Kiến nghị với BIDV Việt Nam

Một phần của tài liệu 0279 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH đầu tư và phát triển nam định luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 108 - 111)

- về hoàn thiện các văn bản pháp lý trong hoạt động tín dụng

Công tác xử lý, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ tồn đọng hiện nay rất phức tạp do liên quan đến nhiều bộ luật, nhiều đối tuợng, nhiều thành phần kinh tế, do vậy, BIDV Việt nam cần sớm ban hành qui trình xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay áp dụng trong toàn hệ thống.

Trong định huớng phát triển, BIDV đã đề ra mục tiêu phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn về du nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ, do vậy cần sớm ban hành hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân vào hoạt động.

- Về công tác đào tạo

Thuờng xuyên tổ chức đào tạo cho cán bộ nghiệp vụ tại các Chi nhánh đặc biệt là các nghiệp vụ về hoạt động tín dụng. Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề tín dụng, tổ chức cho cán bộ tham quan, học tập tại các chi nhánh trong hệ thống, tham quan học hỏi các mô hình ngân hàng nuớc ngoài tiên tiến, hiện đại có tính tuơng đồng với điều kiện hoạt động trong nuớc.

- Đầu tư phát triển công nghệ thông tin

Trong công tác tín dụng, thông tin là yếu tố đóng vai trò quyết định giúp cho Ngân hàng ra quyết định có đầu tu hay không. Ngân hàng không thể chỉ dựa vào các luồng thông tin do khách hàng cung cấp trong dự án mà cần phải nắm bắt, xử lý các thông tin về mọi vấn đề liên quan đến phuơng án, dự án từ nhiều nguồn khác nhau. Mặt khác, tổ chức luu trữ, thu thập các thông tin về khách hàng, thông tin công nghệ, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng...dựa trên việc áp dụng các phần mềm tin học. Đây sẽ là căn cứ để đánh giá chính xác hơn về khách hàng vay vốn và nâng cao khả năng, tốc độ xử lý, ra quyết định cho vay và đầu tu. Do vậy, BIDV cần xây

thu thập các phản hồi từ phía khách hàng để không ngừng hoàn thiện, nâng cấp các dịch vụ ngân hàng; Hoàn thiện chương trình quản lý giới hạn tín dụng trên hệ thống; bổ sung và chỉnh sửa những chương trình báo cáo hiện có để hỗ trợ lập được các báo cáo tín dụng theo đúng quy định và cung cấp thông tin để quản lý tín dụng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ thực trạng chất lượng tín dụng của BIDV Nam định, định hướng hoạt động của NHTM Việt Nam, định hướng hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam, định hướng hoạt động của BIDV Nam định những năm tới, chương 3 của luận văn đã đưa ra năm giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam định, đồng thời đưa ra những kiến nghị với Nhà nước, Chính Phủ, các bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam để thực hiện.

Quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, bên cạnh việc tạo ra nhiều thuận lợi cho nền kinh tế nước ta phát triển nó cũng đặt nền kinh tế nước ta trước không ít những khó khăn. Việc hội nhập kinh tế sẽ giúp chúng ta có thể tiếp cận được với nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của các nước đi trước, điều này sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế của chúng ta phát triển một cách nhanh hơn.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam định, với vai trò và vị trí của một chi nhánh của NHTM hàng đầu của Việt Nam, thông qua hoạt động tín dụng, đã và đang góp phần vào việc thực hiện chính sách tài chính tiền tệ và điều hòa vĩ mô nền kinh tế, phục vụ rất lớn cho nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh Nam định. Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Để đạt được lợi nhuận cao, hoạt động tín dụng không những cần sự tăng trưởng về mặt số lượng mà phải đảm bảo cả về mặt chất lượng.

Chất lượng tín dụng là vấn đề có ý nghĩa trong hoạt động của các NHTM nói chung, BIDV Nam định nói riêng là một trong những vấn đề then chốt quyết định sự phát triển bền vững của ngân hàng trong quá trình hội nhập. Tác giả đã có nhiều cố gắng nghiên cứu, tham khảo khá nhiều tài liệu, tư liệu để làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng; Trên cơ sở số liệu thực tế và các phương pháp nghiên cứu thích hợp luận văn đã đề cập đến những nội dung chủ yếu sau:

Một số vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng đã được hệ thống hóa và phản ánh được các nội dung, nhân tố, vai trò và sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng tín dụng.

Xem xét và đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Nam định, từ đó rút ra những thành tựu đạt được và những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực này, đồng thời phản ánh các nguyên nhân của tồn tại và

hạn chế đó.

Đề xuất một số giải pháp nhằm mục đích nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Nam định, đồng thời nêu lên một số kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước.

Những khuyến nghị giải pháp này xuất phát từ thực trạng của BIDV Nam định nên có tính khả thi cho việc nâng cao chất luợng tín dụng của BIDV Nam định. Việc thực hiện các giải pháp này cho phép BIDV Nam định nâng cao chất luợng tín dụng, từ đó góp phần tăng khả năng cạnh tranh của mình với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Nam định, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững và hội nhập với hệ thống ngân hàng trong nuớc và quốc tế. Do còn hạn chế về tài liệu và thời gian nghiên cứu nên luận văn này không tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận đuợc ý kiến đóng góp của thầy cô và các đồng nghiệp để luận văn này đuợc hoàn thiện hơn nữa !

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. BIDV Nam Định Báo cáo thường niên (2008, 2009, 2010).

2. TS. Tô Ngọc Hưng - TS. Nguyễn Kim Anh, Nghiệp vụ Ngân hàng nâng cao, Học viện Ngân hàng Hà Nội.

3. TS. Tô Kim Ngọc, Giáo trình Tiền tệ- Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê. 4. Tạp chí Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam số: 171 (thángl/2011). 5. Tạp chí Thông tin tín dụng- Ngân hàng Nhà nước số: 05+07 (tháng 02/2011). 6. Luật các Tổ chức tín dụng.

7. Chính Phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2006), Quyết định phê chuẩn đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

8. Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.

9. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Ngân hàng Nhà nước về

việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

10. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng; Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Ngân hàng Nhà nước về việc “sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN”.

11. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2006), Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Một phần của tài liệu 0279 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH đầu tư và phát triển nam định luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w