Để có thể định giá, xử lý TSBĐ một cách thành cơng và có hiệu quả thì năng lực, trình độ cán bộ tín dụng là điều cần phải xét đến đầu tiên. Chỉ có những cán bộ tín dụng có năng lực và trình độ chun mơn mới biết được đâu là những khách hàng có uy tín, có khả năng trả nợ, đâu là những dự án đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế cao. Từ đó, ngân hàng mới có thể đưa ra quyết định cho vay hay không, nếu cho vay thì với số tiền là bao nhiêu, lãi suất, thời hạn cho vay và các điều kiện khác.
Đặc biệt đối với những khoản vay có TSBĐ thì càng địi hỏi năng lực và trình độ của cán bộ tín dụng phải càng cao. Hơn nữa, nếu cán bộ tín dụng có khả năng phân tích tình hình biến động của thị trường sẽ giúp cho việc chọn TSBĐ và định giá TSBĐ được chính xác, khơng gây khó khăn cho ngân hàng khi xử lý tài sản để thu hồi nợ.
Bên cạnh chun mơn giỏi thì đạo đức của cán bộ tín dụng cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả công tác xử lý TSBĐ. Đây là vấn đề rất cần được quan tâm bởi vì mơi trường làm việc của ngân hàng luôn tiếp
xúc với tiền nên dễ làm con người sa ngã, dẫn đến tình trạng móc ngoặc giữa cán bộ tín dụng và khách hàng để rút tiền của ngân hàng.
Nếu cán bộ tín dụng đánh giá khơng đúng giá trị thực của TSBĐ, cho khách hàng vay một số tiền lớn hơn so với giá trị thật của TSBĐ thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả cơng tác xử lý TSBĐ sau này nếu khoản nợ đó khơng có khả năng được hồn trả. Do vậy, các cán bộ tín dụng cần có đầy đủ năng lực cũng như đạo đức là tiền đề giúp cho hiệu quả xử lý TSBĐ cho vay của ngân hàng cao.