Cũng giống như các ngân hàng cổ phần khác, Vietinbank đang ngày càng hoàn thiện và phát triển trên thị trường. Để giữ vững và tiếp tục phát triển hơn nữa, ngân hàng cần phải có những điều chỉnh thích hợp trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay để có thể mở rộng mối quan hệ quốc tế với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới, tiếp tục nhận được nguồn vốn từ các dự án uỷ thác đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là nguồn vốn dài hạn.
Ngân hàng triển khai kịp thời và hướng dẫn cụ thể việc thi hành các văn bản, quyết định, chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước và quy định của Vietinbank về hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Hội sở chính nhanh chóng, kịp thời triển khai hướng dẫn các chi nhánh thực hiện khi có các văn bản mới của Nhà nước ban hành
- Tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát nội bộ.
- Bám sát đường lối chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước để có những kế hoạch và chiến lược phát triển cụ thể phù hợp với mục tiêu phát triển của ngân hàng trong từng giai đoạn cụ thể.
- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. Áp dụng các chính sách lãi suất linh hoạt. Phát triển các dịch vụ ngân hàng để có thể cung cấp các gói sản phẩm cho từng nhóm đối tượng khác nhau.
- Xây dựng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn đánh vào tâm lý người Việt Nam thích khuyến mãi để tăng nguồn vốn huy động được
- Tiến hành và phát triển hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, thực hiện quản lý thông tin theo hướng đồng bộ. Tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ
bên ngoài, tận dụng những thành tựu của khoa học cộng nghệ áp dụng vào trong hoạt động của ngân hàng. Tích cực nghiên cứu, cải tiến phần mềm ngân hàng sao cho người sử dụng đạt được hiệu quả cao, trong thời gian ngắn, giúp rút ngắn thời gian giao dịch với khách hàng.
- Thực hiện tập trung quản lý lãi suất tại Hội sở chính, tuy nhiên cho các chi nhánh linh hoạt chủ động trong việc đưa ra lãi suất huy động phù hợp với chi nhánh mình trong phạm vị quy đinh của ngân hàng.
- Phát triển nhanh, mạnh các hoạt động, dịch vụ ngân hàng như dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ... thông qua đó thu hút khách hàng cá nhân mở tài khoản giao dịch thanh toán qua ngân hàng góp phần tăng cường huy động nguồn vốn có chi phí huy động thấp.
- Tăng cường hoạt động liên kết với các tổ chức
Các hoạt động liên doanh liên kết đã chứng minh được hiệu quả rõ rệt của nó, góp phần nâng cao hiệu kinh doanh của ngân hàng, nâng cao vị thế của ngân hàng.
Việc liên kết với các đối tác giúp khách hàng của Vietinbank có cơ hội sử dụng nhiều dịch vụ của các đối tác tiện lợi, nhanh chóng hơn với giá rẻ hơn.
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Với vai trò là cấp lãnh đạo, nhà quản lý và điều chỉnh mọi hoạt động của các ngân hàng thương mại, mọi tác động của Ngân hàng Nhà nước đều có ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng thương mại.
Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện chính sách tiền tệ đồng bộ, sử dụng các công cụ tiền tệ một cách linh hoạt, tối ưu nhằm điều hòa hợp lý lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế. Ngoài ra, việc hoàn thiện các chính sách liên quan đến hoạt động huy động vốn cũng cần được Ngân hàng Nhà nước xem xét, áp dụng thống nhất tại tất cả các ngân hàng thương mại.
trái phiếu, các loại chứng khoán do các tổ chức tín dụng phát hành... có thể sử dụng trong giao dịch nghiệp vụ thì trường mở. Đây là cơ sở để giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả huy động vốn thông qua nghiệp vụ thị trường mở.
Và hơn hết, Ngân hàng Nhà nước cần tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các ngân hàng thương mại, có cơ chế phạt đối với những ngân hàng cố tình vi phạm các quy định của NHNN, nhất là giữa các ngân hàng quốc doanh và ngân hàng cổ phần để từ đó giúp các ngân hàng phát huy được năng lực vốn có của mình.
3.3.3. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành liên quan
Môi trường pháp lý vô cùng quan trọng, vì nó là cơ sở, điều kiện để các ngân hàng Việt Nam có thể hoạt động hiệu quả trong cơ chế thị trường. Hơn nữa, thực tế qua 20 năm đổi mới đã cho thấy, Việt Nam là một nước đang trong quá trình phát triển, thực hiệnchuyển dịch và chuyển đổi cơ chế để từng bước hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Do đó, Việt Nam phải hoàn chỉnh môi trường pháp lý để ngành ngân hàng có thể tiếp cận, tham gia các mối quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, dịch vụ.
Để hoàn thiện môi trường pháp lý, xin đưa ra một số kiến nghị sau:
Thứ nhất, hoàn thiện các quy định pháp lý cả về thủ tục hành chính lẫn những qui định về quản lý tài chính tiền tệ, tạo nên một hệ thống văn bản pháp quy đồng bộ, có tính khả thi cao, có giá trị thực hiệntrong thời gian lâu dài. Có như vậy, các ngân hàng Việt Nam mới có điều kiện mở rộng được mạng lưới hoạt động không những trong nước mà cả ra nước ngoài, tham gia tích cực hơn và sâu hơn vào thị trường tài chính trong nước và quốc tế.
