Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM

Một phần của tài liệu 0367 giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP quốc tế việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 27 - 34)

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng đuợc đánh giá là có hiệu quả khi: qui mô, cơ cấu nguồn vốn huy động tăng truởng ổn định và đủ lớn để tài trợ cho các nhu cầu vốn của ngân hàng. Hiệu quả huy động vốn đuợc đánh giá theo nhiều khía cạnh khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu vì vậy các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn cũng đuợc áp dụng tùy từng ngân hàng khác nhau.

a) Quy mô nguồn vốn huy động và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động

Quy mô nguồn vốn huy động là tổng khối luợng huy động mà ngân hàng huy động đuợc trong một thời gian nhất định.

Quy mô nguồn vốn huy động của ngân hàng là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động vốn của ngân hàng. Điều đó cho thấy ngân hàng có thu hút đuợc nhiều khách hàng tới ngân hàng, tin tuởng và gửi tiền vào ngân hàng.

Truớc khi thực hiện một chiến luợc huy động vốn thì ngân hàng cần có kế hoạch xem nguồn vốn mà ngân hàng cần cho hoạt động kinh doanh là bao nhiêu, liệu có mang lại lợi nhuận cho ngân hàng hay không. Quy mô nguồn vốn lớn cho phép ngân hàng đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng, đa dạng hóa danh mục đầu tu để từ đó giảm rủi ro, giảm chi phí phụ cho một đồng vốn huy động, tăng khả năng thanh toán, khả năng cạnh tranh. Những lợi ích mà quy mô lớn mang lại cho ngân hàng là rất lớn nhu khả năng sinh lời cao hơn cũng nhu tăng vị thế của ngân hàng trên thuơng truờng.

Nguồn vốn tăng trưởng ổn định về số lượng và thời gian: đánh giá qua mức độ tăng giảm nguồn vốn huy động và số lượng huy động có kỳ hạn. Nguồn vốn tăng đều qua các năm đạt mục tiêu về nguồn vốn đặt ra và có độ gia tăng đều đặn là nguồn vốn tăng trưởng ổn định.

Nguồn vốn có khả năng đáp ứng cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng: đánh giá qua việc so sánh nguồn vốn huy động được với các nhu cầu tín dụng, thanh toán và các nhu cầu khác để thấy nguồn vốn huy động đã đáp ứng bao nhiêu. Ngân hàng phải vay thêm bao nhiêu để thỏa mãn nhu cầu đó. Ngân hàng sẽ tạo lập được nguồn vốn tăng trưởng ổn định kết hợp với chi phí vốn huy động hợp lí sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng hoạt động hiệu quả.

Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động :

NVHĐ kỳ này-NVHĐ kỳ trước

Tốc độ tăng trưởng NVHĐ = ---* 100%

NVHĐ kỳ trước

Y nghĩa:

Chỉ tiêu này đánh giá sự tăng trưởng của NVHĐ. Nếu tỷ lệ này >100% cho thấy nguồn vốn huy động kì này tăng hơn so với kì trước, chứng tỏ ngân hàng đã mở rộng quy mô công tác huy động vốn. Có thể sử dụng chỉ số này để đánh giá, so sánh với tốc độ tăng nguồn vốn của các chi nhánh khác trong cùng hệ thống một ngân hàng, hoặc so sánh với các ngân hàng khác trong cả nước.

b) Cơ cấu huy động vốn

Cơ cấu huy động vốn ảnh hưởng đến cơ cấu tài sản và quyết định chi phí của ngân hàng. Cơ cấu vốn huy động phải phù hợp với cơ cấu vốn sử dụng. Nếu cơ cấu nguồn vốn huy động không phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu sử dụng thì sẽ không tối đa được dư nợ tín dụng và đầu tư, ngược lại cơ cấu huy động nhiều mà sử dụng không hết thì hoạt động không hiệu quả,

ngân hàng vẫn phải chịu lãi suất trên phần huy động thừa. Nhìn chung, cơ cấu vốn đuợc xem là hợp lý nếu các thành phần của nó đáp ứng đuợc kế hoạch sử dụng vốn, đồng thời với chi phí biến động thấp nhất. Ngân hàng có thể huy động vốn với nhiều hình thức khác nhau nhung NVHĐ ổn định nhất vẫn là NVHĐ từ tiền gửi tiết kiệm của dân cu, do đó nguồn vốn của ngân hàng đuợc coi là ổn định khi nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của dân cu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, ít nhất là 50%. Bên cạnh đó thì ngân hàng cũng cần phát triển nguồn vốn huy động từ tiền gửi thanh toán vì nguồn này mặc dù không ổn định nhung có chi phí thấp và mang lại lợi nhuận cho ngân hàng thông qua dịch vụ thanh toán hộ. Còn nếu xét về mặt thời gian thì nguồn vốn của ngân hàng đuợc coi là ổn định khi nguồn vốn trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn bởi vì nguồn vốn này nhìn chung không bị rút ra trong ngắn hạn và có tính ổn định, ít rút truớc hạn. Nếu ngân hàng thu hút một luợng vốn đủ lớn nhung lại thuờng xuyên không ổn định, thuờng xuyên có những dòng tiền lớn bị rút ra thì luợng vốn dành cho đầu tu, cho vay sẽ không lớn, hiệu quả hoạt động không cao, thuờng xuyên đối đầu với vấn đề thanh khoản. Khi huy động với quy mô và cơ cấu hợp lý, ngân hàng sẽ tạo lập đuợc nguồn vốn tăng truởng có tính ổn định kết hợp với chi phí vốn huy động hợp lý sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng hoạt động hiệu quả.

Chỉ tiêu cơ cấu nguồn vốn được đánh giá thông qua chỉ tiêu:

Nguồn vốn huy động loại i

Tỷ trọng từng NVHĐ = ---* 100%

Tổng nguồn vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh nguồn vốn nào mà ngân hàng huy động đuợc nhiều nhất, ít nhất. Từ đó ngân hàng tìm ra đuợc nguyên nhân và biện pháp để đua ra cơ cấu huy động hợp lý nhất. Thông thuờng các ngân hàng thuờng tính toán tỷ trọng nguồn vốn huy động theo thời hạn huy động, theo sản phẩm huy động, theo loại tiền huy động.

c) Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Huy động vốn và sử dụng vốn được coi là hai hoạt động cơ bản và quan trọng nhất của một ngân hàng. Huy động vốn đã khó nhưng làm thế nào để sử dụng nguồn vốn đó một cách hiệu quả lại càng khó khăn hơn rất nhiều. số vốn ngân hàng huy động về được sử dụng chủ yếu cho hoạt động tín dụng, đầu tư, kinh doanh ngoại tệ...

Huy động và sử dụng vốn là hai hoạt động có mối liên hệ qua lại, tác động chặt chẽ với nhau, hoạt động huy động vốn là cơ sở, tiền đề cho hoạt động sử dụng vốn. Ngược lại, có sử dụng vốn hiệu quả mới thúc đẩy hoạt động huy động vốn. Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn còn được thể hiện ở kỳ hạn, loại tiền và mức chi phí huy động.

Thứ nhất, thường các khoản huy động với thời hạn nào sẽ cho vay với thời hạn đó: ngắn hạn sẽ được cho vay ngắn hạn, các khoản huy động trung dài hạn dành cho việc cho vay trung dài hạn. Phần lớn các khoản huy động của ngân hàng thường là ngắn hạn, còn các khoản cho vay là dài hạn. Vì vậy, việc các ngân hàng thường sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn điều đó gây ra rủi ro thanh khoản rất lớn cho các ngân hàng. Do vậy, ngân hàng phải xác định được tỷ lệ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình diễn ra hiệu quả và an toàn.

