- Trung Quốc đã tương đối chậm trong việc thay đổi những ngân hàng thương mại hàng đầu của mình, vì vậy kéo theo sự thay đổi chậm của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Việt Nam cũng có một hệ thống ngân hàng với đầu kéo là các ngân hàng thương mại nhà nước nên cần quan tâm tới vấn đề này.
- Trung Quốc đã tập trung vào hai nhóm mục tiêu: Nâng cao năng lực quản
lý và nâng cao chất lượng tín dụng nên Việt nam cũng cần chú trọng đến điều này
khi đổi mới các ngân hàng thương mại trong nước.
- Trung Quốc đã khá thành công trong vấn đề giải quyết nợ khó đòi thông qua kênh Công ty quản lý tài sản. Hiện nay, Việt Nam cũng có những công ty quản lý tài sản thuộc các ngân hàng thương mại nhưng tính hiệu quả của các công ty này vẫn còn thấp.
- Khi Trung Quốc thực hiện đổi mới hệ thống ngân hàng, họ đã bỏ qua việc đổi mới toàn bộ hệ thống tài chính nói chung, vì vậy một hệ thống ngân hàng mới không thể hoạt động tốt trong một nền kinh tế cũ. Chúng ta cũng cần lưu tâm đến điều này khi đổi mới các ngân hàng thương mại trong nước.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua nghiên cứu các vấn đề lý thuyết cơ bản về tín dụng, chất luợng tín dụng của NHTM, luận văn đã làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về vai trò của chất luợng tín dụng đối với hoạt động kinh doanh của NHTM trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập với các chuẩn mực quốc tế, những nhân tố ảnh huởng và tầm quan trọng của chất luợng tín dụng đối với hoạt động NHTM. Luận văn cũng đã tham khảo kinh nghiệm của các NHTM Trung Quốc về nâng cao chất luợng tín dụng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt nam. Theo đó, là cơ sở để đánh giá thực trạng chất luợng tín dụng tại BIDV Nam định, từ đó đua ra các giải pháp và kiến nghị thực hiện.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NAM ĐỊNH
2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU Tư VÀ PHÁT TRIỂN NAM ĐỊNH
2.1.1. Giới thiệu khái quát sự phát triển của Hệ thống BIDV và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam định
Ngân hàng Đầu tu và Phát triển Việt nam, tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt nam, đuợc thành lập ngày 26/04/1957 theo nghị định số 177/TTg của Thủ tuớng nuớc Việt nam Dân chủ Cộng hoà, đây là một sự kiện trọng đại, có ý nghĩa to lớn, phản ánh quyết tâm khôi phục và phát triển kinh tế của nhân dân ta sau hoà bình ở một nửa đất nuớc, đánh dấu một buớc ngoặt quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống tài chính tiền tệ trên lĩnh vực đầu tu xây dựng cơ bản một cách độc lập, tự chủ của nhà nuớc dân chủ nhân dân.
Ngân hàng Đầu tu và Phát triển Việt nam đã từng buớc lớn lên cùng với đất nuớc, thực hiện cuộc hành trình qua các thời kỳ cách mạng và những biến động của lịch sử dân tộc. Từ tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt nam
(26/04/1957-26/04/1981) đến Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt nam (26/04/1981 - 14/11/1990), từ 1990 đến nay được mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam. Vị thế của Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt nam đang là những nhân tố tích cực và sống động trong công cuộc đổi mới hiện nay, xứng đáng với danh hiệu được Đảng, Nhà nước phong tặng “ Đơn vị anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới”.
Về mô hình tổ chức, BIDV được tổ chức theo 4 khối: Khối ngân hàng với 109 chi nhánh cấp 1 và 3 sở giao dịch tại tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước; Khối công ty gồm 5 công ty độc lập (Công ty Chứng khoán, Công ty Cho thuê tài chính 1, Công ty cho thuê tài chính 2, Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản và Công ty bảo hiểm); khối liên doanh (Ngân hàng liên doanh VID- Public, Ngân hàng liên doanh Lào - Việt, Công ty liên doanh tháp BIDV, Công ty liên doanh quản lý đầu tư, Ngân hàng liên doanh Việt - Nga); khối đơn vị sự nghiệp (Trung tâm Công nghệ thông tin và Trung tâm đào tạo).
Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết Nam định, tiền thân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam định, cũng ra đời cùng với một số chi nhánh ở các tỉnh lớn phía Bắc vào ngày 26/04/1957, với nhiệm vụ : Quản lý và cấp phát vốn do NSNN cấp vào công tác kiến thiết cơ bản và số vốn tự có dùng vào công tác kiến thiết cơ bản; theo dõi thực hiện sử dụng vốn và hoạt động tài vụ tính giá thành công trình... Là một đơn vị thành viên trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam, sự phát triển của chi nhánh Ngân hàng đầu tư và Phát triển Nam Định cũng gắn liền với sự phát triển của hệ thống BIDV. Hơn nửa thế kỷ thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình với 3 lần thay tên, 5 lần tách nhập chuyển giao. Trải qua bao khó khăn thử thách, không chỉ thay đổi về chức năng, nhiệm vụ mà còn thay đổi cả về mô hình tổ chức, đến nay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam định là một trong những ngân hàng quốc doanh lớn trên địa bàn tỉnh Nam định, có chức năng huy động vốn ngắn, trung, dài hạn trong nước và ngoài nước; kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ tín dụng, dịch vụ ngân hàng, làm ngân hàng đại lý, ngân hàng phục vụ đầu tư phát triển cho các tổ chức kinh tế cá nhân trong và ngoài nước.
Từ tháng 10/2008, cùng với toàn hệ thống BIDV, BIDV Nam định đã thực hiện chuyển đổi mô hình tổ chức theo dự án TA2. Việc chuyển đổi mô hình tổ chức, hoạt động của BIDV từ trụ sở chính đến các đơn vị thành viên theo dự án TA2 tạo ra mô hình tổ chức mới phù hợp với quy định của pháp luật và đặc điểm môi trường, tập quán kinh doanh của Việt Nam, đồng thời đáp ứng yêu cầu quản lý ngân hàng thương mại hướng theo thông lệ và chuẩn mực, qua đó tạo bước đột phá nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng phục vụ khách hàng, đáp ứng yêu cầu quản lý tập trung và quản trị rủi ro. BIDV Nam Định có trụ sở chính tại số 92C- Đường Hùng Vương- Thành phố Nam định, có một bộ máy tinh giảm, gọn nhẹ, có đủ các phòng ban cần thiết để đảm bảo cho việc thực hiện những nhiệm vụ và chức năng của mình với mô hình ngân hàng kinh doanh đa năng, hiệu quả, hiện đại phù hợp với hoạt động trong tình hình mới.
Tổng số cán bộ, công nhân viên đến 31/12/2010 có 130 người, trong đó chủ yếu là cán bộ trẻ và có trên 80% có trình độ đại học trở lên. Hoạt động tín dụng chủ yếu có 03 phòng quan hệ khách hàng, trong đó có 01 phòng quan hệ khách hàng cá nhân, ngoài ra còn có các bộ phận tín dụng tại các phòng giao dịch.
