thời kỳ
hội nhập
Bên cạnh những nỗ lực của các NHTM, Chính phủ và NHNN cần phải tích cực hỗ trợ các NHTM để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Thông qua việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý đồng bộ, chặt chẽ nhưng linh hoạt, đảm bảo sự ổn
tiền đề cơ sở để thực hiện tốt bài học kinh nghiệm, đảm bảo sự hội nhập an toàn và hiệu quả. Để hoàn thiện khung pháp lý, tôi xin kiến nghị Chính phủ và NHNN những vấn đề sau:
- Khi ban hành các văn bản pháp luật, các văn bản hướng dẫn thi hành luật hoặc các quy chế nghiệp vụ, Chính phủ và NHNN cần xem xét và quan tâm đến tính khả
thi, sự phù hợp với thông lệ quốc tế và đảm bảo đáp ứng các yêu cầu, cam kết
quốc tế.
Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động NHTM
cần thực
hiện đồng bộ với việc ban hành các văn bản điều chỉnh hoạt động kinh doanh
dưới sự
quản lý của các Bộ, ngành khác.
- Chính phủ và NHNN cần nghiên cứu và sớm ban hành các văn bản điều chỉnh hoạt động ngân hàng phù hợp với thời kỳ hội nhập.
- NHNN cần luôn bám sát quá trình hội nhập, tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành, đối chiếu với diễn biến thực tế trên thị trường và
với các
cam kết của Việt Nam để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
- Xây dựng và bổ sung các văn bản pháp lý liên quan đến việc phát triển các dịch vụ ngân hàng mới, các công cụ tài chính phái sinh. Các văn bản liên quan đến
việc phát triển dịch vụ của các NHTM Việt Nam ra thị trường nước ngoài. Xây dựng
cơ chế giám sát đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng khi mở rộng và phát triển
ra các
nước trong khu vực và trên thế giới.
trường tài chính phát triển, tôi xin kiến nghị các giải pháp sau:
- Bổ sung công cụ và hoàn thiện cơ chế hoạt động của các công cụ tài chính. Một mặt làm giảm áp lực cho các NHTM trong việc đáp ứng vốn cho nền kinh
tế, mặt
khác đa dạng hóa thêm các nghiệp vụ tài chính tạo điều kiện cho các NHTM phát
triển dịch vụ.
- Tiếp tục xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, nhưng gắn với diễn biến cung cầu thị trường. Xây dựng chính sách ngoại hối hiệu quả nhằm kiểm soát được
tình trạng đô la hóa, thúc đẩy các giao dịch ngoại hối, tạo điều kiện thu hút đầu tư
nước ngoài.
- Phát triển thị trường tiền tệ an toàn, hiệu quả, tạo cơ sở để lãi suất được hình thành tự do theo quan hệ cung cầu.
- Tiếp tục hoàn thiện thị trường chứng khoán theo tiêu chuẩn quốc tế.
3.4.3. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện công tác thanh tra, giám sát tài chính
Trong thời gian qua, cơ chế giám sát rủi ro của NHNN đã có nhiều đổi mới, đã đưa được ra các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế, bắt đầu xây dựng và triển khai phương pháp giám sát dựa trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu CAMELS... tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề yếu kém. Vì vậy, thời gian tới NHNN cần tiếp tục thực hiện công tác đổi mới, hoàn thiện cơ chế giám sát và tăng cường công tác giám sát NH. Theo đó, NHNN cần thực hiện một số công việc sau:
- Hoàn thiện cơ cấu chức năng nhiệm vụ của Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng, đảm bảo thực hiện đầy đủ bốn khâu: cấp phép- ban hành quy chế- thực hiện
giám sát- xử phạt và thu hồi giấy phép.
- Hoàn thiện các cơ chế an toàn và các biện pháp thận trọng trong lĩnh vực ngân hàng, đổi mới phương thức giám sát ngân hàng,đổi mới nội dung, phương
tra viên có năng lực, trình độ và có thành tích.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3, trên cơ sở khung lý thuyết xây dựng ở chương 1, phần phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của MB ở chương 2, luận văn đã đưa ra các nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của MB trong thời gian tới.
Trong đó, trước hết luận văn nêu ra bối cảnh quốc tế ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng như các cam kết của Việt Nam đối với WTO trong lĩnh vực ngân hàng. Luận văn cũng đã khái quát sơ bộ về mục tiêu và định hướng phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong hội nhập kinh tế, để từ đó đề xuất các giải pháp phát triển của MB cho phù hợp với sự phát triển chung của toàn hệ thống. Các giải pháp phát triển dành cho MB bao gồm nhóm giải pháp nâng cao năng lực tài chính: giải pháp tăng quy mô vốn, giả pháp xử lý nợ xấu, giải pháp phòng ngừa rủi ro, giải pháp minh bạch hóa tình hình tài chính của khách hàng ; nhóm giải pháp nâng cao năng lực hoạt động: các giải pháp về huy động vốn, các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, các giải pháp phát triển dịch vụ; nhóm giải pháp xây dựng và hoàn thiện thể chế; giải pháp nâng cao thương hiệu; giải pháp phát triển hạ tầng công nghệ thông tin; giải pháp phát triển nguồn nhân lực; xây dựng chiến lược Marketing. Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ và NHNN về việc thực hiện một số giải pháp mang tính vĩ mô nhằm tạo cơ sở cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam nói chung và của MB nói riêng. Đó là những giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý; hoàn thiện hệ thống tài chính; hoàn thiện công tác thanh tra, giám sát tài chính.
