Tăng cường năng lực tài chính

Một phần của tài liệu 0417 giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của NHTM CP quân đội trong thời kỳ hội nhập hiện nay luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 67 - 73)

3.3.1.1. Các giải pháp tăng quy mô vốn

Vốn tự có có vai trò to lớn trong hoạt động của NHTM, vì vốn tự có là yếu tố quyết định sức mạnh tài chính của một ngân hàng, là “tấm đệm chống đỡ rủi ro”, là yêu tố tạo nên sức mạnh và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường, vì nó thể hiện năng lực tài chính vốn có của chính bản than NHTM. Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động của mình, MB phải quan tâm đến việc tăng vốn tự có. MB có thể áp dụng các biện pháp sau để tăng quy mô vốn:

- Tăng vốn từ nguồn nội bộ, mà cụ thể là từ lợi nhuận để lại: - Tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu:

- Tăng vốn bằng phát hành trái phiếu dài hạn:

- Tăng vốn bằng cách phát hành trái phiếu chuyển đổi:

Việc ngân hàng tăng vốn tự có là hết sức cần thiết, nhưng vốn không phải là yếu tố duy nhất quyết định khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Nên nếu vốn tăng quá nhanh nhưng hoạt động ngân hàng không tăng tương ứng , trình độ quản lý không theo kịp thì việc sử dụng vốn sẽ không hiệu quả, gây lãng phí. Vì vậy, điều quan trọng là MB phải xác định được mức vốn tự có cần thiết đủ để bù đắp rủi ro. Đồng thời, lựa chọn giải pháp tăng vốn thích hợp nhằm đảm bảo sức mạnh tài chính, nâng cao năng

lực cạnh tranh của ngân hàng với chi phí vốn hợp lý.

3.3.1.2. Giải pháp xử lý nợ xấu

Xử lý nợ xấu bằng việc chuyển toàn bộ các khoản nợ này sang cho một công ty chuyên tiếp nhận và xử lý các khoản nợ xấu. Giải pháp này vừa giúp ngân hàng làm sạch bảng cân đối kế toán, vừa tận thu các khoản nợ xấu. Theo đó, MB đã thành lập một Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Nhiệm vụ chính của công ty này là tiếp nhận quản lý các khoản nợ, làm tăng giá trị các khoản nợ rồi sau đó tận thu bằng cách bán các khoản nợ này đi và khai thác các tài sản liên quan đến khoản nợ.

Tuy nhiên, do công ty này trực thuộc MB nên vẫn bị hạn chế về vốn và các quy định hoạt động. Chính vì vậy, MB nên thực hiện mua bán nợ với các Công ty chuyên mua bán nợ và tài sản do Chính phủ hay ngân hàng khác thành lập, có quy mô vốn lớn và đủ khả năng để giải quyết các vấn đề phức tạp trong việc xử lý nợ.

Đối với các khoản nợ xấu của các doanh nghiệp mà MB không chuyển giao cho AMC thì MB nên chủ động áp dụng các biện pháp cơ cấu lại tài chính và hoạt động của doanh nghiệp đó.

Bên cạnh đó, MB cần tăng cường hoạt động của các cơ quan ban ngành liên quan trong quá trình xử lý nợ. Trong đó tập trung tháo gỡ những vướng mắc khó khăn trong thủ tục phát mãi tài sản, xử lý tài sản là đất đai, bất động sản; khâu thi hành án, hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý của tài sản.

