Thực trạng phát triển sản phẩm dịch vụ

Một phần của tài liệu 0417 giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của NHTM CP quân đội trong thời kỳ hội nhập hiện nay luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 43 - 47)

2.2. THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦANGÂN HÀNG

2.2.3. Thực trạng phát triển sản phẩm dịch vụ

2.2.3.1. Sản phẩm huy động vốn

Huy động tiền gửi là hoạt động huy động vốn chủ yếu của các NHTM. Thông qua nguồn vốn huy động này các ngân hàng sẽ cung ứng lại cho những người thiếu vốn. Vốn huy động phần lớn là tiền gửi của các nhân, tổ chức trong nền kinh tế. Vì vậy để nâng cao quy mô vốn huy động, ngân hàng cần chú trọng phát triển các sản phẩm huy động đánh vào các đối tượng có nguồn tiền nhàn rỗi. Trong nhưng năm qua, MB đã liên tục nghiên cứu và cho ra đời nhiều sản phẩm huy động như: tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm rút gốc từng phần, tiết kiệm điện tử... Ngoài ra, MB cũng có nhiều chương trình khuyến mại để thu hút nguồn tiền gửi như khuyến mại cộng lãi suất, cào trúng vàng, bốc thăm trúng xe Lead, Piagio LX. Tuy nhiên, để có thể huy động được vốn trong tình hình lãi suất thị trường như hiện nay, MB không chỉ cần đưa những hình thức huy động mới đi kèm với những chương trình khuyến mại mà cũng cần nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng bằng việc gọi điện thường xuyên cho khách hàng, tới tận nơi nhận tiền cho khách hang... Có như vậy mới có thể cạnh tranh huy động với các ngân hàng khác.

2.2.3.2. Sản phẩm đầu tư, tín dụng

Trong những năm gần đây, hoạt động cho vay và đầu tư của MB diễn ra khá đa dạng và phong phú, tích cực mở rộng phạm vi và đối tượng cung cấp dịch vụ. Trong đó chú trọng đặc biệt là các sản phẩm cho vay tiêu dùng và cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hàng loạt các sản phẩm như cho vay mua nhà, cho vay mua xe, cho vay đi du học, cho vay đầu tư chứng khoán, bất động sản, cho vay tín chấp cán bộ công nhân viên, cho vay thấu chi, phát hành thẻ tín dụng. với lãi suất hợp lý và thủ tục đơn giản. Việc mở rộng các sản phẩm tín dụng theo hướng phát triển ngành dịch vụ ngân hàng bán lẻ không những mang lại nguồn lợi đáng kể cho MB mà còn góp phần đa dạng hóa hoạt động ngân hàng, tăng cường khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong và ngoài nước khác.

2.2.3.3. Sản phẩm thanh toán trong nước và quốc tế

Năm 2010, MB tiếp tục duy trì vị trí là một trong các NH dẫn đầu về tài trợ thương mại trong nhóm các NH TMCP tại Việt Nam. Đặc biệt tổng doanh số TTQT của ngân hàng năm 2010 đạt 5,3 tỷ USD, chiếm 3,40% kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Đứng đầu trong hoạt động TTQT vẫn là các NHTM NN cũ, đặc biệt là Vietcombank chiếm gần 1/5 kim ngạch xuất nhập khẩu tương đương 31 tỷ USD. Cụ thể doanh số và thị phần TTQT của một số ngân hàng khác trong năm 2010 được thể hiện ở bảng 2.10- Doanh số và thị phần TTQT của một số NH trong năm 2010.

2.2.3.4. Các dịch vụ khác

- Hoạt động kinh doanh thẻ: Đây không phải là thế mạnh của MB. Cho đến cuối năm 2010, sản phẩm thẻ của MB chỉ là thẻ ghi nợ nội địa. Tuy nhiên bước sang những tháng đầu năm 2011, MB liên tục cho ra đời các sản phẩm thẻ mới như: thẻ MB Vip, MB Private, thẻ Visa.. .Với sự ra đời của các sản phẩm mới này MB hy vọng

nâng cao doanh thu từ hoạt động thẻ, góp phần thực hiện chủ trương hạn chế sử dụng

tiền mặt của NHNN.

- Các dịch vụ hiện đại nhờ ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại như: homebanking, internet banking, phone banking. đang từng bước được mở rộng và cung cấp cho nhiều đối tượng khách hàng. Các sản phẩm này chủ yến thực hiện các dịch vụ như: tra cứu số dư, truy vấn tài khoản, thanh toán hóa đơn, chuyển tiền cho người thụ hưởng khác hoặc chuyển sang tiền gửi tiết kiệm điện tử. Lợi ích mà các sản

phẩm này mang lại cho khách hàng đó là tiết kiệm thời gian, công sức do khách hàng

không phải đến NH mà vẫn thực hiện được các giao dịch này. MB cần chú trọng nâng

cấp công nghệ, tăng tính bảo mật cho khách hàng khi sử dụng các sản phẩm này. - Các dịch vụ khác như: tư vấn đầu tư, dịch vụ, bảo hiểm, chứng khoán. tuy có

nhưng không phát triển mạnh mẽ. MB cần nghiên cứu, hoàn thiện, phát triển các sản

phẩm này để tăng tiện ích cho khách hàng.

* Những tồn tại cần khắc phục trong các sản phẩm dịch vụ của MB:

+ Tính đa dạng của sản phẩm chưa cao, đa phần các sản phẩm của MB đều là các sản phẩm truyên thống. Sản phẩm mới đưa ra tuy là mới với MB nhưng không mới đối với thị trường ví dụ như sản phẩm thẻ Visa, internet banking.

Biểu 2.3: Tổng thu nhập của MB qua các năm 2006-2010 (đơn vị: triệu đồng)

Biểu 2.4: Tỷ trọng thu nhập ngoài lãi so với tổng thu nhập của MB qua các năm (đơn vị: triệu đồng)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của MB qua các năm)

Biểu 2.5: Thu nhập ngoài lãi so với tổng thu nhập của một số NH năm 2010.

Ghi chú: TN từ lãi = thu nhập từ lãi thuần; TN ngoài lãi = Tổng thu nhập hoạt động - TN từ lãi thuần

Một phần của tài liệu 0417 giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của NHTM CP quân đội trong thời kỳ hội nhập hiện nay luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w