Bước 1: Thông báo cho bên bảo đảm về việc xử lý TSBĐ

Một phần của tài liệu 0414 giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý tài sản bảo đảm cho vay tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 25 - 27)

Thông báo bằng văn bản cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác (nếu có) về việc xử lý TSBĐ và đăng ký thông báo xử lý TSBĐ tại cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo theo quy định của pháp luật (nếu giao dịch bảo đảm đó đã được đăng ký).

o Lý do xử lý TSBĐ.

o Nghĩa vụ được bảo đảm.

o Loại tài sản xử lý: đặc điểm, chất lượng, số lượng.

o Phương thức xử lý TSBĐ.

o Thời điểm xử lý TSBĐ.

o Thời hạn và địa điểm chuyển giao TSBĐ (nếu có).

Cùng lúc đó, các ngân hàng cũng ấn định thời điểm xử lý TSBĐ trong thông báo xử lý TSBĐ, nhưng không được sớm hơn 07 ngày đối với động sản và 15 ngày đối với bất động sản kể từ ngày đăng ký thông báo xử lý TSBĐ tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm. Đối với giao dịch bảo đảm không phải đăng ký hoặc chưa đăng ký do cơ quan đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm chưa hoạt động, thì thời hạn nêu trên được tính từ ngày ngân hàng gửi thơng báo xử lý tài sản cho bên bảo đảm. Trong trường hợp TSBĐ có nguy cơ dễ hư hỏng, nguy cơ bị mất hoặc giảm sút giá trị, quyền địi nợ, giấy tờ có giá, sổ tiết kiệm, vận đơn thì ngân hàng được phép xử lý tài sản ngay sau khi thông báo xử lý TSBĐ.

Bên bảo đảm phối hợp với ngân hàng thực hiện các biện pháp chuẩn bị cho việc xử lý TSBĐ như bàn giao TSBĐ cho ngân hàng, bàn giao giấy tờ có liên quan đến TSBĐ theo yêu cầu của ngân hàng (trong trường hợp bên bảo đảm hoặc bên thứ ba giữ giấy tờ, TSBĐ), tạo điều kiện cho bên mua xem tài sản và thực hiện các biện pháp cần thiết khác để xử lý TSBĐ.

Trong trường hợp bên bảo đảm hoặc bên thứ ba giữ giấy tờ, TSBĐ, ngân hàng ấn định ngày giao giấy tờ, tài sản đó để xử lý trong thông báo xử lý TSBĐ. Nếu bên giữ TSBĐ khơng thực hiện, thì ngân hàng có quyền u cầu các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp buộc bên giữ TSBĐ phải giao giấy tờ, tài sản bảo đảm.

dụng TSBĐ hoặc cho phép bên bảo đảm hoặc uỷ quyền cho bên thứ ba khai thác, sử dụng TSBĐ theo đúng tính năng, cơng dụng của TSBĐ. Đồng thời yêu cầu bên bảo đảm hoặc bên thứ ba không được khai thác, sử dụng TSBĐ nếu việc khai thác, sử dụng đó có nguy cơ làm mất giá trị hoặc làm giảm sút giá trị tài sản. Hoa lợi, lợi tức thu được sau khi trừ đi các chi phí cần thiết cho việc khai thác, sử dụng tài sản phải thanh toán cho ngân hàng. Bên giữ tài sản phải giao TSBĐ, và các hành vi sau là không được phép:

o Không giao TSBĐ theo yêu cầu của TCTD.

o Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các biện pháp bảo quản TSBĐ.

o Tự ý tiến hành hành vi bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn, góp vốn liên doanh, tẩu tán, làm hư hỏng, mất mát TSBĐ.

o Có hành vi khác gây ra nguy cơ làm hư hỏng, mất mát TSBĐ.

Trong trường hợp bên giữ tài sản không giao tài sản theo yêu cầu của TCTD, mà có hành vi cản trở việc thu giữ hợp pháp TSBĐ mà gây thiệt hại cho bên nhận bảo đảm thì phải bồi thường. Trong quá trình tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, nếu bên giữ tài sản bảo đảm có dấu hiệu chống đối, cản trở, gây mất an ninh, trật tự nơi cơng cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì người xử lý tài sản bảo đảm có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cơ quan Công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm cho người xử lý tài sản thực hiện quyền thu giữ TSBĐ.

Một phần của tài liệu 0414 giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý tài sản bảo đảm cho vay tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w