Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại VIB

Một phần của tài liệu 0367 giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP quốc tế việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 52 - 77)

a) Quy mô, tốc độ tăng trưởng vốn huy động của VIB

Mặc dù nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam bất ổn từ đầu năm 2009 đến nay nhưng kết quả huy động vốn của VIB những năm qua đã khẳng định được chiến lược huy động hiệu quả của Ngân hàng. Kết quả cụ thể qua các năm 2009, 2010, 2011, 2012 và 06 tháng năm 2013 và có so sánh với các ngân hàng TMCP khác như sau:

Bảng 2.3: Quy mô huy động vốn của VIB so với các NH TMCP khác ĐVT: Tỷ VNĐ

Maritimbank 59.283 194.24 159% 92.304 98% 98.223 106% 80.000 81% ABBank 21.335 29.87 8 140% 29.707 99% 35.730 120% 23.18 0 65% OceanBank 30.614 48.42 0 158% 56.109 116% 56.476 100% 48.20 0 85%

Biểu đồ 2.2: Tốc độ huy động vốn của VIB so với các ngân hàng TMCP khác

Qua các chỉ số huy động nhu trên có thể thấy tốc độ huy động vốn của VIB tăng cao nhất là năm 2010 sau đó giảm dần qua các năm và có xu huớng giảm sâu so với các ngân hàng TMCP khác, điều này là do năm 2010 VIB đã sự thay đổi đáng kể: ngày 01/09/2010 ngân hàng CommonWealth Bank of Australia (CBA) đã chính thức trở thành cổ đông chiến luợc của VIB với tỷ lệ sở hữu cổ phần ban đầu là 15%. Sự hợp tác chiến luợc này tạo điều kiện cho

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 06 tháng 2013

Số

tiền trọngTỷ tiềnSố trọngTỷ Số tiền trọngTỷ tiềnSố trọngTỷ tiềnSố trọngTỷ

TGTT của TCKT,

cá nhân 10,993 22.3% 6,932 8.5% 4,652 5.5% 6,098 13.9% 4,585 11.3%

Tiền gửi tiết kiệm 21,371 43.4% 38,237 46.7% 39,765 47.1% 33,302 75.7% 32,485 80.0%

Phát hành GTCG 1,845 3.7% 14,573 17.8% 13,339 15.8% 1,000 2.3% 0.305 0.0%

VIB tăng cường năng lực về vốn, công nghệ, quản trị rủi ro và thực hiện thành công cho việc triển khai chiến lược kinh doanh cho giai đoạn 2009-2013: Chuyển đổi cơ cấu tổ chức, chuyển đổi hệ thống chi nhánh (BTA), tổ chức mô hình bán hàng và dịch vụ mới, diện mạo công sở mới, sản phẩm và dịch vụ được nâng cấp, quy trình được thiết kế hợp lý, tinh thần phục vụ khách hàng của CBNV được nâng cao, văn hóa chú trọng đến hiệu quả làm việc và hướng tới khách hàng đang hình thành tại VIB...những yếu tố tích cực này đã bước đầu mang lại những thay đổi quan trọng về chất trong hoạt động kinh doanh của VIB. Do được tăng lượng vốn từ cổ đông nên việc huy động vốn giảm để giảm chi phí lãi suất và các chi phí dịch vụ đi kèm.

Năm 2012 tổng nguồn vốn huy động có sự sụt giảm chỉ bằng 62% tổng nguồn vốn huy động của năm 2011, điều này là do năm 2012 là năm khó khăn đối với nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng nên chiến lược phát triển của VIB là thận trọng và an toàn. VIB đã chủ động rút ra khỏi hoạt động mang tính rủi ro ngày càng tăng trên thị trường liên ngân hàng, hành động này đã giúp cho VIB tránh được rổn thất mà nhiều đối tác đã phải gánh chịu ở những quý cuối của năm 2012. Đến 06 tháng năm 2013 hoạt động huy động vốn của VIB tăng trưởng trở lại và đạt 92% tổng nguồn vốn huy động của năm 2012.

b) Cơ cấu huy động vốn của VIB

- Cơ cấu huy động theo loại hình sản phẩm và theo thị trường của VIB

Với mục tiêu đa dạng hoá các hình thức huy động nhằm thu hút ngày càng nhiều hơn nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức, dân cư tăng cường nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng, thời gian qua VIB đã áp dụng nhiều hình thức huy động với những kỳ hạn và lãi suất linh hoạt kết hợp với mở rộng mạng lưới để tăng doanh số huy động.

Bảng 2.4: Cơ cấu huy động theo loại hình sản phẩm của VIB

BTiengiri tiêt kiệm

BTGTT của TCKT, cá nhãn

B Tiên gin Klio bạc NN + TCTD khác Pháthành GTCG

Tiền gửi thanh toán có sự gia tăng không đều về quy mô và tỷ trọng qua các năm. Năm 2009, tỷ trọng tiền gửi thanh toán chiếm tỷ lệ là 22,3% đạt 10.993 tỷ VND trong tổng nguồn huy động nhung trong các năm sau này tỷ trọng này dần dần giảm năm 2010 là 6.932 tỷ VND, 2011 là 4.652 tỷ VND, năm 2012 là 6.098 tỷ VND và 06 tháng đầu năm 2013 là 4.585 tỷ VND. Mặc dù, VIB đã liên tục cải tiến tính năng, tiện ích của sản phẩm tiền gửi thanh

trọng trọng trọng trọng trọng

Thị trường 1 34,209toán cũng như giới thiệu tới khách hàng những dịch vụ mới. Thêm vào đó là69.5% 59,742 72.9% 57,756 68% 40,400 91.8% 37,070 91.3% gia tăng mạng lưới giao dịch trên khắp đất nước, mạng lưới dịch vụ thẻ không ngừng được mở rộng liên kết, tăng cường tiếp thị dịch vụ trả lương qua tài khoản, thu hộ tiền điện, ứng dụng internet vào giao dịch ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ trọng tiền gửi thanh toán trong 06 tháng đầu năm 2013 vẫn chưa đạt theo yêu cầu và chiếm tỷ trọng ít ỏi là 11,3%. Tiền gửi thanh toán là nguồn vốn huy động giá rẻ mà VIB hoàn toàn có thể thu hút được nhiều hơn nữa với những dịch vụ gia tăng đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Sản phẩm Tiền gửi tiết kiệm tăng về quy mô so với các năm và có tốc độ tăng đột biến từ năm 2010, thời điểm lãi suất huy động của các NHTM CP lên cao nhất là 12%/năm. VIB đã đưa ra các chương trình khuyến mại đi kèm với các loại hình tiết kiệm như: Tiết kiệm siêu may mắn với giải nhất lên đến 2 tỷ đồng; chương trình tiết kiệm trúng với giải thưởng là chiếc xe Mercedes, gửi tiết kiệm với quà tặng là các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, gửi tiết kiệm diện túi thời trang... cũng đã thu hút được rất lớn nguồn vốn nhàn rỗi của các cá nhân và để lại ấn tượng tốt trong lòng khách hàng. Với các loại hình tiết kiệm như tiết kiệm thường, tiết kiệm lũy tiến, tiết kiệm gửi góp, thủ tục đơn giản, nhanh gọn, thái độ phục vụ nhiệt tình, phù hợp với nhu cầu tích luỹ dần dần đối với đại bộ phận cán bộ nhân viên, thanh niên và các tầng lớp cao tuổi cũng đã thu hút được lượng khách hàng rất lớn. Nguồn vốn huy động qua kênh này phát huy rất hiệu quả và kết quả là tỷ trọng của nguồn vốn này luôn duy trì ở mức cao nhất so với các nguồn khác. Năm 2010 tăng đột biến lên 38.237 tỷ VND, năm 2011 là 39.765 tỷ VND, năm 2012 mặc dù tình hình kinh tế ảm đạm và chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN nhưng quy mô huy động vẫn đạt 33.302 tỷ VND và 32.485 tỷ đồng trong 06 tháng đầu năm 2013.

Tốc độ tăng của tiền gửi tiết kiệm cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của tiền gửi thanh toán của tổ chức, cá nhân. Điều này đòi hỏi VIB cần nghiên cứu sâu hơn nhằm gia tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn vì đây là nguồn vốn có chi phí rẻ hơn so với nguồn vốn huy động từ gửi tiết kiệm. So với năm

2009, năm 2010 tốc độ tăng nguồn tiền gửi thanh toán của tổ chức kinh tế, cá nhân giảm 36% trong khi đó nguồn tiền gửi tiết kiệm tăng 79%. Phần nào là do chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, sức ép thanh khoản vì đã cho vay vượt quá độ mức hợp lý, hiện tượng các ngân hàng cạnh tranh tăng lãi suất tiết kiệm ồ ạt. Nguyên nhân này đã làm mất cân bằng trong cơ cấu huy động vốn của các NHTM CP không chỉ riêng VIB.

Trong đó tiền gửi khác của các TCTD đã có sự gia tăng đáng kể từ năm 2009 đến năm 2011 nhưng lại sụt giảm sâu năm 2012 do VIB đã chủ động rút ra khỏi hoạt động mang tính rủi ro ngày càng tăng trên thị trường liên ngân hàng, năm 2012 giảm 86,5% so với năm 2011 và trong 06 tháng đầu năm 2013 tỷ trọng huy động từ các TCTD chỉ đạt 8,7% tổng nguồn vốn huy động, cụ thể như bảng sau:

Bảng 2.5: Cơ cấu huy động theo thị trường của VIB

120.0%

Illl ■ Thi trường 2

Nguồn vốn huy động trên thị truờng 1 bao gồm tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cu là nguồn vốn rất quan trọng đối với hoạt động của NHTM trên hai khía cạnh ổn định và chi phí. Qua số liệu từ bảng ta thấy nguồn vốn huy động trên thị truờng 1 của VIB có sự gia không tăng đều qua các năm. Năm 2009 là 34.209 tỷ VND, năm 2010 là 59.742 tỷ VND, năm 2011 là 57.756 tỷ VND và năm 2012 giảm còn 40.400 tỷ VND, 06 tháng đầu năm 2013 huy động đuợc 37.070 tỷ VND. Tỷ trọng của nguồn vốn này chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn của VIB: năm 2009 là 69,5%, năm 2010 là 72,9%, năm 2011 là 68%, năm 2012 có sự gia tăng đột biến chiếm 91,8% và 06 tháng đầu năm 2013 chiếm 91,3%. Qua đây đã thấy chính sách huy động vốn của VIB đã và đang đi đúng huớng và đạt hiệu quả đáng kể trong bối cảnh kinh tế khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro nhu hiện nay. Với rất nhiều chuơng trình Marketing hiệu quả cũng nhu dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt đã giữ chân và thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với VIB.

Trong khi đó vốn của VIB trên thị truờng 2 có xu huớng không tăng nhiều và có sự sụt giảm đột ngột vào năm 2012 thể hiện chiến luợc kinh doanh thận trọng của ngân hàng trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Trong các năm 2009, 2010, và 2011 thị truờng ngân hàng tuơng đối ổn định nên nguồn huy động trên thị truờng 2 của VIB có sự tăng truởng và chiểm tỷ trọng từ 27%-32% trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, nhung buớc sang năm 2012 do tình hình thị truờng biến động và tiềm ẩn nhiều rủi ro nên VIB quyết định rút dần ra khỏi hoạt động của thị truờng liên ngân hàng, điều này đã dẫn đến việc huy động trên thị truờng 2 giảm sâu so với năm 2011, tỷ trọng huy động của thị truờng 2 trong tổng nguồn vốn huy động của VIB chỉ là 8,2%. Điều này chứng tỏ vốn huy động của VIB không phụ thuộc vào vốn huy động từ thị truờng 2 để cấp vốn cho việc phát triển danh mục đầu tu và cho vay.

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 06 tháng 2013 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Tiền gửi không kỳ

hạn 10.993 32,1% 6.932 11,6% 4.652 %8,1 6.098 %15,1 4.585 12,4%

- Cơ cấu huy động theo kỳ hạn

Bảng 2.5 cơ cấu nguồn vốn huy động của VIB theo kỳ hạn cho thấy nguồn vốn không kỳ hạn giảm về số luợng và tỷ trọng qua các năm cụ thể: năm 2009 đạt tỷ trọng 32,1% tức là 10.993 tỷ VND, năm 2010 giảm còn 11,6%, năm 2011 là 8,1%, năm 2012 đạt 15,1% và 06 tháng đầu năm 2013 đạt 12,4%. Đối với một ngân hàng với mục tiêu bán lẻ là chủ yếu thì cơ cấu huy động nhu vậy là chưa hợp lý. Nguồn vốn không kỳ hạn là nguồn vốn mất chi phí nhỏ nhất nên là nguồn vốn có khả năng sinh lợi cao nhất. Tuy nhiên, với những dịch vụ gia tăng đối với tài khoản tiền gửi không kỳ hạn không nhiều và không đa dạng nên VIB vẫn chưa thu hút được khách hàng mở nhiều tài khoản hơn nữa.

Trong khi đó nguồn tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng gia tăng đột biến vào năm 2010, năm 2011 và giảm mạnh trong năm 2012. Năm 2009 tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng 20.137 tỷ VND, năm 2010 tăng đột biến lên 41.832 tỷ VND, năm 2011 là 49.942 tỷ VND, đến năm 2012 lại giảm xuống còn 34.258 tỷ VND, đến 06 tháng đầu năm 2013 là 32.436 tỷ VND và chiếm 87,6% tổng nguồn vốn huy động ở thị trường 1 cho thấy một cơ cấu huy động không hợp lý và gia tăng sức ép chi phí vốn lên hệ thống. Mặt khác, việc hạn chế cho vay đã gây không ít khó khăn cho ngân hàng trong việc quay vòng vốn để kiếm lợi nhuận bù vào phần chi phí phải trả. Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng năm 2009 là 3.079 tỷ VNĐ chiếm 9% tổng nguồn vốn huy động ở thị trường 1 đến năm 2010 tăng đột biến lên 10.978 tỷ VNĐ và chiếm 18,4% tổng nguồn vốn huy động trên thị trường 1 nhưng đến năm 2012 giảm xuống còn 44 tỷ VNĐ chiếm 0.1% tổng nguồn vốn huy động trên thị trường 1. Điều này là do năm 2010 và 2011 lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng đột biến: từ 7-8% năm 2009 tăng lên 12-14% năm 2011 và có xu hướng giảm nên khách hàng có nhu cầu gửi thời hạn dài để được hưởng lãi suất cao.

Bảng 2.6: Cơ cấu huy động theo kỳ hạn của VIB

%

Tổng 34.20

VNĐ 29.012 84,8 % 851.34 85,9% 47.074 %81,5 35.838 %88,7 31.075 83,9% Ngoại tệ 5.197 15,2 % 8.394 14,1% 10.682 18,5 % 4.562 11,3 % 5.968 16,1% Tổng 34.209 100 % 59.74 2 100% 57.756 100% 40.400 100 % 37.043 100%

Nguồn: Phòng kế toán tài chính Hội sở

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu huy động theo kỳ hạn của VIB

- Cơ cấu huy động theo loại tiền

Với mục tiêu đa dạng nguồn vốn huy động, nên bên cạnh việc huy động bằng tiền VNĐ, VIB còn huy động thêm ngoại tệ là USD, EUR, CAD, AUD, XAU...và đuợc huy động chủ yếu thông qua phát hành giấy tờ có giá và tiền gửi dân cu.

Bảng 2.7: Cơ cấu huy động theo loại tiền của VIB

Xét tỷ lệ huy động vốn theo loại tiền, vốn huy động bằng VNĐ luôn chiếm phần lớn hơn 80% tổng nguồn vốn huy động. Do lãi suất huy động ngoại tệ thấp nên tâm lý của khách hàng là không muốn gửi bằng ngoại tệ mà gửi bằng VNĐ sẽ đuợc lãi suất cao hơn, mặt khác giá đồng ngoại tệ thay đổi thất thuờng và thuờng thấp hơn giá ngoại tệ của thị truờng tự do, hơn nữa nhu cầu về ngoại tệ của các doanh nghiệp và nguời dân Việt Nam vẫn còn thấp. Năm 2012 bằng chính sách quyết liệt của NHNN để quản lý thị truờng vàng, ngoại tệ, chống vàng hóa và đô la hóa giúp ổn định tỷ giá...đã hạn chế tình trạng nắm giữ vàng và đô la tại nhà, nguời dân chuyển một phần vốn sang gửi bằng VNĐ.

Nguồn vốn ngoại tệ ở VIB chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của dân cu, họ thuờng có nguời ở nuớc ngoài gửi về, số tiền đó tạm nhàn rồi nên họ đem vào ngân hàng để huởng lãi. Tiền gửi của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ hơn chủ yếu là tiền gửi giao dịch để thanh toán các hợp đồng ngoại thuơng. Vì vậy, ngân hàng cần có chính sách phù hợp để thu hút đuợc ngày càng nhiều hơn nguồn vốn bằng ngoại tệ.

c) Tính cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn tại VIB

Hoạt động huy động vốn tăng truởng nhanh và ổn định chỉ là điều kiện cần để đánh giá công tác huy động vốn. Nếu ngân hàng chỉ chú trọng đến việc huy động vốn mà không sử dụng hết thì sẽ bị ứ đọng vốn, lãng phí nguồn vốn, mất chi phí lãi mà không có thu nhập nên làm giảm lợi nhuận và nguợc lại. Nếu nguồn vốn huy động quá thấp không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn sẽ làm cho ngân hàng bỏ qua cơ hội để đầu tu có hiệu quả, mất đi cơ hội mở rộng thị phần, giảm uy tín... Vì vậy một trong những nhân tố quyết định đến hiệu quả công tác huy động vốn là sự cân bằng giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn. Ngân hàng nên cân nhắc và tính toán sao cho phù hợp để tránh du thừa vốn hay ứ đọng vốn.

Sự phù hợp hay không phù hợp giữa huy động vốn với cho vay và đầu tu đuợc làm rõ khi phân tích các cân đối sau:

- Cân đối vốn huy động với cho vay và đầu tư theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu 0367 giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP quốc tế việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 52 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w