Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu 0367 giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP quốc tế việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 82 - 88)

a) Nguyên nhân chủ quan

Một là, sản phẩm huy động vốn của VIB chưa thật đa dạng. Mặc dù, VIB đã cho ra sản phẩm tiết kiệm lũy tiến với lãi suất bậc thang, tiết kiệm nhận lãi định kỳ, tiết kiệm gửi góp... Tuy nhiên, VIB còn thi ếu nhiều sản phẩm cạnh tranh mà các ngân hàng cùng đẳng cấp như ACB, Sacombank, Eximbank, Đông Á, VIB hay các ngân hàng khác như Nông nghiệp, SeaBank, SCB...

Về tài khoản đã có nhiều dịch vụ đi kèm và sự hỗ trợ tối đa của công nghệ nhưng sản phẩm của VIB vẫn chưa có nhiều sự khác biệt so với các ngân hàng khác, hiện VIB vẫn chưa phát hành thẻ Visa. Trong khi đó các ngân hàng như Sacombank, ACB đã triển khai các dịch vụ tài khoản và thẻ rất linh hoạt và đa dạng đáp ứng nhu cầu cho cả cá nhân và doanh nghiệp như tại Sacombank là dịch vụ thẻ tín dụng cho phụ nữ, tài khoản tiền gửi thanh toán lãi suất thưởng cho các doanh nghiệp có số dư càng lớn thì lãi suất càng cao...

Hai là, sản phẩm bổ trợ, sản phẩm mới được đưa ra những tính năng của sản phẩm dịch vụ còn hạn chế, các dịch vụ liên quan đến hoạt động huy động vốn phát triển chưa cao,

Dịch vụ thanh toán qua internet hay bị lỗi khi truy cập, truy vấn thông tin cũng như thanh toán còn chậm, đôi khi phải đăng nhập nhiều lần mới thành công được một giao dịch, phí đăng ký tham gia dịch vụ còn cao. Trang web chấp nhận thanh toán bằng thẻ VIB không nhiều, không đa dạng. Hệ thống SMS báo số dư qua điện thoại chưa hoàn thiện (báo chậm, nghẽn mạch, không báo tin nhắn cho khách hàng, 1 giao dịch báo nhiều lần...). Ngoài ra, sản phẩm tiền gửi thanh toán chưa thiết kế cho từng nhóm khách hàng khác nhau. Chưa tạo ra các hình thức bán chéo sản phẩm để tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm nhằm thu hút nhiều khách hàng.

Hoạt động phát hành thẻ hầu như chạy theo về số lượng mà không quan tâm đến chất lượng. Địa điểm đặt ATM của VIB chưa nhiều. Đại đa số thẻ VIB sử dụng máy của Vietcombank và một số ngân hàng liên minh thẻ. Giao dịch qua thẻ còn bị lỗi: tình trạng máy trong quá trình nâng cấp, máy nuốt thẻ, giao dịch không thành công nhưng tài khoản vẫn bị trừ tiền, xử lý quá trình tra soát khiếu nại rất chậm. Phí phát hành thẻ cao, phí thanh toán qua thẻ Master Card còn cao so với các ngân hàng khác, phí thường niên cao, quá trình phát hành thẻ chậm. Thời gian qua đã có rất nhiều khách hàng khoá thẻ, đóng tài khoản chỉ vì bị trừ phí thường niên, giao dịch qua ATM không thành công nhưng vẫn bị trừ tiền. Nhiều khách hàng không sử dụng dịch vụ internet banking vì phí tham gia quá cao, thêm vào đó còn e ngại tính bảo mật của dịch vụ.

Các dịch vụ liên quan đến hoạt động huy động vốn như: dịch vụ thanh toán, dịch vụ trả lương qua tài khoản, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ bảo lãnh...phát triển chưa cao, gây trở ngại cho ngân hàng trong việc huy động vốn, đặc biệt thu hút nguồn vốn có chi phí thấp như nguồn tiền gửi thanh toán.

Ba là, dịch vụ của ngân hàng thiếu tính cạnh tranh.

Dịch vụ “giao dịch một cửa” đã triển khai đồng bộ trong năm 2009. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn những bất cập trong quy trình thực hiện gây khó khăn cho khách hàng trong quá trình giao dịch. Thời gian chờ đợi khá lâu, đặc biệt ở phòng giao dịch - mô hình chỉ có một quỹ chính, khi giao dịch vượt quá hạn mức teller thì khách hàng phải chờ nhận và kiểm tiền ở quỹ chính. Bản thân các teller là những người giao dịch trực tiếp với khách hàng được đào tạo chưa bài bản nên tạo phong cách không chuyên nghiệp trong quá trình giao dịch, gây phản cảm với khách hàng.

Chưa có kênh cung cấp dịch vụ cho khách hàng nên hạn chế trong việc phát triển và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mới. Kênh phân phối không đa dạng, hiệu quả thấp, phương thức giao dịch và cung cấp các dịch vụ chủ yếu vẫn là tiếp xúc trực tiếp tại quầy. Các hình thức giao dịch từ xa trên cơ sở nền tảng công nghệ thông tin và điện tử chưa phổ biến. Mặc dù, hiện nay các dịch vụ ngân hàng điện tử (thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, ATM, Internet Bankinh, Homebanking...) và kênh phân phối điện tử đang trên đà phát triển nhưng chưa được triển khai rộng rãi, lượng khách hàng còn sử dụng ít. Những dịch vụ thật sự hỗ trợ cho giao dịch thanh toán thương mại điện tử của dịch vụ Internet Banking còn hạn chế, chỉ thanh toán được một số ngân hàng.

Bốn là, hoạt động Marketing chỉ mới được cải thiện trong thời gian gần đây, tuy nhiên chưa thật sự chuyên nghiệp và hiệu quả. Hoạt động marketing của ngân hàng còn rất nhiều điểm cần tiếp tục cải tiến. Hoạt động nghiên cứu thị trường, nhu cầu của khách hàng, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh chưa được tiến hành thường xuyên và có hệ thống. Chưa xác định được chiến lược khách hàng phù hợp với tình hình thực tế của ngân hàng, chưa có chính sách khách hàng thống nhất trong toàn hệ thống. Ngân hàng có bộ phận chuyên trách nghiên cứu phát triển sản phẩm mới nhưng chưa phát huy được khả năng cũng như ưu thế của VIB.

Năm là, công nghệ ngân hàng vừa ứng dụng, vừa cải tiến. Hệ thống phần mềm ESB (Enterprise Service Bus) của VIB vẫn còn đang trong quá trình nâng cấp và hoàn thiện. Do vậy, quá trình thao tác nghiệp vụ vẫn còn có lỗi. Nhiều phần hành chưa hạch toán trực tiếp trên phần mềm mà vẫn còn phải theo dõi tay như quản lý sổ tiết kiệm, séc trắng tại các phòng giao dịch, tra cứu thông tin khách hàng ở chi nhánh khác nhau trong hệ thống còn phải trải qua nhiều bước, thời gian chờ đợi trong giao dịch của khách hàng tăng lên. Ngoài ra, việc trang bị cơ sở vật chất, máy móc thiết bị còn chậm. Nhiều máy móc đặc biệt là máy tính cá nhân của nhân viên là những máy đời cũ, hỏng gây trở ngại trong quá trình thao tác nghiệp vụ.

Sáu là, năng lực và trình độ của đội ngũ nhân sự còn bất cập. Đội ngũ nhân viên, tuy trẻ, nhanh nhẹn nhưng trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu trong quá trình hội nhập. Các chi nhánh và phòng giao dịch mới được thành lập, nhân sự không đáp ứng kịp thời. Hầu hết các quầy giao dịch là nhân viên mới vừa học vừa giao tiếp khách hàng nên phong cách phục vụ hầu như không chuẩn, tốc độ xử lý yêu cầu của khách hàng chưa nhanh, chức năng tư vấn khách hàng chưa được chú trọng. Hầu hết các nhân viên giao dịch chưa nhận thức được việc bán sản phẩm cho khách hàng là việc trọng tâm. Hơn nữa có những khoá đào tạo ngắn hạn cho nhân viên về những sản phẩm mới, hầu như họ tự nghiên cứu qua văn bản. Do đó dẫn đến nhiều cản trở trong quá trình bán sản phẩm và giao tiếp với khách hàng.

b) Nguyên nhân khách quan

Một là, môi trường kinh tế - xã hội có nhiều biến động: Năm 2008 là năm bắt đầu khủng hoảng tài chính với quy mô toàn cầu, ở Việt Nam, nền kinh tế tài chính dường như vẫn đang trong thời kỳ gánh chịu những tác động đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng này. Những bất ổn của nền kinh tế vĩ mô (tình trạng nợ xấu, phá sản...) cùng chính sách thắt chặt tiền tệ đã tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung cũng như ngành ngân hàng nói riêng. NHNN thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt (tăng dự trữ bắt buộc, khống chế dư nợ của các ngân hàng, lãi suất cơ bản biến động liên tục từ năm 2008 đến năm 2013 từ 8.75% đến 12% đến 14% rồi giảm xuống 7% lại tăng lên 8%). Đồng đô la Mỹ tăng giá liên tục làm thị trường ngoại hối khan hiếm đô la Mỹ nghiêm trọng dẫn đến tình trạng ngừng trệ các hoạt động thanh toán nước ngoài. Các doanh nghiệp thì mất thêm khoản chi phí khá lớn để mua đô la Mỹ thanh toán đúng thời hạn nếu không sẽ bị phạt hợp đồng.

