Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 0367 giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP quốc tế việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 101 - 106)

Ngân hàng nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện chính sách tiền tệ đồng bộ, sử dụng các công cụ tiền tệ một cách linh hoạt, tối ưu nhằm điều hòa hợp lý lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế. Ngoài ra, việc hoàn thiện các chính sách liên quan đến hoạt động huy động vốn cũng cần được NHNN xem xét áp dụng thống nhất tại tất cả các ngân hàng thương mại.

NHNN nên có chính sách lãi suất hợp lý: lãi suất là một công cụ quan trọng để ngân hàng có thể hoàn thành công tác huy động vốn trong dân cư, các tổ chức kinh tế và các tổ chức tín dụng khác. Chính sách lãi suất hợp lý sẽ phát huy hiệu quả đối với công tác HĐV trong điều kiện thị trường ổn định,

giá cả ít biến động. NHNN cần điều hành chính sách lãi suất theo cơ chế thị truờng, tránh hiện tuợng độc quyền đẩy lãi suất lên, giữ ổn định mức lãi suất chính thức do NHNN công bố, nhằm phát tín hiệu ổn định lãi suất thị truờng.

Điều hành tỷ giá, quản lý ngoại hối phù hợp: chính sách tỷ giá cũng ảnh huởng lớn đến hoạt động kinh doanh hoạt động huy động vốn bằng VNĐ của ngân hàng. Vì tỷ giá ngoại tệ tăng mạnh VNĐ sẽ mất giá do tâm lý của nguời dân e ngại đồng VNĐ sẽ mất giá, cho nên dù lãi suất ngoại tệ giảm, lãi suất VNĐ tăng thì chua chắc nguồn vốn huy động VNĐ của các NHTM đã tăng lên. Trong khi đó nhu cầu sử dụng vốn của nền kinh tế chủ yếu là bằng VNĐ, chính vì thế sẽ làm cho nguồn và sử dụng nguồn bất cân xứng với nhau.

NHNN cần nghiên cứu đua thêm nhiều loại hàng hóa nhu trái phiếu, các loại chứng khoán, do các tổ chức tín dụng phát hành có thể sử dụng trong giao dịch thị truờng mở. Đây là cơ sở để giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả huy động vốn thông qua nghiệp vụ thị truờng mở.

NHNN cần tạo ra một môi truờng cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các ngân hàng thuơng mại, có cơ chế phạt đối với các ngân hàng cố tình vi phạm các quy định của NHNN về trần huy động, trần cho vay để từ đó giúp các ngân hàng phát huy đuợc năng lực vốn của mình.

Nâng cao vai trò và hiệu quả của trung tâm thông tin tín dụng, mở rộng thu thập và cung cấp thông tin về các doanh nghiệp để cung cấp cho các NHTM tìm hiểu thông tin khi thẩm định điều tra truớc cho vay.

Thành lập trung tâm chuyển mạch trực thuộc NHNN nhằm kết nối máy ATM, thanh toán VISA, MASTER... thống nhất trong toàn quốc giữa các hệ thống ngân hàng tránh sự đầu tu riêng lẻ của các NHTM hiện nay.

Kết luận chương 3: trên cơ sở phân tích thực trạng và những mặt còn

tồn tại yếu kém trong công tác huy động vốn, năng lực cạnh tranh của VIB những năm qua, luận văn đã nêu ra các nhóm giải pháp chủ yếu mang tính đồng bộ để nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh, trên cơ sở đó đẩy

mạnh công tác huy động vốn với quy mô đuợc mở rộng, kết cấu hợp lý để từ đó có thể mở rộng hoạt động kinh doanh. Đồng thời, luận văn cũng mạnh dạn đề xuất các kiến nghị với nhà nuớc, ngân hàng cấp trên những vấn đề sát thực, cần thiết liên quan đến hoạt động của NHTM nói chung và hoạt động của VIB nói riêng trên địa bàn, nhằm tạo những hành làng pháp lý đồng bộ, các cơ chế khuyến khích phù hợp trên cơ sở đó ngân hàng có điều kiện kinh doanh và phục vụ có hiệu quả nhất.

KẾT LUẬN

Huy động vốn là hoạt động vô cùng quan trọng của VIB vì nó đóng góp tỷ trọng không nhỏ trên tổng tài sản trong bảng cân đối kế toán. Với một cơ cấu huy động vốn hợp lý sẽ tạo điều kiện để VIB gia tăng tài sản có và đồng thời tạo thêm lợi nhuận cho ngân hàng khi thực hiện đầu tu.

