Những điểm mạnh về năng lực cạnh tranh củaVietinbank Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu 0425 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM CP công thương việt nam chi nhánh vĩnh phúc luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 87 - 89)

Ngày 1/3/2012, Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015 đuợc Thủ tuớng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 254/QĐ-TTg. Mục tiêu cơ bản của Đề án là cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng để đến năm 2020 phát triển đuợc hệ thống các tổ chức tín dụng đa năng theo huớng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình có khả năng cạnh tranh lớn hơn. Trong bối cảnh này, Vietinbank Vĩnh Phúc trong hệ thống Vietinbank Việt Nam luôn ý thức đuợc vị trí của mình và không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, một mặt để duy trì sự hoạt động của chính Chi nhánh, mặt khác giúp cho Vietinbank Việt Nam có thể trở thành một trong những ngân hàng thuơng mại có quy mô và trình độ tuơng đuơng với các ngân hàng trong khu vực. Sự nỗ lực của toàn thể Ban lãnh đạo và CBCNV Chi nhánh để đạt đuợc mục tiêu trên đã thu đuợc những kết quả sau:

Một là, khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế luôn đuợc đảm bảo, thể hiện ở quy mô vốn huy động không ngừng tăng với tỷ lệ tăng cao (mức tăng bình quân 8%). Mặt khác, khi đánh giá về mức độ hoàn thành chỉ tiêu huy

động vốn thì trong thời gian qua Chi nhánh luôn hoàn thành vuợt kế hoạch. Ban lãnh đạo Chi nhánh luôn xác định quan điểm: đảm bảo khả năng cung ứng vốn cho thị truờng là điều kiện cần để tăng khả năng cạnh tranh và trong bối cảnh lãi suất huy động liên tục giảm mạnh nhu trong giai đoạn vừa qua, kết quả đạt đuợc nhu trên đã phản ánh sự nỗi lực rất lớn của toàn thẻ CBCNV của Chi nhánh.

Hai là, khả năng thanh toán của Chi nhánh trong mối tuơng quan với các chi nhánh ngân hàng thuơng mại khác vẫn đuợc đảm bảo, nghĩa là Chi nhánh vẫn đạt mức an toàn về khả năng thanh toán. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo dựng lòng tin, uy tín đối với khách hàng, từ đó tăng khả năng cạnh tranh cho Chi nhánh.

Ba là, mức độ rủi ro tín dụng trong tầm kiểm soát, đuợc biểu hiện cụ thể nhu sau: thứ nhất, trong cơ cấu du nợ thì nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) luôn chiếm tỷ trọng cao với mức trung bình khoảng 97%; thứ hai, tỷ lệ nợ xấu đảm bảo mức trung bình của ngành (khoảng 3%) và thấp tuơng đối so với một số chi nhánh ngân hàng thuơng mại trên cùng địa bàn hoạt động. Điều này cho thấy Vietinbank Vĩnh Phúc đã rất chú trọng và có biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng và trên một khía cạnh nào đó nó đã tỏ ra có hiệu quả.

Bốn là, khả năng sinh lời của Vietinbank Vĩnh Phúc đuợc phản ánh qua chỉ tiêu ROA (tỷ suất sinh lời của tổng tài sản) vẫn đảm bảo mức cạnh tranh (bình quân là > 1%). Kết quả đạt đuợc về chỉ tiêu này sẽ là động lực để toàn thể CBCNV Chi nhánh nỗ lực hơn nữa hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu của mình.

Năm là, sự phát triển nhanh chóng về số luợng và sự đa dạng các loại hình sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại nhằm tăng tính thuận tiện cho khách hàng trong việc thanh toán và sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Đây là yếu tố khá quan trọng trong công tác nâng cao khả năng cạnh tranh của Chi nhánh.

thống đi đầu về đầu tu, ứng dụng khoa học công nghệ ngân hàng hiện đại, nâng cấp cơ sở vật chất, máy móc thiết bị kỹ thuật, để tạo một nền tảng vững chắc trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tăng các tiện ích sử dụng, chiếm đuợc lòng tin của khách hàng.

Bảy là, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBCNV của Chi nhánh không ngừng đuợc nâng cao. Cán bộ chủ chốt, lãnh đạo của Chi nhánh là những nguời có năng lực, có kinh nghiệm lâu năm về quản lý, quản trị hoạt động ngân hàng.

Với những kết quả đạt đuợc trong thời gian qua đã phản ánh năng lực cạnh

tranh của Chi nhánh. Vì vậy, để đạt mục tiêu tăng năng lực cạnh tranh cho Chi nhánh thì các kết quả trên cần phải đuợc duy trì với trị số ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu 0425 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM CP công thương việt nam chi nhánh vĩnh phúc luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 87 - 89)