Những yếu tố trên dẫn đến nhiều bất lợi, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân nhất là những nguời có thu nhập thấp.

Hai là, Thiếu tính đồng bộ, sự hợp tác giữa các ngân hàng

Cạnh tranh giá, cạnh tranh bằng chất luợng dịch vụ, công nghệ, thuơng hiệu chua trở nên phổ biến khiến thị trường ngân hàng thiếu ổn định và dễ xảy ra các cuộc đua lãi suất, cạnh tranh mở rộng mạng lưới thiếu tính hiệu quả. Chẳng hạn chưa có sự tương thích, liên kết trên diện rộng giữa các hệ thống phát hành thẻ của các ngân hàng khác nhau, dịch vụ thẻ ATM chưa kết nối chung toàn ngành. Điều này vừa tăng chi phí, vừa hạn chế việc đáp ứng nhu cầu về sử dụng thẻ một cách dễ dàng và đa tiện ích cho khách hàng. Rất nhiều dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã được triển khai như dịch vụ tài khoản, séc, thẻ, quản lý tài sản, tín dụng tiêu dùng, cầm cố... nhưng thiếu sự liên kết, hợp tác đã làm giảm đáng kể hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng.

Ba là, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam còn chưa phát triển, người dân chưa có thói quen giao dịch qua ngân hàng nhiều.

Đại đa số người dân Việt Nam vẫn dùng tiền mặt là chủ yếu trong các hoạt động thanh toán. Thanh toán bằng tiền mặt chiếm đến 30% bán buôn và 95% trong bán lẻ tại Việt Nam. Những tiện ích về dịch vụ ngân hàng bán lẻ nhất là dịch vụ thanh toán bằng thẻ hầu như còn xa lạ với các tầng lớp dân cư. Vì vậy, khi dân số ngày càng tăng các giao dịch thanh toán và khối lượng thanh toán ngày càng lớn, sự gia tăng cung ứng các dịch vụ không dùng tiền mặt của NHTM là hết sức cần thiết. Cần tuyên truyền, giới thiệu những tiện ích thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư.

Giữa các khách hàng và các NHTM còn một khoảng cách: có nhiều loại hình dịch vụ nhưng khách hàng lại thiếu hiểu biết về chúng (hiểu biết về sản phẩm dịch vụ, về các văn bản, quy định hiện hành, quyền và nghĩa vụ khi sử dụng dịch vụ, thông tin không đầy đủ). Từ đó tạo nên tâm lý e ngại tìm hiểu, tiếp cận và sử dụng các sản phẩm ngân hàng đặc biệt là đối với tầng lớp dân cư ít học.

Bốn là, Hệ thống luật pháp còn chưa đầy đủ, thiếu tính đồng bộ và nhất quán, chưa theo kịp với thực tế đầy sinh động trong hoạt động kinh tế, còn nhiều bất cập so với yêu cầu hội nhập kinh tế ngân hàng.

Văn bản của NHNN vừa mới ban hành trong thời gian ngắn đã phải sửa đối, bổ sung. Tính thiếu minh bạch của thông tin, đặc biệt là các quy định về tài chính, kế toán, hợp đồng lao động, hợp đồng tín dụng và các chế tài kinh tế khác gây nhiều khó khăn cho các ngân hàng, nhất là khi khả năng thực thi của pháp luật còn chua cao.

Năm là, các ngân hàng Việt Nam chưa chủ động đưa ra nhiều kịch bản để đối phó với nền kinh tế khó khăn kéo dài và sự thắt chặt tiền tệ của ngân hàng nhà nước.

Sáu là, cơ sở hạ tầng viên thông của Việt Nam chưa thật hiện đại, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển chung của xã hội về mọi mặt - thiết bị, chất luợng và giá thành phục vụ. Trong khi, các sản phẩm hiện đại của ngân hàng lại phụ thuộc rất nhiều vào mạng viễn thông. Những trục trặc, chậm trễ trong quá trình cung cấp và sử dụng dịch vụ phần nào là do chất luợng không ổn định của mạng truyền thông.

Kết luận chương 2: tuy có những mặt tồn tại và hạn chế trong hoạt động huy động vốn nhung nhìn chung NH TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) đã cố gắng rất nhiều để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng ngày một cao trên thị truờng. Hiệu quả từ hoạt động huy động vốn của ngân hàng đã góp phần giúp hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt đuợc kết quả tốt.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 0367 giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP quốc tế việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w