Nâng cao chất lượng thẩm định, quản lý tín dụng đối với khách hàng

Một phần của tài liệu 0258 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hưng yên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 98 - 100)

hàng cá nhân

3.3.3.1. Nâng cao chất lượng thẩm định

Công tác thẩm định có vai trò rất lớn trong công tác hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng bởi lẽ nếu công tác thẩm định chính xác, có chất lượng cao sẽ đảm bảo cho ngân hàng lựa chọn được những khoản tín dụng an toàn, sinh lời cao. Trong quá trình thẩm định KHCN, các cán bộ thẩm định cần tập trung phân tích các vấn đề sau:

- Tư cách, uy tín của khách hàng: Là yếu tố quan trọng nhất trong tín dụng KHCN, đặc biệt là các khoản cho vay tiêu dùng, vay tín chấp tiêu dùng không có tài sản đảm bảo thì khách hàng cần phải có uy tín cao, tư cách và lịch sử trả nợ tốt. Do đó, BIDV - Chi nhánh Bắc Hưng Yên cần xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu đủ lớn, phong phú về khách hàng đồng thời xây dựng được một khung chỉ tiêu đánh giá KHCN, điều này sẽ giúp cho cán bộ tín dụng có cơ sở đánh giá tư cách khách hàng chuẩn xác để đưa ra các hình thức cho vay hợp lý.

- Năng lực tài chính của khách hàng: Hiện nay khi thẩm định năng lực tài chính của KHCN, các cán bộ thẩm định chủ yếu dựa vào thu nhập chứng minh được của khách hàng trong quá khứ và hiện tại mà không quan tâm

nhiều đến thu nhập tuơng lai của khách hàng do đó hay xảy ra rủi ro không luờng truớc đuợc. Do đó, để giảm thiểu rủi ro trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định cần phải biết phân tích kết hợp với các thông tin thu thập đuợc từ bên ngoài, sự biến đổi kinh tế xã hội, ngành nghề liên quan đến khách hàng để đua ra những nhận định đúng đắn nhất về khả năng thực sự của khách hàng và dự báo đuợc các tình huống có thể xảy ra để có những biện pháp đối phó kịp thời.

- Đánh giá các biện pháp đảm bảo tiền vay (thế chấp, cầm cố): Tài sản đảm bảo là cơ sở để ngân hàng thu nợ khi khách hàng không có khả năng trả nợ nên khi thẩm định giá trị tài sản đảm bảo, cán bộ thẩm định phải kiểm tra chính xác giấy tờ sở hữu, tiêu chuẩn của tài sản trên cơ sở định giá tài sản theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, cán bộ thẩm định không đuợc xem tài sản đảm bảo là điều kiện cho vay an toàn mà cần hạn chế tối đa truờng hợp phải thu hồi vốn thông qua việc xử lý tài sản đảm bảo.

3.3.3.2. Nâng cao chất lượng quản lý tín dụng khách hàng cá nhân

Sau khi thẩm định khách hàng và ra quyết định cho vay, giải ngân thì Ngân hàng cần quản lý khoản vay một cách chặt chẽ. Làm tốt công tác quản lý tín dụng giúp cho ngân hàng giám sát đuợc khách hàng trong quá trình sử dụng vốn vay tránh tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, phát hiện kịp thời những thay đổi về khả năng trả nợ của khách hàng, sự thay đổi về giá trị tài sản đảm bảo cũng nhu kiểm soát đuợc dòng tiền sau khi KHCN kết thúc phuơng án kinh doanh,... để có biện pháp đối phó kịp thời, tránh bị động trong thu hồi nợ. Cụ thể:

- Các cán bộ tín dụng cần nghiêm túc trong quá trình kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng, tài sản đảm bảo của khách trên thực tế để phát hiện những rủi ro và có biện pháp xử lý kịp thời.

gặp khó khăn trong việc trả nợ, sự thay đổi công việc của khách hàng, sự thay

đổi của môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng,... để có những biện pháp xử lý thích hợp.

- Theo dõi chặt chẽ các nguồn tiền của khách hàng trên cơ sở xây dựng cơ chế tra soát đối với từng khoản vay và yêu cầu khách hàng cam kết chuyển toàn bộ tiền đối tác thanh toán vào tài khoản của khách hàng mở tại ngân hàng mình. Việc quản lý nguồn tiền từ phương án kinh doanh sẽ giúp ngân hàng kịp thời thu nợ đúng hạn.

Một phần của tài liệu 0258 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hưng yên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 98 - 100)