Những giải pháp trên có tính chất hệ thống đòi hỏi phải được áp dụng một cách đồng bộ và có lộ trình để phát huy hiệu quả tối ưu trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của MB trong thời kỳ hội nhập.
KET LUẬN
Nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM trong quá trình hội nhập là vấn đề không mới và đã có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan. Tuy nhiên với mỗi đối tượng khác nhau trong từng thời kỳ của quá trình hội nhập lại nảy sinh nhiều vấn đề mới, cả thuận lợi lẫn khó khăn. Luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Quân đội trong thời kỳ hội nhập” đã thực hiện một số nội dung chính sau:
Một là, khái quát những vấn đề cơ bản mang tính lý thuyết liên quan đến việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTM trên các phương diện như: khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh, các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh. Luận văn cũng đề cập đến một số vấn đề khái quát của hội nhập, tác động của hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng, yêu cầu của hội nhập cũng như các vấn đề cạnh tranh của ngân hàng. Đồng thời, luận văn cũng trình bày và rút ra những bài học kinh nghiệm từ các ngân hàng của Trung Quốc.
Hai là, phân tích, đánh giá một cách có hệ thống thực trạng hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân đội hiện nay trên một số vấn đề khái quát như: thực trạng năng lực tài chính, năng lực hoạt động, sản phẩm- dịch vụ, công nghệ... Trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính với các NHTM khác để thấy rõ nhưng ưu điểm và hạn chế của MB trong quá trình phát triển tới.
Ba là, trên cơ sở thực trạng phát triển của MB, luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của MB. Các giải pháp bao gồm các giải pháp bao gồm các giải pháp cụ thể đối với MB nhằm tăng năng lực tài chính, nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển công nghệ, nhân sự, sản phẩm dịch vụ.. .Ngoài ra, luận văn cũng đề xuất các giải pháp mang tính vĩ mô như hoàn thiện môi trường tài chính, môi trường pháp lý để hỗ trợ cải tiến hoạt động của các NHTM.
Với những giải pháp đã trình bày, luận văn hy vọng sẽ đóng góp một nhất định để MB phát triển hơn, trở thành tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam, đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Dù đã cố gắng hết sức để hoàn thiện tốt nghiên cứu của mình, nhưng chắc chắn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn.
1. Một số website: www.sbv.com.vn www.militarybank.com.vn www.vietcombank.com.vn www.agribank.com.vn www.incombank.com.vn www.bidv.com.vn www.acb.com.vn www.sacombank.com.vn
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Minh Huệ (2010), Hoàn thiện hệ thống giám sát của NHNN đối với NHTM, tạp chí ngân hàng, số 22/2010
2. Nguyễn Hữu Khải (2007), Các ngành dịch vụ Việt Nam, năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế, Nhà xuất bản thống kê.
3. Nguyễn Thị Quy (2008), Dịch vụ ngân hàng hiện đại, NXB khoa học xã hội. 4. Nguyễn Trọng Tài ( 2008), Cạnh tranh của các NHTM nhìn từ góc độ lý luận
và thực tiễn ở Việt Nam, Tạp chí ngân hàng, số 3/2008.
5. Nguyễn Thị Kim Thanh (2010), Vai trò của công nghệ ngân hàng trong chiến lược phát triển ngành ngân hàng giai đoạn 2011-2020, Tạp chí ngân hàng, số 10/2010.
6. Nguyễn Hữu Thắng (2008), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
7. Trương Quang Thông (2009),Cạnh tranh ngành ngân hàng nhìn từ góc độ khả năng sinh lời, Thời báo kinh tế Sài Gòn, số 45 ngày 28/10/2009
8. Vũ Thị Bích Thủy (2011), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại nhà nước trong hội nhập kinh tế, Luận văn thạc sỹ.
9. Toàn cảnh ngân hàng Việt Nam thời kỳ khủng hoảng tài chính toán cầu, Nhà xuất bản lao động, năm 2010.
10. Đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, ban hành kem quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
11. Báo cáo thường niên của MB qua các năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010. 12. Báo cáo thường niên của một số NHTM trong nước năm 2010
www.mhb.com.vn www.ocb.com.vn www.dongabank.com.vn www.techcombank.com.vn www.hdbank.com.vn www.anz.au www.anz.com/vietnam www.wooribank.com www.uob.com.sg www.ocbc.com www.fubonbank.com.hk www.boc.cn www.bankokbank.com www.scb.co.th www.hsbc.com.vn www.db.com/vietnam www.standardchartered.com/vn