- Chính quyền địa phương cần có chính sách hỗ trợ các thành phần kinh tế tại địa phương phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là các thành phần kinh tế cá thể, hộ gia đình.
- Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để tạo điều kiện cho người dân có đủ điều kiện tiếp cận vốn vay ngân hàng.
- Có chính sách yêu cầu tất cả các đơn vị, doanh nghiệp trả lương cho người lao động qua tài khoản ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở phân tích thực trạng chất lượng tín dụng KHCN tại BIDV - Chi nhánh Hưng Yên ở chương 2 và định hướng phát triển của Chi nhánh, chương 3 luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng KHCN của Chi nhánh.
Bên cạnh việc đưa ra các giải pháp, để thuận lợi cho việc triển khai trong thực tế, tác giả luận văn cũng đưa ra các đề xuất kiến nghị tới Chính phủ và các cơ quan Nhà nước, NHNN, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chính quyền địa phương nhằm tạo môi trường pháp lý cùng các giải pháp hỗ trợ nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với KHCN tại BIDV - Chi nhánh Bắc Hưng Yên.
KẾT LUẬN
Với hơn 18 năm hình thành và phát triển, BIDV - Chi nhánh Bắc Hưng Yên đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, góp phần đắc lực trong việc thực hiện chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế của địa phương. Trong điều kiện kinh doanh ngân hàng càng ngày càng có sự canh tranh gay gắt của các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước, Chi nhánh đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng tín dụng KHCN để phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng cũng như gia tăng thị phần khách hàng của Chi nhánh. Mặc dù dư nợ tín dụng KHCN của Chi nhánh tăng dần qua các năm nhưng chất lượng tín dụng KHCN tại Chi nhánh còn chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng và phát triển của địa bàn nơi Chi nhánh hoạt động. Do đó, việc nâng cao chất lượng tín dụng KHCN tại Chi nhánh luôn là vấn đề cấp thiết đòi hỏi Chi nhánh phải tìm ra các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng tín dụng KHCN của mình.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tôi đã tập trung nghiên cứu, giải quyết một số nội dung sau:
Một là, luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến tín dụng KHCN, chất lượng tín dụng KHCN tại ngân hàng thương mại, đồng thời đưa ra chỉ tiêu, chuẩn mực đánh giá chất lượng tín dụng KHCN cũng như đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng KHCN của NHTM. Bên cạnh đó, luận văn cũng trình bày kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng KHCN tại một số ngân hàng trong và ngoài nước qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho BIDV - Chi nhánh Bắc Hưng Yên.
Hai là, phân tích thực trạng tín dụng KHCN và chất lượng tín dụng KHCN, từ đó nêu ra những kết quả đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại cần giải quyết; xác định nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến những tồn tại đó.
Ba là, trên cơ sở những lý luận khoa học về tín dụng, chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân và thực tế hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân của Chi nhánh cùng với định hướng phát triển của BIDV - Chi nhánh Bắc Hưng Yên, luận văn đã đề xuất các giải pháp cũng như những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng KHCN của Chi nhánh. Các giải pháp đều có tính khoa học và thực tiễn, có tính khả thi nhằm đưa hoạt động tín dụng KHCN của Chi nhánh ngày càng tăng trưởng và phát triển bền vững, an toàn.
Do thời gian và khả năng nghiên cứu của bản thân còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết nhất định. Vì vậy, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô cùng các đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
1. BIDV - Chi nhánh Bắc Hưng Yên, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2012, 2013, 2014.
2. BIDV - Chi nhánh Bắc Hưng Yên, Báo cáo quyết toán các năm 2012, 2013, 2014.
3. BIDV - Chi nhánh Bắc Hưng Yên, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Ngân hàng bán lẻ các năm 2012, 2013, 2014.
4. BIDV, Nghị quyết phê duyệt chiến lược phát triển của BIDV đến 2020 và kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2011-2015.
5. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Frederic S.Mishkin (1995), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
7. Phan Thị Thu Hà (2006), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2002), Quyết định số 1627/2002-QĐ-
NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định 127/2005-QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001.
10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN
ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
12. NGND-PGS-TS Tô Ngọc Hưng, Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Dân trí, Hà Nội.
13. Tạp chí Ngân hàng, Tài chính tiền tệ, Tạp chí kinh tế, Thời báo kinh tế, Tạp chí Đầu tư - Phát triển,... nhiều kỳ.
14. PGS.TS Tô Kim Ngọc (2012), Giáo trình Tiền tệ Ngân hàng, Nhà xuất bản Dân trí, 2012.
15. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2005), Luật dân sự, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước số 46/2010/QH12.
17. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12.
18. Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.