Tiềm năng phát triển thẻ thanh toán ở Việt Nam

Một phần của tài liệu 0449 giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại NHTM CP quân đội chi nhánh hoàn kiếm luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 81 - 85)

Ngày nay, toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thuơng mại đã và đang là xu thế nổi bật của kinh tế thế giới. Hiện nay Việt Nam đang trong tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Duơng TPP - là một trong những hiệp định, thỏa thuận thuơng mại tự do giữa các quốc gia thành viên với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Duơng. Tham gia vào Hiệp định TPP với tu cách thành viên, Việt Nam đang đứng truớc nhiều cơ hội mới cũng nhu sẽ gặp phải một số thách thức trong tiến trình hội nhập quốc tế. Trong xu thế đó, ngành Ngân hàng đuợc xác định là một trong những ngành mũi nhọn cần phải nhanh chóng phát triển để đảm bảo theo kịp tiến trình hội nhập. Không thể có một quốc gia nào có thể phát triển bền vững nếu không có một nền tài chính vững mạnh. Phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại, trong đó có thẻ thanh toán là một đòi hỏi tất yếu để đáp ứng nhu cầu giao luu quốc tế của Việt Nam.

Theo Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nuớc, Công ty Dịch vụ Thẻ Smartlink và World Payment Report 2013, tổng giá trị giao dịch trên toàn cầu đã

lên đến hơn 330 tỷ USD, trong đó Châu Âu và khu vực Bắc Mỹ vẫn là nơi có nhiều giao dịch nhất so với phần còn lại của thế giới (Châu Âu chiếm hơn 25% và ngôi đầu thuộc về Bắc Mỹ với tỉ lệ 39%). Trong phần còn lại, phải chú ý đến

2 khu vực rất tiềm năng là Mỹ La tinh (10,2%) và Châu Á (17,3%). Riêng Việt Nam cũng đã đóng góp khoảng 2 tỷ USD vào tổng giá trị giao dịch.

0 _ _______ _____________ Theo thống kê của NHNN, tỷ lệ sử dụng tiền mặt trên tổng phương tiệnL ——∙"" ~ ' ` '^^^ ~

thanh toán đang có xu hướng giảm dần từ 20,3% năm 2004 xuống 14% năm 2010 và hiện còn khoảng 12%. Tỷ lệ tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán tiếp tục xu hướng giảm. NHNN chi nhánh tại các tỉnh, thành phố tiếp tục mở rộng dịch vụ trả lương qua tài khoản theo Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg. Đến nay, đã có trên gần 57 nghìn đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước (chiếm trên 65%) thực hiện trả lương qua tài khoản với 1,9 triệu cán bộ công chức, chưa kể những đối tượng nằm ngoài phạm vi của Chỉ thị này. Phương thức phối hợp thu ngân sách nhà nước qua tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp tục được chú trọng và tăng cường, loại hình giao dịch đa dạng; đến nay có gần 700 đơn vị Kho bạc Nhà nước cấp huyện tham gia.

Năm 2013, NHNN cũng đã chỉ đạo triển khai hoàn thành kết nối liên thông mạng lưới POS trên toàn quốc; xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển mạng lưới thanh toán thẻ qua POS giai đoạn 2014 - 2015. Hệ thống ngân hàng đã tích cực thực hiện chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ thông qua việc chủ động đầu tư cơ sở hạ tầng và công nghệ phục vụ thanh toán. Nhờ đó, việc triển khai các dịch vụ thanh toán điện tử, đặc biệt là thanh toán qua internet, đã đạt được kết quả ấn tượng, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ khá lớn, số lượng và giá trị giao dịch tăng cao (tăng tương ứng 83% và 42% so với năm 2012), tạo thêm kênh thanh toán mới, thuận tiện và mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, nhà cung cấp hàng hóa và cả ngân hàng

Trong vài năm trở lại đây, mức thu nhập ổn định và đời sống ngày càng phát triển, dẫn đến nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân tăng lên. Các trung tâm thương mại , các siêu thị lớn đã và đang mọc lên ngày càng nhiều, thay thế dần các khu chợ nhỏ, dân chúng bắt đầu nhận thấy rằng việc sử dụng thẻ là phong cách tiêu dùng hiện đại, văn minh, an toàn. Cùng với sự phát triển của truyền thông đang ngày càng góp phần đưa thẻ đến gần với đại bộ phân dân cư, từ đó nâng cao nhận thức của họ về thẻ thanh toán. Sự phát triển của ngành du lịch với một số lượng khách du lịch quốc tế và Việt Nam hàng năm cũng là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển thị trường thẻ Việt Nam.

Biểu đồ 2.7: Số lượng thẻ Ngân hàng qua các năm 2010 - 6/2015

(Nguồn: Báo cáo Hiệp hội thẻ Việt Nam qua các năm)

Biểu đồ 2.8: Số lượng máy ATM và POS qua các năm 2010 - 6/2015

1/2015

--- 54.000 70.000 104.00

0 130.000 172.036 192.255 Máy ATM 11.700 13.000 14.269 15.300 16.018 16.112

Tính đến 31/12/2014, đã có 50 tổ chức tín dụng đăng ký phát hành thẻ,

tổng số lượng thẻ phát hành ở mức trên 80,39 triệu thẻ, tăng trưởng hơn 21% so với năm 2013. Còn nếu tính đến hết quý I/2015 thì tỷ lệ tăng trưởng hơn 30%. Trong đó, thẻ nội địa chiếm 91,54% tương đương 73,59 triệu thẻ, thẻ trả trước chiếm 4,37% tương ứng với 3,51 triệu thẻ, và còn lại 4,09% với khoảng 3,29 triệu thẻ là thẻ tín dụng. Tổng số máy ATM tính đến tháng 6/2015 là 16.112 máy, máy POS là 192.255 máy

Dự đoán đến năm 2015, chỉ còn 11% tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán tại Việt Nam. 35 - 40% người Việt có tài khoản tại ngân hàng. Hơn 250,000 máy ATM và POS bao phủ thị trường và cán mốc 200 triệu giao dịch mỗi năm. Với nhứng số liệu trên có thể thấy thị trường thẻ ngân hàng Việt Nam là một mảnh đất màu mỡ để khai thác nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng bán lẻ, cũng như tiếp cận gần hơn với khách hàng và phát triển nhiều dịch vụ tài chính cá nhân đi kèm.

Một phần của tài liệu 0449 giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại NHTM CP quân đội chi nhánh hoàn kiếm luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w