Trong giai đoạn vừa qua VIB đã có những cố gắng rất nhiều trong việc thực hiện chính sách thu hút khách hàng qua rất nhiều chuơng trình Marketing, buớc đầu thực hiện phân cấp khách hàng rõ ràng, nâng cao chất luợng dịch vụ, nâng cấp hệ thống công nghệ. Trong hệ thống NH TMCP hiện nay, VIB là ngân hàng đi đầu trong phát triển công nghệ và có những cải tiến đáng kể về công nghệ. Những lợi thế này sẽ giúp VIB gia tăng sức cạnh tranh với các ngân hàng khác trên thị truờng để tăng cuờng huy động vốn nhiều hơn nữa cũng nhu thiết lập một cơ cấu huy động chất luợng và cân bằng.Tuy nhiên, cơ cấu huy động của VIB trong thời gian gần đây đã không thực sự cân bằng. Qua việc phân tích cơ cấu huy động cho thấy nguồn huy động chủ yếu đến từ tiền gửi có kỳ hạn và tiết kiệm - hai nguồn vốn có chi phí huy động rất cao so với các hình thức khác. Mặt khác, các sản phẩm huy động của VIB vẫn chua đa dạng, phong phú mà chỉ mới tập trung ở các loại hình tiết kiệm.

Trên cơ sở vận dụng phuơng pháp nghiên cứu kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, luận văn đã đua ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam. Luận văn đã hoàn thành những nhiệm vụ cụ thể sau:

- Hệ thống hoá những lý luận cơ bản về vốn và hiệu quả huy động vốn của NHTM

- Phân tích thực trạng huy động vốn của VIB, đồng thời đánh giá những kết quả đạt đuợc và những tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại trên cơ sở

các số liệu cập nhất đến hết tháng 06/2013 bằng phương pháp phân tích toàn diện, so sánh từ tổng quát đến chi tiết.

- Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của VIB

Những đánh giá, những giải pháp đã trình bày trong bản luận văn có thể còn chưa đáp ứng được hết các mong muốn của người đọc, nhưng em hy vọng rằng chúng cũng tạo ra cơ sở ban đầu trong việc mở ra hướng nghiên cứu sâu hơn của ngân hàng về vấn đề này.

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học Học viện Ngân hàng, Tiến sỹ Nguyễn Thu Hiền và các thầy cô trong Học viện ngân hàng đã trang bị cho em có những kiến thức, tư duy, phương pháp luận để hoàn thành luận văn. Mặc dù đã cố gắng tham khảo tài liệu, khảo sát tình hình thực tế nhưng do thời gian cũng như khả năng còn hạn chế, luận văn của em chắc chắn còn những khiếm khuyết. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. David cox (1997), nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội

2. Frederic S. Mishkin (2001), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

3. Peter S.Rose (2003), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB tài chính, Hà Nội.

4. NGƯT, GSTS. Tô Ngọc Hưng (2009), Giáo trình ngân hàng thương mại, NXB Thống kê 2009

5. Ủy ban hợp tác về kinh tế quốc tế (2006), Nghiên cứu về dịch vụ ngân hàng trong bối cảnh hội nhập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Thái Bá Cẩn, Trần Nguyên Nam (2004), Phát triển thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam trong tiến trình hội nhập, NXB Tài chính, Hà Nội. 7. PGS. TS. Nguyễn Thị Quy (2005), Năng lực cạnh tranh của các ngân

hàng thương mại trong xu thế hội nhập, NXB Lý luận chính trị.

8. PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi (2004), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.

9. Nguyễn Minh Kiều (2004 - 2005), Tài chính phát triển, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.

10.Nguyễn Thị Hiền (2007), Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, tạp chí ngân hàng số 5, Hà Nội.

11.Nguyễn Đại La (2006), nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam, tạp chí ngân hàng số 9, Hà Nội.

12.TS. Phạm Huy Hùng (2008), Ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động và các giải pháp kiềm chế lạm phát.

13.Hoàng Thị Thanh Dung, nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Viettinbank Vĩnh Phúc, luận văn thạc sĩ, năm 2013.

14. Luật tổ chức tín dụng (2010).

15.Báo cáo tài chính của VIB năm 2009, 2010, 2011, 2012 và 06 tháng 2013

16.Báo cáo thuờng niên năm 2009, 2010, 2011, 2012 của Sacombank, Maritimbank, ABBank, OceanBank.

17. Các văn bản đuợc ban hành cho toàn hệ thống VIB 18. Các văn bản nghị định của NHNN

Một phần của tài liệu 0367 giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP quốc tế việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 101 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w