Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 0414 giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý tài sản bảo đảm cho vay tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 78 - 80)

- Chất lượng cán bộ tín dụng cán bộ xử lý nợ vân chưa đáp ứng được

b. Nguyên nhân khách quan

3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác xử lý TSBĐ tại các TCTD, việc tăng cuờng quản lý và đào tạo lại nguồn nhân lực là biện pháp quan trọng, lâu dài. Hàng năm, các TCTD cần xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cán bộ, tập trung truớc hết vào các nội dung chủ yếu nhu nghiệp vụ quản lý rủi ro tín dụng, khung pháp lý về giao dịch bảo đảm, xử lý TSBĐ... Việc giảng dạy nên do lãnh đạo ngân hàng trực tiếp giảng dạy hoặc mời các giảng viên có kinh nghiệm và trình độ đại học, từ trung tâm điều hành; tổ chức thuờng xuyên các buổi thảo luận, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và học tập từ các ngân hàng tiên tiến. Song song với đó là chính sách thu hút và giữ cán bộ có trình độ và kinh nghiệm về nghiệp vụ ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh TCTD nuớc ngoài thâm nhập và mở rộng hoạt động tại Việt Nam. SeABank cần tìm hiểu năng lực, sở truờng của

từng cán bộ tín dụng để đề bạt, bố trí, quản lý, sử dụng cán bộ thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm cho phù hợp, phát huy tốt nhất khả năng của mỗi cán bộ tín dụng nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác, ngăn ngừa rủi ro xảy ra. TCTD cần xây dựng hệ thống khuyến khích vật chất và tinh thần cho cán bộ nhân viên, phù hợp với yêu cầu kinh doanh, cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận để có thể thu hút và giữ chân những cán bộ tác nghiệp, cán bộ quản lý có năng lực.

Ngồi ra, cần có sự phối hợp liên thơng giữa các TCTD với các chuyên gia nhiều kinh nghiệm đến từ hệ thống các cơ quan tư pháp không chỉ trong hoạt động tư vấn, phối hợp xử lý vụ việc mà còn hỗ trợ đào tạo thơng qua việc thường xun tổ chức các khố đào tạo và bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành nhằm nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích, kiểm sốt rủi ro và công tác xử lý TSBĐ cho cán bộ.

Thực tế cho thấy, xử lý tài sản bảo đảm là một hoạt động mang tính nghiệp vụ của ngân hàng mà nó cịn liên quan đến rất nhiều các chế định luật mà pháp luật ban hành buộc ngân hàng phải tuân theo. Hiện nay, các cán bộ tín dụng tại SeABank chưa được trang bị nhiều về kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực kinh tế như luật đất đai, luật phá sản, luật dân sự. Hơn nữa, hiện nay pháp luật còn nhiều chồng chéo, chưa hợp lý nên việc mời các chuyên gia tư vấn pháp luật là một việc làm cần thiết tại SeABank.

Các chuyên gia sẽ xác định sự hợp pháp của các tài liệu, giấy tờ liên quan đến việc cầm cố, thế chấp tài sản bảo đảm, ngăn chặn đuợc tình trạng sử dụng giấy tờ giả để vay vốn ngân hàng, vì vậy ngân hàng sẽ giảm bớt rủi ro trong việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ sau này. Khi tiến hành các biện pháp xử lý tầi sản bảo đảm thì những chuyên gia này là người trực tiếp tham gia làm việc với những cơ quan luật pháp để bảo vệ lợi ích hợp pháp cho ngân hàng.

Các giải pháp về nhân lực cần được SeABank thực hiện sớm để có một lực lượng cán bộ ngân hàng có trình độ và kinh nghiệm tốt, giúp ích cho q trình phát triển của ngân hàng trong giai đoạn mới

Một phần của tài liệu 0414 giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý tài sản bảo đảm cho vay tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w