- Phương thức xử lý TSBĐ
2.2.1.4. Quy trình xử lý tài sản bảo đảm tại SeABank
Giống như hầu hết các NHTM khác, SeABank cũng áp dụng quy trình 5 bước khi xử lý TSBĐ.
Sơ đồ 2.2: Các bước xử lý TSBĐ tại SeABank
Đối với bước đầu tiên khi thông báo việc xử lý tài sản cho bên bảo đảm, SeABank sẽ thông báo bằng văn bản cho bên bảo đảm và đăng ký thông báo xử lý TSBĐ (nếu giao dịch đó đã được đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm). Kèm theo đó, ngân hàng cũng ấn định thời điểm xử lý TSBĐ nhưng không được sớm hơn 07 ngày đối với tài sản là động sản, 15 ngày đối với tài sản là bất động sản kể từ ngày thông báo xử lý TSBĐ. SeABank luôn yêu cầu khách hàng vay phối hợp cùng chuẩn bị cho việc xử lý TSBĐ để công việc được tiến hành nhanh chóng và đảm bảo cơng bằng cho cả hai bên. Bên cạnh đó, trong thời gian xử lý TSBĐ, SeABank được quyền khai thác, sử dụng TSBĐ. Đồng thời ngân hàng cũng tiến hành thu giữ ngay những TSBĐ nào mà khách hàng vay có hành vi sai phạm như thực hiện không đầy đủ các biện pháp bảo quản TSBĐ, tự ý sử dụng hay làm mất mát, hư hỏng tài sản.
Loại TSBĐ độngBất ĐộngSau khi thông báo cho bên bảo đảm việc xử lý tài sản bảo đảm,độngBất Động sản độngBất Động sản SeABank sẽ tiến hành lập biên bản xử lý TSBĐ. Trong biên bản phải ghi rõ việc bàn giao, tiếp nhận TSBĐ, phương thức xử lý, quyền và nghĩa vụ các bên...
Việc xử lý TSBĐ cần phải đạt được yêu cầu là giá bán tài sản trừ đi phần chi phí bán tài sản là cao nhất và việc xử lý tài sản cần được tiến hành càng nhanh càng tốt. Có rất nhiều phương thức xử lý TSBĐ và mỗi một phương thức đều có những ưu điểm riêng. Ở SeABank, phương thức chủ yếu được ưa chuộng và áp dụng đó là phối hợp, nỗ lực cùng với khách hàng để bán TSBĐ. Việc bán có thể được thực hiện trực tiếp với người mua hoặc phải uỷ quyền cho trung tâm bán đấu giá tài sản. Tuy nhiên không phải lúc nào khách hàng cũng nỗ lực cùng ngân hàng xử lý TSBĐ. Trong nhiều trường hợp, SeABank phải nhận chính các TSBĐ để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm. Trường hợp SeABank uỷ quyền cho bên thứ ba thực hiện công tác xử lý TSBĐ là rất ít và hầu như khơng có.
2.2.2. Thực trạng công tác xử lý tài sản bảo đảm cho vay tại Ngân hàngthương mại cổ phần Đông Nam Á