóa chất vô cơ (6 triệu USD), hàng dệt may (5 triệu USD). (The Office of the U.S. Trade Representative 2019, tr.1). Hoa Kỳ là một thị trường đầy tiềm năng, với nhu cầu nhập khẩu hàng hóa rất lớn hàng năm. Tuy nhiên, để chinh phục thị trường này đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ

của riêng các doanh nghiệp XK Lào, mà cần có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và các cơ quan chức năng. Nếu đã thâm nhập được vào thị trường và chinh phục được lòng tin của người tiêu dùng trên thị trường này thì đây chính là cơ hội tốt để Lào xây dựng và mở rộng thị trường XK hàng hóa của mình trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xuất khẩu hàng xuất khẩu chủ lực của lào trong những năm tới tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)