3.3.1.3. Giải pháp phòng ngừa rủi ro

Hoạt động tín dụng luôn chứa đựng những rủi ro, để có thể phòng ngừa và hạn chế những rủi ro xảy ra đối với hoạt động tín dụng Ngân hàng Quân đội cần áp dụng các biện pháp sau:

- Phân tích đánh giá chính xác khách hàng vay vốn

Phân tích và đánh giá chính xác khách hàng là một trong những biện pháp quan trọng quyết định hiệu quả đầu tư, điều đó thể hiện qua 4 nội dung sau:

trách nhiệm của khách hàng trước pháp luật và để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của ngân hàng. Xác định tính hợp pháp của khách hàng chính là cơ sở để ký kết và thực hiện các hợp đồng tín dụng. Năng lực pháp lý của khách hàng được đánh giá trên một số mặt như: Quyết định thành lập doanh nghiệp; Điều lệ tổ chức hoạt động của doanh nghiệp; Giấy phép kinh doanh, giấy phép hành nghề; Vốn điều lệ và vốn kinh doanh của doanh nghiệp; Tài sản riêng độc lập thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp; Tình hình thực hiện các văn bản quy định của Nhà nước.

Hai là, đánh giá khả năng điều hành sản xuất kinh doanh của người lãnh đạo doanh nghiệp. Vị trí của người lãnh đạo điều hành trong doanh nghiệp quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Có thể đánh giá khả năng của người lãnh đạo qua một số khía cạnh:

+ Năng lực, trình độ chuyên môn: Công việc của người lãnh đạo được phân công có phù hợp với chuyên môn của họ không? Khả năng hoạch định chính sách của người lãnh đạo trong kinh doanh thông qua các chiến lược về sản phẩm, về thị trường, về chiến lược khách hàng, về định hướng phát triển của doanh nghiệp. Phân tích năng lực tổ chức quản lý điều hành thông qua các tiêu chí như: tổ chức sắp xếp lao động, cách thức hạch toán, quyết định tài chính hàng năm. Phân tích các phương án sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm...

+ Đánh giá xác định uy tín, vị trí của người lãnh đạo điều hành về khả năng điều hành doanh nghiệp, để từ đó MB xác định được mức vốn đầu tư cho doanh nghiệp cho phù hợp.

Ba là, đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp. Điều này giúp cho ngân hàng nắm được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, xác định chính xác thực trạng và triển vọng về khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Bốn là, đánh giá cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp. Đánh giá điều đó nhằm xác định thực trạng và triển vọng về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường, để khẳng định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

- Phân tán rủi ro.

Phân tán rủi ro được thực hiện theo phương pháp chia xẻ rủi ro giữa các nhà đầu tư với nhau, như: không tập trung vốn cho vay vào một khách hàng hoặc một lĩnh vực đẩu tư. Ngân hàng Quân đội phải đa dạng hóa loại hình cho vay và đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư.

- Sử dụng các đảm bảo chắc chắn.

MB cần lựa chọn một hình thức đảm bảo phù hợp với yêu cầu của một khoản vay, đồng thời phải đánh giá chính xác giá trị vật làm đảm bảo tại thời điểm vay vốn.

Đối với khoản vay đảm bảo bằng tài sản: Ngân hàng Quân đội phải xác định chính xác được quyền sở hữu, quyền sử dụng, tính lưu thông và sự tồn tại thực tế của tài sản đó đối với người vay tiền. Cần lưu ý thời hạn sử dụng của tài sản đảm bảo lớn hơn thời hạn vay tiền.

Đối với khoản vay đảm bảo bằng bảo lãnh: MB phải đánh giá chính xác năng lực pháp lý, năng lực tài chính, uy tín và trách nhiệm của người bảo lãnh.

- Nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội.

Tình hình tài chính tiền tệ có liên quan đến việc xây dựng chính sách tín dụng. Biện pháp này nhằm mục đích xây dựng chính sách cho vay hợp lý để đảm bảo sự an toàn cho hoạt động đầu tư của ngân hàng Quân đội. Tình hình kinh tế- xã hội sẽ được nghiên cứu qua các mặt sau:

+ Sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế; các diễn biến của thị trường vốn, quan hệ cung cầu vốn đầu tư...

+ Diễn biến về sự biến động của giá cả trên thị trường qua đó xác định hệ số rủi ro cấu thành trong lãi suất đầu tư của ngân hàng Quân đội. Theo đó: Lãi suất cho vay bằng lãi suất cơ bản cộng hệ số rủi ro; hệ số rủi ro trong cho vay trung dài hạn lớn hơn cho vay ngắn hạn.

- Nắm bắt thông tin rủi ro về khách hàng. Thông qua:

+ Báo cáo tài chính mà doanh nghiệp thường xuyên phải cung cấp cho NH. + Tài liệu của các cơ quan liên quan như: báo cáo kiểm toán, báo chí.

+ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC), hội nghị khách hàng, bạn hang...

Việc nắm bắt kịp thời , chính xác các thông tin về khách hàng sẽ giúp cho NH có được những chiến lược kinh doanh phù hợp và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. - Tăng cường công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ.

Công tác kiểm soát nội bộ hoạt động nhằm mục đích ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và ngân hàng. Phải kiểm tra chặt chẽ cơ sở pháp lý khi thiết lập mối quan hệ giữa MB với doanh nghiệp để bảo vệ cho MB trước pháp luật.

Nội dung kiểm toán nội bộ hoạt động kinh doanh bao gồm:

+ Kiểm tra việc chấp hành quá trình cho vay vốn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế đảm bảo tiền vay.

+ Kiểm tra hồ sơ để đánh giá những khoản đã cho vay có cần bổ sung, chỉnh sửa gì không?

+ Phân tích, đánh giá chất lượng của các khoản đã cho vay để làm cơ sở chắc chắn cho những khoản vay tiếp theo.

+ Tiến hành phân loại nợ, tổ chức kiểm tra chéo, áp dụng các biện pháp cụ thể về xử lý các khoản nợ có vấn đề, tăng cường kiểm tra việc sử dụng vốn của doanh nghiệp, giám sát việc thực hiện quá trình đầu tư vốn.

- Thực hiện tốt việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng.

Để có biện pháp xử lý kịp thời những rủi ro tín dụng có thể xảy ra, MB phải trích đầy đủ quỹ dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng quy định của NHNN, đưa vào chi phí khi có những khoản nợ quá hạn mới phát sinh.

Rủi ro luôn luôn tiềm ẩn trong mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhận thức được tác hại của rủi ro, MB cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phân tán rủi ro. để hạn chế đến mức thấp nhất tác hại của nó.

3.3.1.4. Giải pháp minh bạch tình hình tài chính

Phân loại và hạch toán nợ theo tiêu chuẩn quốc tế để minh bạch tình hình tài chính. Việc áp dụng thông lệ quốc tế trong phân loại và hạch toán nợ phải có sự chọn

×κ Khả năng trả nợ Tình hình tài chĩnh. Rất tốt Tốt Trung bình Trung bình yếu Kém Rất tốt Nl Nl N2 N3 N4 ^Tot N1 Nl N2 N4 N4 Trung bình N2 N2 N3 N4 N5 Trung bình yếu N3 N4 N4 N5 N5 Kém N4 N4 N5 N5 N5

(Trong đó: N1: Nợ tốt; N2: Nợ cần chú ý; N3: Nợ dưới tiêu chuẩn; N4: Nợ khó đòi; N5: Nợ có khả năng mất vốn)

Việc phân loại các khoản nợ vay của MB trước hết phải dựa trên phân tích kết hợp hai yếu tố là: khả năng trả nợ và tình hình tài chính của khách hàng. Điều đó được mô phỏng theo sơ đồ trên.

Ngoài việc kết hợp hai tiêu chí trên, để đánh giá phân loại nợ phù hợp, MB phải đánh giá kết hợp thêm một số tiêu thức sau của khách hàng: Năng lực tài sản máy móc thiết bị phục vụ kinh doanh; năng lực quản lý của hội đồng quản trị, ban lãnh đạo; chất lượng hệ thống báo cáo, thông tin và kiểm soát nội bộ; khả năng hiện tại và triển vọng sắp tới về thị trường đầu vào, đầu ra; chính sách của Nhà nước về ngành nghề, sản phẩm kinh doanh của khách hàng.

Một phần của tài liệu 0417 giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của NHTM CP quân đội trong thời kỳ hội nhập hiện nay luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w