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức của BIDVNam định
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam định luôn chấp hành chỉ đạo của Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước và BIDV trong việc thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, chấp hành nghiêm túc kỷ cương, kỷ luật trong chỉ đạo điều hành của Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc, tuân thủ tuyệt đối các giới hạn
các chỉ đạo về lãi suất tối đa, lãi suất tối thiểu về huy động và cho vay trong từng giai đoạn. Triển khai kịp thời có hiệu quả các văn bản chỉ đạo, các qui trình nghiệp vụ, các văn bản huớng dẫn tới từng cán bộ, công nhân viên. Ban hành các văn bản huớng dẫn đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong triển khai cũng nhu kiểm tra, giám sát các mặt hoạt động nghiệp vụ. Chi nhánh đã nhanh chóng vận hành mô hình tổ chức theo dự án TA2 từ 01/10/2008. Công tác quản trị điều hành ngày càng đuợc đổi mới và nâng cao chất luợng, các qui định, nguyên tắc trong chỉ đạo điều hành đuợc chấp hành nghiêm túc, duy trì chế độ giao ban định kỳ ... đổi mới mạnh mẽ công tác chuyên môn, phong cách, tác phong giao dịch theo huớng chuyên nghiệp của một ngân hàng thuơng mại hiện đại, chú trọng công tác quảng bá thuơng hiệu, quảng cáo, tiếp thị khách hàng, chăm sóc khách hàng nhằm từng buớc tạo lập thuơng hiệu, hình ảnh BIDV trên địa bàn và khách hàng, thực hiện công tác an sinh xã hội và chăm lo đời sống của cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh.
Trong 5 năm 2006-2010, có 03 năm đuợc Ngân hàng Đầu tu và Phát triển Việt nam đánh giá là chi nhánh kinh doanh xuất sắc, 02 năm là kinh doanh giỏi, đặc biệt từ 01/01/2010 đã đuợc Nhà nuớc công nhận là doanh nghiệp hạng 1.
2.1.2. Kết quả hoạt động huy động vốn và cho vay trực tiếp nền kinh tế của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam định
Giai đoạn 2008-2010, nền kinh tế Việt Nam trải qua nhiều biến động, tăng truởng kinh tế mạnh những năm truớc đó làm cho lạm phát tăng cao, sau đó là giảm sút mạnh do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, nguy cơ thiểu phát rình rập. Trong khoảng thời gian này, Ngân hàng Nhà nuớc phải áp dụng các chính sách tiền tệ linh hoạt, khi thì thắt chặt, khi thì nới lỏng. Các chính sách này đã phát huy tác dụng nhất định nhung cũng có những tiêu cực có tác động đến nền kinh tế, đến các doanh nghiệp, đến hệ thống tài chính ngân hàng, trong đó có khó khăn về nguồn vốn hoạt động và chất luợng tín dụng.
Hoạt động huy động von là hoạt động trọng tâm và xuyên suốt của các
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
- Nguồn vốn huy động từ tổ
chức 396 664 990
- Nguồn vốn huy động từ dân
cư 782 970 1.078 Tổng cộng 1.17 8 1.63 4 2.068
và Phát triển Việt Nam đã sớm có các chỉ đạo điều hành trong hoạt động nhằm giữ vững nền vốn và tăng cường công tác huy động vốn trong toàn hệ thống. Công tác huy động vốn được triển khai quyết liệt, đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi và đối tượng khách hàng. BIDV liên tục triển khai chương trình xúc tiến đầu tư, ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với các tập đoàn, các tổng công ty, và bắt đầu chú trọng đến các khách hàng doanh nghiệp. Trong công tác tín dụng, khi chỉ đạo điều hành, BIDV đã gắn công tác tín dụng với công tác huy động vốn.
Với phương châm “ nguồn vốn là điều kiện tiên quyết, quyết định tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh” nên BIDV Nam định hết sức coi trọng công tác huy động vốn, coi đây là một công tác chủ yếu nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. BIDV Nam định đã tập trung nguồn lực, tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn, trong đó chú trọng huy động vốn từ dân cư, các tổ chức kinh tế, các định chế tài chính ... với thời hạn dài để đáp ứng tốt nhu cầu tăng trưởng tín dụng cũng như cơ cấu có hiệu quả kỳ hạn nguồn vốn, giảm thiểu rủi ro kỳ hạn giữa huy động vốn và cho vay.
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn tại BIDV Nam định giai đoạn 2008- 2010
“Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp - BIDVNam định ”
Biểu 2.1: Kết quả huy động vốn tại BDV Nam định giai đoạn 2008-2010
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1. Tổng dư nợ 1.429 1.637 1.995
- Dư nợ ngắn hạn 831 882 1.060
- Dư nợ trung, dài hạn 598 755 935
2. Tỷ lệ nợ quá hạn (%) ũ? 3,0
9 17"
Hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chủ đạo mang lại nguồn thu chủ yếu
cho các ngân hàng thuơng mại, do vậy, trong hoạt động của mình, BIDV Nam định luôn chú trọng tới công tác tín dụng, với phuơng châm đảm bảo hoạt động tín dụng tăng truởng an toàn, bền vững.
Trong giai đoạn 2008-2010, BIDV Nam định luôn tuân thủ và bám sát các chỉ đạo của Nhà nuớc, Ngân hàng Đầu tu và Phát triển Việt nam trong từng thời kỳ, chú trọng nâng cao chất luợng tín dụng, cơ cấu tín dụng tiếp tục đuợc chuyển dịch theo huớng tích cực và sát định huớng đề ra, theo đó tăng tỷ trọng cho vay khu vực kinh tế dân doanh, giảm cho vay đối với khu vực nhà nuớc.
Chủ động đổi mới phuơng thức cung ứng vốn, vận dụng linh hoạt cơ chế chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn để nền kinh tế có vốn hoạt động, định huớng cho vay nhiều ngành nghề, nhiều mục đích sử dụng vốn vay, chú trọng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngoài quốc doanh, cho vay phục vụ xuất khẩu, cho vay tu nhân, cá thể, đẩy mạnh cho vay vốn luu động, cho vay các ngành kinh tế phù hợp với thế mạnh của địa bàn, uu tiên các khách hàng xếp hạng AAA, AA, A và khách hàng có tỷ lệ tài sản bảo đảm cao.
Duy trì tốt các chính sách chăm sóc khách hàng, thăm dò sự hài lòng của khách hàng để có ứng xử kịp thời và phù hợp, dần dần đáp ứng đuợc sự mong đợi của khách hàng.
Quyết liệt trong chỉ đạo, bám sát các đơn vị có nợ xấu, nợ ngoại bảng để đôn đốc thu hồi. Giao chỉ tiêu thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng đến từng cán bộ để từ đó có các biện pháp tận thu hồi nợ, nhu phát mại tài sản bảo đảm, bán nợ, khởi kiện.
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động tín dụng tại BIDV Nam định giai đoạn 2008-2010
“Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp - BIDVNam định ”
Biểu 2.2: Kết quả hoạt động tín dụng tại BIDV Nam định giai đoạn 2008-2010
Đơn vị: Tỷ đồng
□ Dư nợ ngắn hạn □ Dư nợ TDH □ Tổng dư nợ
a. Kết quả hoạt động huy động vốn và cho vay năm 2008
Năm 2008 là năm thứ hai Việt nam gia nhập WTO và là năm bước đầu Việt nam thực hiện các cam kết về thuế quan, dịch vụ bán lẻ ... Năm 2008 cũng là năm nền kinh tế trong nước gặp khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài
chính thế giới, thiên tai bão lụt thường xuyên, dịch bệnh bùng phát nhiều nơi với diễn biến phức tạp, làm cho giá cả các loại vật tư hàng hóa tăng cao ... ảnh hưởng không tốt tới tăng trưởng kinh tế, đầu tư, xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội, gây bất lợi cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngân hàng bị ảnh hưởng nặng nề.
Với mục tiêu hàng đầu trong năm 2008 là kìm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã đề ra 8 nhóm giải pháp đồng bộ để thực hiện, kết quả dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, kinh tế cả nước tiếp tục đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tình hình chính trị của đất nước ổn định, an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Lạm phát được kiềm chế, các chỉ tiêu kinh tế xã hội được duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, chủ động ngăn ngừa suy giảm, đảm bảo an sinh xã hội, đẩy mạnh quá trình hội nhấp và thực hiện các cam kết kinh tế quốc tế một cách chủ động, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày một nâng cao.
Ảnh hưởng của tình hình chung, tỉnh Nam Định cũng có nhiều khó khăn, thách do khủng hoảng, thiên tai, dịch bệnh ... song dưới sự lãnh đạo của các cấp, ngành, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh,