GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

Một phần của tài liệu 0425 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM CP công thương việt nam chi nhánh vĩnh phúc luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 44)

PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH PHÚC 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Vietinbank Vĩnh Phúc

Chi nhánh Vietinbank Vĩnh Phúc được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 26/03/1988 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cũ (gồm Phú Thọ + Vĩnh Phúc). Sau 9 năm đến ngày 01/01/1997, chi nhánh Vietinbank Vĩnh Phúc được thành lập và hoạt động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc mới, có trụ sở tại Số 4 Ngô Quyền, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Đến nay, trải qua một chặng đường 18 năm xây dựng, củng cố và phát triển; với kết quả đã đạt được trong thời gian qua, chi nhánh Vietinbank Vĩnh Phúc ngày càng khẳng định vai trò, vị thế của minh trong cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước với nhiều giải thưởng chất lượng, nhiều thành tích được các cấp bộ, ngành, Chính phủ ghi nhận.

về cơ cấu tổ chức:

Hiện chi nhánh Vietinbank Vĩnh Phúc có khoảng 120 nhân sự, được phân bổ thành các phòng sau:

- Phòng Tiền tệ kho quỹ - Phòng Kế toán

- Phòng Bán lẻ

- Phòng Khách hàng doanh nghiệp - Phòng Tổ chức hành chính

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Vietinbank Vĩnh Phúc

về chức năng, nhiệm vụ của các phòng:

Phòng Tiền tệ kho quỹ

- Đầu mối về các nghiệp vụ thu - chi điều phối tiền mặt nội bộ tại Hội sở chi nhánh và các phòng giao dịch, Ngân hàng nhà nuớc và các chi nhánh cùng hệ thống trong khu vực (CN Bình Xuyên, CN Phúc yên).

- Nhập xuất và bảo quản các hoạt động liên quan tài sản bảo đảm, tài sản ký gửi.

Phòng Kế toán

- Đảm nhiệm cả kế toán nội bộ và kế toán giao dịch

- Tổ chức hạch toán, theo dõi các quỹ vốn tập trung. Thực hiện công tác kế toán và quản lý chi tiêu nội bộ nhu: Chi trả luơng cho công nhân viên, chi

phí cho công tác quản lý hành chính và các chi phí khác.

- Xử lý các nghiệp vụ như: nhận tiền gửi của khách, của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và các cá nhân phát sinh hàng ngày.

- Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền và thanh toán cho khách hàng

- Tổ chức ghi chép, phản ánh một cách đầy đủ chính xác, kịp thời từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh về các hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn .

- Tổ chức thanh toán bù trừ và thanh toán liên Ngân hàng - Lập báo cáo, kế hoạch cho ngày, tuần, tháng, quý, năm.

Phòng Bán lẻ

Phụ trách các mảng:

- Tư vấn cá nhân

- Cho vay cá nhân

- Cho vay tiêu dùng,

- Thẻ tín dụng quốc tế....

Phòng Khách hàng doanh nghiệp

Phụ trách các mảng:

- Tư vấn doanh nghiệp

- Cho vay- cấp vốn các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ.

- Tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế

Phòng Tổ chức hành chính

- Thực hiện công tác văn thư, hành chính, quản trị. - Thực hiện tuyên truyền, tiếp thị, lễ tân, tiếp khách.

- Giúp Giám đốc quy hoạch cán bộ, sắp xếp, bố trí cán bộ trong chi nhánh, làm các quyết định về khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ khi đã có quyết định của Hội đồng khen thưởng và kỷ luật cán bộ của cơ quan, thực hiện các chính sách và chế độ đối với người lao động. Đề xuất việc cử cán bộ

đi học tập, tham quan, khảo sát trong và ngoài nước. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

❖ Phòng giao dịch

Hiện nay, Chi nhánh Vietinbank Vĩnh Phúc có 07 phòng giao dịch, gồm: - Phòng giao dịch chợ Vĩnh Yên, số 139 Ngô Quyền, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc

- Phòng giao dịch Cầu Oai, 396 Hùng Vương, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc

- Phòng giao dịch chợ Vĩnh Tường, Thị trấn Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc

- Phòng giao dịch Tam Đảo, Xã Hợp Châu, Tam Đảo, Vĩnh Phúc

- Phòng giao dịch Tam Dương, Thị trấn Hợp Hòa, Tam Dương, Vĩnh Phúc - Phòng giao dịch Nam Vĩnh Yên, 625 Mê Linh, Khai Quang, Vĩnh Phúc - Phòng giao dịch Bắc Yên Lạc, Xã Tề Lỗ, Yên Lạc, Vĩnh Phúc

Phòng giao dịch chủ yếu thực hiện các nghiệp vụ như: huy động tiết kiệm, cho vay, chuyển tiền, chi trả kiều hối, thanh toán ...

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank Vĩnh Phúc

a Khái quát về địa bàn hoạt động của Vietinbank Vĩnh Phúc

* Về vị trí địa lý

Vĩnh Phúc thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và Vùng Thủ đô, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội.

Vĩnh Phúc nằm trên Quốc lộ số 2, đường sắt Hà Nội - Lào Cai và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc), là cầu nối giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân. Những lợi thế về vị trí địa lý kinh tế đã đưa tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc Việt Nam.

* về tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng GRDP: Tốc độ tăng trưởng bình quân 18 năm (1997- 2014):14,8%/năm.

Quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP): 70-75 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 3,2 tỷ USD (dự kiến năm 2015)

GRDP bình quân đầu người: 70 triệu đồng/người/năm (dự kiến năm 2015) Cơ cấu kinh tế (dự kiến năm 2015): Công nghiệp - Xây dựng: 62,1%, Thương mại - Dịch vụ: 28,5%, Nông lâm thuỷ sản (%): 9,4%

* về hoạt động đầu tư

- Công tác xúc tiến và thu hút đầu tư: Năm 2014, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, trong đó vẫn coi trọng hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ bằng giải pháp quan tâm và giải quyết ngay các khó khăn cho doanh nghiệp đang đầu tư tại tỉnh để phát triển thuận lợi. Công tác xúc tiến đầu tư tập trung vào các dự án từ Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước ASEAN.

- Thu hút các dự án ODA: Công tác vận động, thu hút các dự án ODA được UBND tỉnh tập trung chỉ đạo quyết liệt, đã chuẩn bị rất kỹ các nội dung tổ chức làm việc trực tiếp và tham gia các diễn đàn, hội thảo,... về chính sách của nhà tài trợ cũng như chính sách của Chính phủ.. Hiện nay trên địa bản tỉnh đang triển khai thực hiện 04 dự án sử dụng vốn ODA gồm: Dự án Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, Dự án nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, Dự án phát triển hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc, Dự án nâng cao chất lượng an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học.

Trên cơ sở tổng quan về tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc - Địa bàn hoạt động của Vietinbank Vĩnh Phúc cho thấy đây cũng là yếu tố tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức cho quá trình hoạt động của chi nhánh.

Cơ hội:

- Khả năng tăng trưởng tín dụng để đáp ứng nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp trên địa bàn

- Mở rộng mạng lưới hoạt động

- Phát triển và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ

Thách thức:

- Khả năng rủi ro tỷ giá hối đoái - Khả năng rủi ro lãi suất

- Khả năng rủi ro thanh khoản

- Khả năng rủi ro đạo đức, nghề nghiệp

- Sự cạnh tranh ngành diễn ra ngày càng gay gắt.

Từ thực tế tình hình trên, với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ, Ban lãnh đạo Chi nhánh bám sát định hướng chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, NHTMCP Công thương VN để triển khai nhiệm vụ. Về cơ bản đã đáp ứng được phần lớn yêu cầu nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đặc biệt là mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Hoạt động kinh doanh trong năm phát triển an toàn - hiệu quả đồng thời phát huy được vai trò là một NHTM chủ lực trên địa bàn tỉnh, tích cực đi đầu triển khai thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ, Nhà nước và của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam; với sự đoàn kết, nỗ lực và sự quyết tâm của toàn thể cán bộ công nhân viên vượt qua mọi khó khăn, thách thức, quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, kế hoạch năm 2014 mà Đại hội Công nhân viên chức đề ra.

*Nguồn lực khách hàng và đối thủ cạnh canh tranh

Vĩnh Phúc hiện là một tỉnh trẻ vươn lên như một điểm sáng kinh tế của khu vực phía Bắc, với nhiều cơ hội phát triển, đầu tư rất lớn cũng như đầy tiềm năng. Vì vậy, ngoài khách hàng là dân cư, hộ kinh doanh buôn bán, các

công ty tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ còn rất nhiều các nhà máy, công ty liên doanh, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp công nghệ cao....

Do đó, để đáp ứng nhu cầu và phục vụ về lĩnh vực tài chính - kinh tế, bên cạnh Ngân hàng Vietinbank Vĩnh Phúc còn rất nhiều những ngân hàng và tổ chức tín dụng khác. Ngoài những đối thủ có tầm chiến lược và nội lực lớn như Vietcombank, BIDV còn có rất nhiều những ngân hàng cổ phần, ngân hàng ngoài quốc doanh cũng vươn lên rất mạnh mẽ như ACB, Techcombank, MBbank....

b. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 - 2014

Có thể thấy trong một số năm gần đây (từ năm 2012 đến 2014), tình hình nền kinh tế Việt Nam nói chung có nhiều biến động, bao gồm những biến động nằm trong kế hoạch điều chỉnh, tác động chủ quan của Nhà nước (chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát, điều chỉnh tỷ giá, điều chỉnh lãi suất,...) và cả những biến động tự phát mang tính chất tự điều tiết (chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát,...) của nền kinh tế. Nói chung những biến động này đã ảnh hưởng rất lớn hoạt động kinh doanh của cả hệ thống Vietinbank Việt Nam nói chung cũng như hoạt động kinh doanh của Vietinbank Vĩnh Phúc nói riêng theo cả hướng tích cực lẫn tiêu cực.

Với sự nỗ lực, cố gắng không ngừng, quyết tâm vượt qua khó khăn của toàn thể ban lãnh đạo và nhân viên Chi nhánh, Vietinbank Vĩnh Phúc đã duy trì, củng cố và có những bước phát triển đáng ghi nhận về mục tiêu hoạt động trên tất cả các mặt nghiệp vụ chuyên môn cũng như các hoạt động đoàn thể khác. Đặc biệt, Vietinbank Vĩnh Phúc được đánh giá là một trong những chi nhánh hoạt động hiệu quả trong hệ thống Vietinbank Việt Nam: nguồn vốn huy động lớn, cơ cấu vốn ổn định; hoạt động tín dụng hiệu quả; hoạt động

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Tổng thu nhập 757,316 100,0 0 797,513 100,00 837,944 100,00 40,197 5,31 40,431 5,0 7

- Thu lãi cho vay 713,089 94,1 6 740,252 92,82 768,897 91,76 27,163 3,85 28,645 3,8 7 - Thu phí dịch vụ 37,48 7 4,9 5 49,52 6 6,2 1 56,561 6,7 5 12,039 32,12 7,035 14, 20 - Thu lãi KDNT 4,84 7 0,6 4 5,98 1 0,7 5 4,776 0,5 7“ 1,13 4 23,40 -1,205 - 20,15 - Thu khác 1,89 3 0,2 5 1,75 5 0,2 2“ 7,709 0,9 2“ -0,138 -7,29 5,954 339,2 6 2. Tổng chi 654,486 100,0 0 721,532 100,00 779,124 100,00 67,046 10,24 57,592 7,9 8 - Chi lãi TG 474,764 72,5 4 520,730 72,17 548,815 70,44 45,966 9,68“ 28,085 5,3 9“ - Chi dịch vụ 16,49 3 2,5 2 19,33 7 2,6 8“ 12,622 1,6 2“ 2,84 4 17,24 -6,715 - 34,73 - Chi phí hoạt động 117,284 17,9 2 121,867 16,89 116,401 14,94 4,58 3 3,9Γ^ -5,466 -4,49 - Chi dự phòng RRTD 33,90 2 5,8 48,48 7 6,7 2 91,625 11,76 14,585 43,02 43,138 88,97 - Chi khác 12,04 3 1,8 4“ 11,11 2 1,54 9,661 1,24 -0,931 -7,73 -1,451 - 13,06 dịch vụ của Ngân hàng không ngừng phát triển, với chất lượng dịch vụ ngày

càng được cải thiện. Công tác quản lý tài chính tiết kiệm, minh bạch, thực hiện đúng quy định hiện hành. Quản trị điều hành và công tác tổ chức bộ máy đổi mới, tính hiệu quả cao, bầu không khí dân chủ rộng rãi, thiết thực. Đáng chú ý là công tác phát triển mạng lưới đã thu được những thành công ngoài mong đợi... Tất cả các thành tựu đạt được đó đã được phản ánh trong kết quả hoạt động kinh doanh như sau:

Bảng 2.1: Kết quả tài chính của Vietinbank Vĩnh Phúc (Năm 2012 - 2014)

4. Lợi nhuận sau thuế 73,98 9 100,0 0 45,65 1 100,00 25,01 0 100,00 -28,338 -38,30 -20,641 - 45,21

Từ bảng tổng hợp 2.1 có thể thấy:

về chỉ tiêu tổng thu nhập:Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập của Chi nhánh là thu nhập từ lãi cho vay (khoảng 92%), tiếp đó là thu từ phí dịch vụ (khoảng 6%). Mặt khác, xét về tốc độ tăng trưởng, năm 2014 Vietinbank Vĩnh Phúc đạt tỷ lệ tăng trưởng tổngthu nhập là 5,08% giảm nhẹ so với tỷ lệ tăng trưởng năm 2013 (5,31%). Kết quả này cho thấy sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên Vietinbank Vĩnh Phúc để hoàn thành mục tiêu tăng doanh thu khi quy mô tín dụng có xu hướng giảm.

về chỉ tiêu tổng chi phí: Chi phí lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 71%), tiếp đó là chi phí hoạt động của Chi nhánh (khoảng 16%), thứ ba chi phí dự phòng RRTD (khoảng 8%). Xét về quy mô thì tổng chi phí có xu hướng tăng dần qua các năm, năm 2013 tăng 67,046 tỷ đồng so với năm 2012, năm 2014 tăng 57,592 tỷ đồng so với năm 2013;tuy nhiên tốc độ tăng của năm 2014 là 7,98% thấp hơn so với năm 2013 (10,24%). Sự gia tăng của tổng chi phí tăng chủ yếu là do tăng chi trả lãi và tăng chi lphis dự phòng RRTD, điều này là phù hợp khi quy mô vốn huy động và tỷ lệ nợ xấu tăng.

về chỉ tiêu lợi nhuận: Lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh giảm dần, năm 2013 lợi nhuận trước thuế giảm 37,786 tỷ đồng với tỷ lệ giảm là 38,30% so với năm 2012, năm 2014 lợi nhuận trước thuế giảm 27,529 tỷ đồng với tỷ lệ giảm là 45,23% so với năm 2013. Sở dĩ thu nhập tăng nhưng lợi nhuận giảm vì sự gia tăng của thu nhập chậm hơn sự gia tăng của chi phí. Tuy nhiên, điều này không hẳn đã là hạn chế của Chi nhánh vì nguyên nhân chính của sự giảm sút lợi nhuận là do Chi nhánh đã thực hiện trích lập DPRR rất lớn trên cơ sở dự báo về khả năng tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng cao.

2012 2013 2014 Số tiền % (+/-) Số tiền % (+/-)

2.2. THựC TRẠNG VỀ NĂNG Lực CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH VĨNH PHÚC

2.2.1. Các chỉ tiêu năng lực tài chính

2.2.1.1. Khả năng huy động vốn

Khả năng huy động vốn là một trong những tiêu chí đánh giá năng lực hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thuơng mại ở khía cạnh huy động vốn và uy tín trên thuơng truờng. Huy động nguồn vốn tốt chính là khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị phần của các NHTM thông qua các loại hình sản phẩm thu hút tiền gửi từ các đối tuợng khách hàng. Hơn nữa, khi quy mô nguồn vốn lớn và cơ cấu hợp lý sẽ cho phép NHTM phát triển các hoạt động kinh doanh nhu cho vay, đầu tu và cung cấp dịch vụ tài chính khác. Khả năng huy động vốn đuợc xác định bởi quy mô và tốc độ tăng truởng của nguồn vốn cùng với thời gian.

Chi nhánh luôn xác định huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đã áp dụng nhiều biện pháp để tăng truởng nguồn vốn, cụ thể:

Tích cực triển khai các sản phẩm đã ban hành (tiền gửi tiết kiệm thông minh, tiền gửi đa năng, tiền gửi kỳ hạn linh hoạt, tiền gửi siêu thả nổi, chuơng

Một phần của tài liệu 0425 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM CP công thương việt nam chi nhánh vĩnh phúc luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 44)