Thứ hai, chi phí huy động (quan trọng nhất là lãi suất): Chi phí huy động là cơ sở để ngân hàng xác định lãi suất cho vay, cụ thể:

+Với lãi suất cho vay quá cao tạo ra sự ngưng đọng vốn do doanh nghiệp không chịu được mức chi phí cao đó nên họ ngừng xin việc vay vốn. Trong một khoảng thời gian tương đối dài như vậy những biến động tiêu cực lẫn tích cực, ngân hàng không thể dự đoán trước chắc chắn về khả năng sinh lời của mình trong tương lai. Do đó, sẽ phát sinh hiện tượng vốn vẫn đọng trong két của ngân hàng trong khi đó ở bên ngoài các doanh nghiệp, hộ gia đình vẫn đang cố gắng tìm kiếm những khoản vốn vay với mức chi phí tối

thiểu. Bên cạnh đó, ngân hàng vẫn phải thường xuyên trả lãi cho những khoản tiền gửi, những khoản đi vay của mình. Vì vậy, lãi suất cho vay quá cao sẽ gây “ ách tắc ” trong hoạt động cho vay.

+Lãi suất cho vay quá thấp xảy ra hiện tượng nhu cầu về các khoản vay của doanh nghiệp, hộ gia đình tăng lên. Với điều kiện nền kinh tế còn nhiều biến động, tỷ trọng tiền gửi trung và dài hạn/tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng là thấp, ngân hàng phải tăng cường các hình thức huy động vốn, “đi vay để cho vay” để có thể đáp ứng được phần nào nhu cầu vay vốn trên thị trường. Chính vì vậy, hoạt động cho vay sẽ trở nên khó khăn nếu một mắt xích nào đó trong quá trình lưu chuyển vốn bị đứt hay đột ngột chững lại. Lúc đó khả năng thanh toán của ngân hàng sẽ không thể đáp ứng, gây lên phản ứng lan truyền khủng hoảng ngân hàng và mất đi độ tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng đó.

Thứ ba, là theo loại tiền huy động, ngân hàng dựa trên nhu cầu sử dụng vốn theo loại tiền để làm căn cứ huy động vốn theo loại tiền. Tùy từng thời kỳ, ngân hàng có thể tăng cường huy động loại tiền này hay giảm huy động loại tiền kia. Như vậy, hiểu được mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn thì ngân hàng mới có thể có được mức lãi suất, kỳ hạn và loại tiền huy động phù hợp đảm bảo lợi nhuận ngân hàng thu được là lớn nhất.

d) Chi phí huy động vốn

Chi phí huy động vốn là toàn bộ chi phí ngân hàng bỏ ra để được hưởng quyền sử dụng một đồng vốn trong thời gian nhất định.

Chi phí huy động vốn gồm hai phần: chi phí trả lãi (trả lãi huy động), chi phí phi lãi (chi phí tiền lương cho cán bộ huy động vốn, chi phí cơ sở vật chất, chi phí marketing, quảng cáo, in ấn...). Lãi suất chi trả cho nguồn vốn huy động chiếm phần lớn trong tổng chi phí.

Lãi suất huy động bình quân

tế: người gửi tiền luôn muốn lãi suất cao, còn người vay tiền lại muốn lãi suất vay thấp. Là trung gian đóng vai trò cầu nối giữa người gửi tiền và người vay tiền, NHTM cần đảm bảo đa dạng hóa lợi ích các bên, trong đó quan tâm nhất là đảm bảo lợi ích cho ngân hàng.

Công tác huy động vốn của ngân hàng được đánh giá là có chất lượng hiệu quả cao về phương diện chi phí khi nó đạt được các yêu cầu sau:

- Tìm kiếm được nguồn vốn chi phí thấp để đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trong khi vẫn thoản mãn các yêu cầu tương xứng giữa huy động vốn và sử dụng vốn về phương diện quy mô, tính ổn định.

