Khái niệm chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu 0258 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hưng yên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 27 - 34)

Chất luợng tín dụng KHCN của NHTM là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo sự tồn tại phát triển của ngân hàng.

dụng KHCN nói riêng ta phải xét trên 3 giác độ khác nhau là: NHTM, khách hàng và nền kinh tế.

> Xét trên giác độ NHTM: Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, thực hiện các nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung cấp dịch vụ thanh toán. Mục tiêu hoạt động của các NHTM cũng như các doanh nghiệp khác là lợi nhuận, càng thu được nhiều lợi nhuận càng tốt. Vì thế, chất lượng tín dụng KHCN theo quan điểm ngân hàng là một thuật ngữ phản ánh mức độ an toàn và khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng. Nó được thể hiện là khoản tín dụng đó được tài trợ từ nguồn vốn tốt với mức độ rủi ro thấp, món vay được sử dụng đúng mục đích như cam kết, được hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn và mang lại lợi nhuận cho ngân hàng với chi phí thấp nhất.

> Xét trên giác độ khách hàng: Đối tượng trực tiếp sử dụng khoản tín dụng cá nhân là các cá nhân, hộ gia đình với mục tiêu là tối đa hóa lợi ích sử dụng khoản vay. Do đó, chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân thể hiện qua sự hài lòng của khách hàng đối với khoản tín dụng phù hợp với mục đích sử dụng, có kỳ hạn, lãi suất hợp lý, thủ tục đơn giản, gọn nhẹ, thu hút được nhiều khách hàng mà vẫn đảm bảo theo nguyên tắc và quy định cho vay của ngân hàng phù hợp với sự phát triển của xã hội.

> Xét trên giác độ nền kinh tế: Chất lượng tín dụng KHCN là sự đáp ứng cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà khoản tín dụng mang lại.

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân

Chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng KHCN nói riêng là khái niệm vừa mang tính cụ thể lại vừa mang tính trừu tượng:

Tính cụ thể được thể hiện qua các chỉ tiêu có thể lượng hóa được gọi là các chỉ tiêu định lượng.

Tính trừu tượng được thể hiện qua các chỉ tiêu chỉ sự hài lòng, thỏa mãn của khách hàng đối với dịch vụ tín dụng của ngân hàng và sự tác động

đến sự phát triển của nền kinh tế xã hội, gọi là các chỉ tiêu định tính.

Để đánh giá chất lượng tín dụng KHCN của NHTM, ta đi xét các chỉ tiêu định tính và đinh lượng sau:

1.2.2.1. Các chỉ tiêu định tính về chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân

a. Sự tin cậy

Các nhân viên ngân hàng và bản thân NHTM phải tạo nên được uy tín, sự tin cậy cho các khách hàng của mình. Điều này được thể hiện qua quá trình thực hiện cung ứng các dịch vụ và tôn trọng các cam kết với khách hàng.

Các yếu tố tạo nên sự tin cậy của khách hàng gồm: Ngân hàng luôn thực hiện đúng những gì đã cam kết với khách hàng, cung cấp dịch vụ đúng thời gian cam kết, không được xảy ra sai sót gì trong hồ sơ tín dụng, luôn tạo niềm tin cho khách hàng về sự chuyên nghiệp của ngân hàng.

b. Khả năng đáp ứng của ngân hàng và nhân viên ngân hàng

Chất lượng tín dụng KHCN còn được thể hiện qua khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Đối với họ thì điều đó được thể hiện qua:

- Nhân viên ngân hàng luôn nhiệt tình, sẵn sàng giúp đỡ khách hàng, phản hồi đầy đủ những yêu cầu của khách hàng, giải quyết mọi khó khăn, thắc mắc cho khách hàng.

- Thủ tục vay vốn đơn giản, thuận tiện, cung cấp vốn đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo nguyên tắc an toàn cần thiết và đúng quy trình tín dụng. Điều này giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí giao dịch, tiết kiệm thời gian và không bỏ lỡ những cơ hội tiêu dùng hoặc kinh doanh của mình.

c. Thái độ phục vụ, trình độ, kinh nghiệm của các cán bộ ngân hàng

Khi cho vay, nếu các cán bộ tín dụng có thái độ, đạo đức nghề nghiệp tốt,

tác phong làm việc chuyên nghiệp thì trong quá trình tiếp cận phục vụ khách hàng

Năng lực, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng. Với năng lực, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cao thì khi thẩm định cho vay sẽ đưa ra được những quyết định đúng đắn, có hiệu quả, hạn chế được rủi ro.

d. Sự đồng cảm

Yếu tố được đánh giá tác động mạnh đến sự hài lòng của khách hàng là yếu tố đồng cảm. Sự đồng cảm là sự quan tâm, chăm sóc khách hàng ân cần, dành cho khách hàng sự đối xử chu đáo tốt nhất giúp khách hàng cảm thấy mình

là “thượng khách” của ngân hàng và luôn được đón tiếp nhiệt tình mọi lúc, mọi

nơi. Sự đồng cảm của ngân hàng đối với khách hàng được thể hiện như sau: - Ngân hàng luôn quan tâm đặc biệt tới khách hàng.

