Trong trường hợp các bên thoả thuận thực hiện phương thức bán TSBĐ tiền vay thì bên được bán tài sản có thể là khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh bán, TCTD bán, hai bên phối hợp cùng bán, uỷ quyền cho bên thứ ba bán. Bên được bán tài sản có thể trực tiếp bán cho người mua, uỷ quyền cho Trung tâm bán đấu giá tài sản hoặc doanh nghiệp bán đấu giá tài sản thực hiện việc bán TSBĐ tiền vay.
Trường hợp TCTD nhận chính TSBĐ tiền vay để thay thế cho nghĩa vụ trả nợ thì tài sản đó được chuyển quyền sở hữu cho TCTD. Đối với trường hợp bên thứ ba có nghĩa vụ trả tiền hoặc tài sản cho khách hàng vay, bên bảo lãnh thì TCTD được trực tiếp nhận các khoản tiền hoặc tài sản từ bên thứ ba.
Trong thời gian TSBĐ tiền vay chưa xử lý được, TCTD được quyền khai thác, sử dụng TSBĐ. Số tiền thu được từ việc khai thác, sử dụng TSBĐ sau khi trừ các chi phí cần thiết, hợp lý cho việc khai thác, sử dụng tài sản sẽ được dùng để thu hồi nợ.
Quá trình xử lý TSBĐ nếu các bên có tranh chấp và khởi kiện, thì TSBĐ tiền vay được xử lý theo bản án có hiệu lực pháp luật của Tồ án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
sản, thì TSBĐ tiền vay được xử lý theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.
Quá trình xử lý TSBĐ, ngân hàng có quyền chủ động thực hiện trực tiếp bán TSBĐ (trừ trường hợp khơng có thỏa thuận về phương thức xử lý TSBĐ là quyền sử dụng đất và các tài sản khác mà pháp luật quy định phải được bán tại tổ chức bán đấu giá chuyên trách). Tuy nhiên, ngân hàng phải thông báo công khai về việc bán TSBĐ và chỉ được tiến hành bán TSBĐ sau thời hạn quy định. Hợp đồng mua bán tài sản giữa ngân hàng và bên mua tài sản được lập thành văn bản.
Ngồi ra, ngân hàng cũng có thể uỷ quyền bán TSBĐ cho Trung tâm bán đấu giá tài sản hoặc doanh nghiệp bán đấu giá tài sản.
Đối với việc xử lý TSBĐ là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng tín dụng thì hợp đồng bảo đảm phải phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai. Trường hợp TSBĐ là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất không xử lý được theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng, thì TCTD đưa tài sản ra bán đấu giá để thu hồi nợ hoặc khởi kiện tại Toà án.
Trong trường hợp TSBĐ tiền vay chưa xử lý được để thu hồi nợ mà doanh nghiệp đã chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, cổ phần hóa thì các doanh nghiệp hình thành sau khi đã chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, cổ phần hóa phải nhận nợ và thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. Nếu doanh nghiệp mới hình thành đó khơng thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng có quyền xử lý TSBĐ theo quy định.
Trong trường hợp đến hạn trả nợ hoặc phải trả nợ trước hạn mà bên bảo đảm chết hoặc cố ý vắng mặt tại nơi cư trú vào thời điểm xử lý tài sản đã được ngân hàng thông báo trước, người giữ TSBĐ (nếu có) hoặc người thừa kế tài sản của bên bảo đảm (trong trường hợp bên bảo đảm chết) có nghĩa vụ
giao tài sản cho ngân hàng để xử lý theo thông báo của ngân hàng. Trong trường hợp người giữ TSBĐ, người thừa kế tài sản của bên bảo đảm không chịu giao tài sản cho ngân hàng để xử lý, ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp buộc bên giữ TSBĐ phải giao TSBĐ cho ngân hàng để xử lý hoặc khởi kiện tại Tòa án.