- Tăng lợi nhuận cho ngân hàng mà không nhất thiết là phải chấp nhận những rủi ro cao do sức ép tăng chi phí vốn. Lợi nhuận của ngân hàng về cơ bản sẽ bằng tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí và thuế, do đó việc tăng lợi nhuận bằng cách tăng thu nhập (tài sản sinh lời cao tương ứng với rủi ro cao) sẽ mạo hiểm hơn là cách quản lý hiệu quả chi phí vốn.

Công thức tính lãi suất huy động bình quân:

Lãi suất huy động Tổng lãi phải trả cho NVHĐ

= --- --- X 100%

bình quân Tổng nguồn vốn huy động

Ý nghĩa:

Chỉ tiêu này phản ánh lãi suất bình quân mà ngân hàng phải chi trả cho

việc huy động vốn. Đây là chỉ tiêu để ngân hàng đánh giá xem xét nguồn vốn huy động được với chi phí như thế nào có thể chấp nhận được với mức lãi suất đó hay không... Dựa vào chỉ tiêu này ngân hàng cũng có thể xem xét mức lãi suất mà mình đề ra đã phù hợp chưa. Nó giúp ngân hàng cân đối chi phí để sử dụng vốn một cách phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho ngân hàng. Ngân hàng nên tính toán chỉ tiêu này nhằm xác định chi phí bình quân cho việc huy động vốn từ đó so sánh với lợi nhuận bình quân từ việc cho vay để xem xét sự phù hợp giữa chúng nhằm mang lại lợi nhuận phù hợp và tốt nhất

cho ngân hàng.

Chi phí khác

Chi phí cho lãi suất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi của ngân hàng, ngoài ra còn chi phí khác cho hoạt động của ngân hàng như chi phí lao động (chi cho con người), chi quảng cáo, in ấn, chi văn phòng phẩm... Chi phí này chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi của ngân hàng nhưng nếu tiết kiệm, giảm chi phí cũng góp phần đáng kể làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Tỷ lệ chi phí cho một đơn vị vốn huy động

Chi phí huy động vốn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong công tác

nguồn vốn. Khi xây dựng chiến lược huy động vốn luôn phải đảm bảo hai mục tiêu: Các hình thức huy động phải hấp dẫn thu hút được khách hàng và chi phí phải hợp lý để thu được lợi nhuận. Ngân hàng có khả năng huy động vốn tốt là ngân hàng xây dựng được chi phí huy động thực hiện được hai mục tiêu trên. Công thức:

Tỷ lệ chi phí cho một Tổng chi phí

đơn vị vốn huy động Tổng nguồn vốn huy động

Trong đó: Tổng chi phí bao gồm lợi tức phải trả cho người gửi tiền, chi

phí hoạt động, chi phí quảng cáo.

Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí cho một đơn vị vốn huy động phản ánh để huy động được một đồng vốn cần bao nhiêu đồng chi phí. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng có hiệu quả.

Chỉ tiêu chênh lệch lãi suất bình quân giữa huy động và cho vay

Chênh lệch lãi suất bình quân là chỉ tiêu phản ánh chênh lệch giữa lãi suất đầu ra bình quân (lãi thu được từ hoạt động cho vay, đầu tư) và lãi suất đầu vào bình quân (lãi suất phải trả cho các khoản huy động). Được tính bằng công thức:

Thu lãi cho

Chênh lệch lãi vay đầu tư Tổng chi lãi

Λx iʌ1____^ Tổng tài sản Tổng nguồn vốn

1 q sinh lời BQ phải trả lãi BQ

Chênh lệch lãi suất bình quân đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng trong quá trình huy động vốn và cho vay, đầu tư, chỉ tiêu này càng cao thì khả năng sinh lời của ngân hàng càng lớn, hiệu quả huy động vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng càng cao.

Một phần của tài liệu 0367 giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP quốc tế việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w