2.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU Tư
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
* Cơ cấu tín dụng chưa hợp lý, chủ yếu tập trung vào một số ngành nghề
chính, tỷ trọng tín dụng trung, dài hạn cao, dư nợ bán lẻ thấp
Du nợ tín dụng tại BIDV Nam định tập trung chủ yếu vào 3 ngành chủ đạo là ngành đóng tàu, vận tải thủy; ngành xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng; ngành dệt may. Trong giai đoạn 2008-2010, bình quân du nợ ngành đóng tàu, vận tải thủy là 687 tỷ đồng, chiếm trên 41% tổng du nợ; ngành xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng là 483 tỷ đồng, chiếm trên 27,7% tổng du nợ; ngành dệt may là 208,7 tỷ đồng, chiếm trên 12,56 % tổng du nợ. Tỷ trọng tín dụng
trung, dài hạn cao, bình quân chiếm 47% du nợ. Du nợ bán lẻ đã đuợc chú trọng song vẫn thấp: Du nợ bán lẻ bình quân đạt 130 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,4% so tổng du nợ.
* Trình độ quản lý, hiểu biết pháp luật của khách hàng hạn chế
- Khách hàng hiện nay chủ yếu là các khách hàng ngoài quốc doanh, đa phần qui mô vừa và nhỏ, trình độ học vấn, hiểu biết và quản lý hạn chế, tổ chức lỏng lẻo, năng lực tài chính yếu ... nên khó chống đỡ trong hoàn cảnh khó khăn và khó tiếp cận vốn vay ngân hàng.
- Khách hàng đầu tu mạo hiểm: Hiện nay trong nền kinh tế thị truờng, các khách hàng đầu tu mạo hiểm thuờng đuợc ngộ nhận là năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, ... nếu thiếu năng lực phân tích, thiếu thông tin rất dễ bị vuớng vào các khoản cho vay này.
- Khách hàng vi phạm đạo đức: Đối tuợng khách hàng vi phạm đạo đức có thể qui vào loại hình lừa đảo - tội phạm. Sử dụng vốn sai mục đích, quay vòng vốn không đúng, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, thậm chí cờ bạc, chi tiêu cá nhân .
2.3.2.2. Nguyên nhân
* Nguyên nhân khách quan
- Môi truờng hoạt động của BIDV Nam định trên địa bàn tỉnh Nam định là một tỉnh có vị thế địa lý và sức hấp dẫn thu hút đầu tu chua cao, chất luợng nguồn nhân lực còn hạn chế so với yêu cầu phát triển. Không có nhiều doanh nghiệp, dự án, lĩnh vực đầu tu và phát triển mới với qui mô lớn. Kết cấu hạ tầng chua phát triển, nền tảng phát triển kinh tế còn thiếu và yếu. Nền kinh tế của tỉnh còn nhiều khó khăn, thách thức do hậu quả của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế lan rộng, trong nuớc nền kinh tế diễn biến phức tạp, lạm phát tăng cao, lãi suất ngân hàng, giá vàng, ngoại tệ, thiên tai, bão lụt . diễn biến khó luờng làm ảnh huởng không tốt tới tốc độ tăng truởng kinh tế và hoạt động kinh doanh ngân hàng, khách hàng suy giảm khả năng tài chính và khả năng trả nợ.
- Khách hàng giao dịch và vay vốn chủ yếu là khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp nhà nuớc cổ phần hóa và hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, vật liệu xây dựng, dệt may, những năm gần đây triển khai phát triển thêm cho vay ngành đóng tàu, vận tải thủy và chú trọng đến khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thành phần kinh tế tu nhân, cá thể... Tuy nhiên, do đối tượng vay vốn chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp qui mô vừa và nhỏ, kém năng động, tài chính yếu. trông chờ vào sự bảo trợ của Nhà nước. Một số khách hàng không tôn trọng quy chế, chính sách cho vay dẫn đến chất lượng sử dụng vốn vay kém.
* Nguyên nhân chủ quan
- Chậm trong việc đa dạng hóa đối tượng khách hàng cho vay, nhất là đối tượng khách hàng bán lẻ. Do vậy, mục tiêu giảm thiểu rủi ro, phân tán rủi ro thực hiện chưa tốt. Qui trình cấp tín dụng và công tác đánh giá khách hàng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với từng dự án, món vay đã được xây dựng một hệ thống văn bản gồm những tiêu chí nhận xét đánh giá rất khoa học và thuyết phục, nhưng việc ứng dụng chưa đồng bộ và triệt để nên chất lượng tín dụng chưa tốt một cách đồng thời với các đối tượng khách hàng.
- Đội ngũ cán bộ có trình độ cao (70% có trình độ đại học và trên đại học) song còn trẻ, thiếu kinh nghiệm, kém nhạy bén với thị trường tín dụng trong giai đoạn mới khi chuyển ra hoạt động kinh doanh theo mô hình TA2, sức ỳ và sự trông chờ, ỷ lại ... đã níu kéo sự đổi mới và tiếp cận trực tiếp với môi trường bình đẳng trong kinh doanh, trong thời buổi cạnh tranh kể cả trong nước và quốc tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Thông qua nghiên cứu từ quá trình hình thành và phát triển của hệ thống BIDV nói chung, BIDV Nam định nói riêng, đặc điểm của địa bàn tỉnh Nam định, tình hình hoạt động tín dụng trên địa bàn tỉnh Nam định và
phân tích các chỉ tiêu về nợ tín dụng, công tác đánh giá xếp hạng, phân loại nợ đối với khách hàng, kết quả hoạt động tín dụng của BIDV Nam định trong giai đoạn 2008-2010, chương 2 của luận văn đã phản ánh được thực trạng chất lượng tín dụng của BIDV Nam định, đánh giá những kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân tồn tại để đưa ra các giải pháp khắc phục và thực hiện.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG