Chất lượng cán bộ cụ thể ở đây là chất lượng cán bộ trực tiếp thực hiện công tác xử lý TSBĐ. Cán bộ thực hiện xử lý nợ có trình độ cao, nắm chắc
nghiệp vụ và các quy định pháp lý cũng như có khả năng giao tiếp, thuyết phục được khách hàng hợp tác xử lý TSBĐ, cùng khách hàng thảo luận phương án xử lý sao cho tốt nhất và có lợi nhất cho khách hàng và ngân hàng. Trình độ cán bộ xử lý TSBĐ cịn thể hiện chính sách đào tạo, đãi ngộ cũng như khả năng thu hút nhân tài của ngân hàng, tạo thành một lực lượng nịng cốt của ngân hàng, đó là đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ cao. Chất lượng của chỉ tiêu này được thể hiện thông qua số lượng cán bộ xử lý nợ, xử lý TSBĐ, trình độ của cán bộ và các chính sách đãi ngộ của ngân hàng đối với đội ngũ nhân viên tín dụng, nhân viên xử lý nợ, mức độ cam kết gắn bó của nhân viên với ngân hàng.
Ngân hàng là một trong những ngành địi hỏi phải có đội ngũ lao động có kinh nghiệm, có trình độ cao. Một ngân hàng có mức độ lưu chuyển nhân viên cao là một bất lợi về nguồn nhân lực, thể hiện chính sách đãi ngộ nhân viên cũng như mơi trường làm việc của ngân hàng đó chưa chuyên nghiệp. Đặc biệt đối với việc lưu chuyển thường xuyên trong đội ngũ nhân viên trực tiếp xử lý nợ sẽ gây ảnh hưởng tới hoạt động xử lý nợ, bởi lẽ những nhân viên làm việc lâu năm sẽ am hiểu về quy định, quy trình, thủ tục cũng như có những kinh nghiệm trong việc xử lý các loại TSBĐ khác nhau. Thêm vào đó, khả năng giao tiếp khách hàng sẽ tốt hơn, tạo thuận lợi trong quá trình xử lý TSBĐ. Quá trình tuyển dụng cũng như đào tạo và tái đào tạo nhân viên ngân hàng thường tốn kém và mất nhiều thời gian, công sức. Hiệu quả của chính sách tuyển dụng, chính sách đãi ngộ nhân viên là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh năng lực duy trì đội ngũ nhân sự chất lượng cao của ngân hàng.
- Cơ cấu tổ chức quản lý
Cơ cấu tổ chức, quản lý trong ngân hàng là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh cơ chế phân bổ nguồn lực trong ngân hàng. Một cơ cấu tổ chức quản lý tốt phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng, phải phù hợp với
quy mô, mục tiêu và định huớng phát triển của ngân hàng. Cơ cấu đó đuợc thể hiện thơng qua việc phân chia các phòng ban chức năng, các bộ phận tác nghiệp, đơn vị trực thuộc...Hiệu quả của một cơ cấu tổ chức quản lý tốt không chỉ đuợc thể hiện thông qua sự phân chia chặt chẽ, khoa học các khối, phòng ban. mà còn thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng chặt chẽ giữa các khối, phịng ban đó trong việc triển khai các chiến luợc kinh doanh, các nghiệp vụ hàng ngày và khả năng thích nghi, thay đổi cơ cấu truớc những biến động của ngành cũng nhu biến đổi trong môi trường vĩ mô...Một cơ cấu tổ chức quản lý tốt, linh hoạt sẽ góp phần vận hành tốt hoạt động xử lý nợ, tác động trực tiếp đến cơng tác xử lý TSBĐ.
Để có một cơ cấu tổ chức quản lý tốt thì ngân hàng phải có một ban lãnh đạo có năng lực quản lý tốt. Năng lực quản lý thể hiện ở khả năng chi phối, điều hành, giám sát của Hội đồng quản trị đối với ban giám đốc cũng như đối với việc duy trì nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng, chính sách tiền lương, quy trình kinh doanh.và trong việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực của ngân hàng. Cụ thể hơn năng lực quản lý đó trong hoạt động xử lý TSBĐ đó là điều hành hoạt động xử lý TSBĐ thích ứng với sự thay đổi của thị trường, với các quy định về tín dụng, về giao dịch bảo đảm, về bán, đấu giá tài sản., nhanh chóng đưa ra những quyết sách kịp thời với sự thay đổi của quy định của pháp luật liên quan, cũng như sự thay đổi của môi trường kinh tế nơi TSBĐ được xử lý để có thể bù đắp lại khoản nợ mà khách hàng đang nợ ngân hàng.
1.4.2. Các chỉ tiêu định lượng