- Thời gian hoạt động của ngân hàng thuận tiện cho khách hàng. - Ngân hàng có các nhân viên phục vụ riêng dành cho khách hàng. - Ngân hàng thực sự quan tâm đến lợi ích của khách hàng.

- Ngân hàng hiểu rõ nhu cầu của khách hàng.

e. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ thông tin ngân hàng

NHTM có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đầy đủ sẽ ảnh hưởng tốt đến tâm lý khách hàng, tạo điều kiện cho các hoạt động của ngân hàng diễn ra nhanh chóng, chính xác đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng. Đồng thời một cơ sở vật chất tốt sẽ tạo nên tâm lý hứng khởi, sáng tạo cho chính các nhân viên ngân hàng.

Ngân hàng áp dụng công nghệ thông tin hiện đại sẽ giúp cho các nhân viên ngân hàng tiếp cận được các nguồn thông tin liên quan đến khách hàng, khoản vay một cách nhanh chóng, chính xác phục vụ tốt cho công tác thẩm định khách hàng.

f. Sự đóng góp cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

(KHCN) đều thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Điều này thể hiện ở chỗ hoạt động tín dụng KHCN của ngân hàng góp phần vào việc kích cầu, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho nguời lao động, nâng cao mức sống của nguời dân.

1.2.2.2. Các chỉ tiêu định lượng về chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân

a. Quy mô tín dụng khách hàng cá nhân

Quy mô tín dụng KHCN đuợc phản ánh qua chỉ tiêu du nợ tín dụng KHCN. Du nợ tín dụng cá nhân càng cao, quy mô của ngân hàng càng lớn hay ngân hàng cho vay ra thêm đối với nền kinh tế càng nhiều, điều này thể hiện một phần chất luợng tín dụng đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng tốt và nguợc lại. Tuy nhiên, ta cũng cần phải kết hợp với các chỉ tiêu khác để đánh giá chất luợng tín dụng một cách chính xác bởi vì quy mô tín dụng KHCN có cao nhung tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn cũng cao thì chất luợng tín dụng lại không tốt. Xét tuơng quan giữa du nợ cho vay KHCN so với tổng du nợ thì tỷ trọng du nợ cho vay KHCN càng cao chứng tỏ ngân hàng càng chú trọng tới việc phát triển hoạt động cho vay cá nhân.

b. Hiệu suất sử dụng vốn vay

n , _ , Tổng du nợ cho vay KHCN

Hiệu suất SŨ dụng vốn vay KHCN =---⅛---7— - - -TT---

“ Tong von huy động

Chỉ tiêu này cho biết khả năng cho vay KHCN so với khả năng huy động vốn của ngân hàng, phản ánh hiệu suất sử dụng vốn huy động để cho vay KHCN.

Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả hoạt động tín dụng KHCN của ngân hàng càng cao và nguợc lại. Tuy nhiên, ta nên kết hợp với các chỉ tiêu khác để đánh giá chất luợng tín dụng để đảm bảo chính xác vì nếu hiệu suất sử dụng vốn vay KHCN cao mà tỷ lệ nợ xấu hay nợ quá hạn cũng cao thì lại không tốt. Hoặc hiệu suất sử dụng vốn vay KHCN cao gần bằng 1, điều đó chứng tỏ

ngân hàng đang cho vay KHCN quá nhiều nên ngân hàng cần có sự cân đối giữa các khoản cho vay KHCN với Doanh nghiệp để đảm bảo an toàn. Hơn nữa, trong truờng hợp này ngân hàng cần phải tăng nguồn vốn huy động để phòng mất khả năng thanh toán.

Nguợc lại, nếu hệ số này quá nhỏ chứng tỏ ngân hàng đang gặp khó khăn trong cho vay KHCN. Ngân hàng cần tiến hành các biện pháp làm tăng cho vay hoặc giảm huy động vốn để tiết kiệm chi phí.

c. Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn đối với tín dụng KHCN

Theo thông tu số 02/2013/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam ban hành ngày 21/01/2013, các khoản nợ đuợc phân loại thành 5 nhóm nợ nhu sau:

- Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn - Nhóm 2: Nợ cần chú ý - Nhóm 3: Nợ duới tiêu chuẩn - Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

- Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

• Tỷ lệ nợ quá hạn đối với KHCN

Nợ quá hạn là những khoản nợ mà khi đến hạn khách hàng không có khả năng hoàn trả đủ gốc và lãi của khoản vay.

