- Xây dựng cơ chế thưởng phạt kèm theo giao kế hoạch kinh doanh bán lẻ cho các cán bộ công nhân viên, sử dụng quỹ khen thưởng, phúc lợi để thực hiện khuyến khích các cán bộ công nhân viên hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ, trích lập dự phòng: Chi nhánh phải thực hiện nghiêm túc phân loại nợ, tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh mà không tuân thủ chính xác trong phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng tín
dụng có nguy cơ gây rủi ro và hạ bậc nợ, thực hiện trích lập dự phòng nhằm bù đắp tổn thất rủi ro xảy ra.
- Tăng cường hiệu quả xử lý nợ xấu: Nợ xấu luôn tồn tại ở bất cứ ngân hàng nào, do đó thiết lập cơ chế xử lý nợ xấu là vấn đề cấp thiết cho mọi ngân hàng. Để giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra, cần có sự phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận có liên quan cũng như phải có một bộ máy đủ mạnh để giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình xử lý. Trong xử lý nợ xấu có vấn đề, cần thực hiện các bước tuần tự và thận trọng cần thiết như:
+ Làm rõ thực trạng kinh doanh, tài sản đảm bảo, thái độ của khách hàng xem khả năng phục hồi tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, mức độ trả nợ, sự hợp tác của khách hàng, tình trạng và khả năng xử lý tài sản đảm bảo,...
+ Lựa chọn phương pháp xử lý: Cần linh động, áp dụng phù hợp với đặc thù của từng khách hàng và khả năng của Chi nhánh, đảm bảo hiệu quả cao với chi phí hợp lý.