Thứ hai, hoàn thiện cơ chế quản lý tín dụng, bảo đảm tiền vay, các cơ chế liên quan đến chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối, về thanh toán. một cách phù hợp, có hiệu quả cao, thiết thực đối với tình hình hoạt động của các ngân hàng trong nước nhằm kích thích các ngân hàng Việt Nam phát triển,
tiến tới bắt kịp với sự phát triển chung của các ngân hàng thế giới.
Thứ ba, hoàn thiện và phát triển các tiêu chí đánh giá tính an toàn và hiệu quả hoạt động của các NHTM mà các bên có quyền lợi có liên quan có thể sử dụng được như: các nhà quản trị điều hành, thanh tra và giám sát, các nhà đầu tư, các chủ nợ, khách hàng.. .nhằm đánh giá mức độ an toàn, hiệu quả hoạt động của NHTM, đồng thời cũng nhằm tăng cường nguyên tắc thị trường, tạo điều kiện cho các bên có quyền lợi liên quan có thể giám sát chặt chẽ hơn hoạt động của các ngân hàng. Hơn nữa, điều này cũng góp phần tạo tiền đề cho các cổ đông, các nhà đầu tư có cơ sở đánh giá, suy xét và cân nhắc trong việc tham gia góp vốn cổ phần khi tiến hành cổ phần hoá NHTMNN.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Xuất phát từ những phân tích, đánh giá thực trạng tình hình từ kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Vietinbank Vĩnh Phúc, để đưa ra được những hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó trong Chương 2, cùng với những định hướng phát triển chung và cụ thể ở Chương 3, luận văn đã xây dựng được hệ thống giải pháp nhằm tăng cao tính cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Vietinbank Vĩnh Phúc.
Song song với những biện pháp đã đề ra, Ngân hàng Vietinbank Vĩnh Phúc cần đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu cũng như thời cơ và thách thức của hệ thống NHMT Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, nhằm tận dụng khai thác triển để những ưu điểm, cơ hội của mình một cách có hiệu quả và hạn chế những thách thức cũng như yếu điểm của mình làm tăng thêm giá trị của những cơ hội cạnh tranh có được.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới đã mở ra một giai đoạn mới, trong đó sẽ có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng. Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh này, vấn đề sống còn với các ngân hàng hiện nay là phải tăng cường năng lực cạnh tranh.
Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề, Ngân hàng Vietinbank Việt Nam nói chung cũng như Vietinbank Vĩnh Phúc nói riêng đã và đang nỗ lực cải tiến chất lượng dịch vụ, từng bước thích ứng với những thay đổi của môi trường kinh doanh và đã được khách hàng tin tưởng và đón nhận. Tuy nhiên, để có thể chủ động phát triển trong điều kiện mới, Ngân hàng Vietinbank Vĩnh Phúc cần xây dựng một hệ thống giải pháp toàn diện và sát thực, nhằm đáp ứng cao nhất mong muốn của khách hàng và tạo ra những lợi thế riêng có của mình.
Để đáp ứng yêu cầu này, việc nhận thức rõ năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Vietinbank Vĩnh Phúc với sự tác động của môi trường vi mô, vĩ mô là hết sức quan trọng. Những phân tích từ nhiều chiều trong Luận văn đã chứng tỏ những ưu điểm và hạn chế của Ngân hàng Vietinbank Vĩnh Phúc.Trên cơ sở đó, một hệ thống giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh đã được đề xuất.Hệ thống giải pháp này là sự kết hợp một cách hiệu quả các nguồn lực bên trong và những tác động thuận chiều từ các yếu tố bên ngoài trong điều kiện mới.
Trong điều kiện và năng lực có hạn, công trình nghiên cứu không tránh khỏi những điểm hạn chế. Tuy nhiên, với những kết quả đã đạt được, học viên hy vọng những phân tích và giải pháp của mình sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích giúp Ngân hàng Vietibank Vĩnh Phúc hoạch định chiến lược phát triển, và khẳng định vị thế của mình trên địa bàn và trở thành điểm sáng trong toàn hệ thống của Vietinbank.
1. Bạch Thụ Cường,(2002), Bàn về cạnh tranh toàn cầu, NXB Hà Nội.
2. Peter S. Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại,Đại học Kinh tế Quốc dân và Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội
3. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà, PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Thảo (2002),Ngân hàng thương mại,Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
4. PGS.TS. Lưu Thị Hương và các tác giả (2003),Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
5. Ths. Phạm Thị Thu Hương, TS. Phi Trọng Hiển (2006),Phương hướng và giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam, Tạp chí ngân hàng số 21, Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Hiền (2007), Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, Tạp chí ngân hàng số 5, Hà Nội.
7. TS. Nguyễn Đại La (2006),Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí ngân hàng số 9, Hà Nội.
8. TS. Nguyễn Văn Lương, PGS.TS. Nguyễn Thị Nhung (2004), Hệ thống ngân hàng Việt Nam trước thềm hội nhập, Tạp chí ngân hàng số 1, Hà Nội. 9. Hà Thị Kim Nga (2006), Các loại rủi ro và quản lý rủi ro trong hoạt động
ngân hàng, Tạp chí ngân hàng số chuyên đề, Hà Nội.
10. TS. Phạm Huy Hùng(2008), Ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động và các giải pháp kiềm chế lạm phát, NHCTVN
11. Michael E. Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học Kỹ Thuật, Hà Nội
12. Phòng tổng hợp Vietinbank Vĩnh Phúc, Số liệu tổng kết 5 năm (2010- 2014), Hà Nội.
15.Websitecủa BIDV https://www.bidv .com.vn/
16.Websitecủa Vietcombank www. vietcombank.com.vn
17.Websitecủa Techcombankwww. techcombank.com.vn/