_ , Du nợ quá hạn đổi với KHCN

Tỳ lệ nợ quá hạn đôi với KHCN = —---—-7-—________ * 100% Tong dư nợ đoi với KHCN

Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của đồng vốn cho vay trên các phuơng diện giá trị, thời gian và mức độ rủi ro. Tỷ lệ nợ quá hạn đối với KHCN càng cao chứng tỏ hiệu quả mỗi đồng vốn cho vay càng thấp, rủi ro cao, khả năng thu hồi nợ đúng hạn kém, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong vấn đề đảm bảo khả năng thanh toán, giảm thu nhập. Đây là một trong những

chỉ tiêu phản ánh rõ nhất chất lượng tín dụng của ngân hàng.

• Tỷ lệ nợ xấu đối với KHCN

Nợ xấu đổi với KHCN

Tỳ lệ nợ xâu đôi với KHCN = ----7-—________* 100%

' Tong dư nợ đoi với KHCN

Nợ xấu gồm các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5. Tỷ lệ nợ xấu đối với KHCN

là chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản tín dụng cấp cho

khách hàng cá nhân. Tỷ lệ nợ xấu càng cao, mức độ rủi ro các khoản tín dụng của

ngân hàng càng thấp, chứng tỏ chất lượng tín dụng kém và ngược lại.

Nhược điểm của chỉ tiêu này là ngân hàng có thể dùng các hình thức đảo nợ, giãn nợ để giảm tỷ lệ nợ xấu, trong khi chất lượng tín dụng đối với KHCN vẫn chưa được cải thiện.

d. Các chỉ tiêu về lợi nhuận

Lợi nhuận từ hoạt động cho vay KHCN: Phản ánh thu nhập của ngân hàng từ hoạt động cho vay KHCN. Ngân hàng hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận nên việc nâng cao chất lượng tín dụng KHCN có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, lợi nhuận từ hoạt động cho vay KHCN nhiều trường hợp không phải cứ thấp là chất lượng tín dụng KHCN không tốt. Ví dụ, chất lượng tín dụng tăng thể hiện ở sự tăng mạng lưới hoạt động để đáp ứng tốt cho việc phục vụ khách hàng. Điều này làm tăng chi phí và nếu tốc độ tăng doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng chi phí thì lợi nhuận sẽ giảm sút nhưng điều đó không nói lên chất lượng tín dụng KHCN thấp. Ngược lại, ta không thể nói chất lượng tín dụng KHCN tốt nếu lợi nhuận từ hoạt động này thấp. Do đó, ta xét 2 chỉ tiêu phản ánh về chất lượng tín dụng KHCN sau:

Tỳ lệ lợi nliuỊn tù cho vay KHCN SO với du nợ cho vay KHCN Lợi nhuận từ hoạt động cho vay KHCN

Du nợ cho vay KHCN

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động cho vay đối với KHCN

nói lên 1 đồng cho vay đối với KHCN thì thu đuợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ

tiêu này càng cao thì lợi nhuận tín dụng KHCN lớn, chất luợng tín dụng KHCN tốt.

Tỳ lệ lợi nhuận tù cho vay KHCN SO với tong lợi nhuân của ngân hàng

Lợi nhuận tù hoạt động cho vay KHCN Tong lợi nhuận

Chỉ tiêu này phán ánh trong tổng lợi nhuận của ngân hàng thì có bao nhiêu phần trăm là lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với KHCN. Tỷ lệ này càng cao thì lợi nhuận mang lại từ hoạt động cho vay KHCN càng lớn, chất luợng cho vay KHCN càng cao nhung ngân hàng cũng phải đối mặt với những rủi ro tiềm tàng.

Để nâng cao chất luợng tín dụng nói chung và chất luợng tín dụng KHCN nói riêng thì ngân hàng phải luôn luôn quan tâm đến các chỉ tiêu trên. Các chỉ tiêu phải đuợc thuờng xuyên kiểm tra và đánh giá giúp cho ngân hàng nhìn nhận đuợc điểm đuợc và chua đuợc để từ đó có những biện pháp điều chỉnh kịp thời cho hoạt động ngân hàng mình đồng thời tránh đuợc rủi ro trong hoạt động tín dụng KHCN của ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0258 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hưng yên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w