Tâm lý khách hàng vay vốn ngân hàng đều muốn kinh doanh có hiệu quả, thu đuợc lợi nhuận để trả nợ vay ngân hàng, không ai muốn bị rủi ro dẫn đến phải bán TSBĐ để trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên, đôi khi rủi ro vẫn xảy ra và đua khách hàng vào tình trạng buộc phải bán TSBĐ để trả nợ. Việc bán TSBĐ nếu trả đuợc nợ sẽ giúp cho các khách hàng hoàn thành đuợc nghĩa vụ trả nợ của mình và nếu chua trả đủ nợ cũng sẽ giúp cho khách hàng giảm bớt đuợc nợ đối với ngân hàng. Và quan trọng hơn là sẽ giúp các khách hàng tránh phải ra hầu tồ do khơng trả đuợc nợ cho ngân hàng.
Do đó, đối với cả ngân hàng và khách hàng, mặc dù xử lý TSBĐ thu hồi nợ không phải là một giải pháp tối uu nhung nó đáp ứng đuợc yêu cầu cấp bách là thu hồi đuợc nợ cho ngân hàng, giảm hoặc xóa nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đối với ngân hàng.
1.3. HIỆU QUẢ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM CHO VAY CỦA NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3.1. Khái niệm hiệu quả xử lý tài sản bảo đảm cho vay
Công tác xử lý tài sản bảo đảm là quá trình các bên bao gồm ngân hàng, bên thế chấp, cầm cố, hoặc bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản, hoặc các cơ quan có chức năng, chính quyền điạ phuơng phối hợp tổ chức bán hoặc bán đấu giá hoặc thỏa thuận gán trừ nợ hoặc cuỡng chế tài sản để thu hồi nợ cho các ngân hàng.
TSBĐ đuợc coi nhu là nguồn trả nợ thứ hai khi khách hàng không đủ khả năng để trả khoản nợ ban đầu. Do vậy mục tiêu hàng đầu của NHTM khi xử lý TSBĐ chính là bù đắp hồn tồn khoản nợ của khách hàng với ngân hàng. Xử lý TSBĐ đuợc coi là biện pháp cuối cùng để thu hồi nợ khi các biện pháp khác nhu gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, ... không hiệu quả. Do vậy, thông thuờng, một món nợ khi đã phải sử dụng đến biện pháp xử lý TSBĐ thuờng là các món nợ xấu, mà khả năng thu hồi lại đuợc 100% nợ
ngân hàng là rất khó. Hiệu quả xử lý TSBĐ thể hiện ở việc xử lý TSBĐ nhằm thu hồi nợ cho ngân hàng với chi phí thấp nhất và thu hồi đuợc/ bù đắp đuợc hoàn toàn khoản nợ mà khách hàng đang nợ ngân hàng.
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý tài sản bảo đảm cho vaycủa Ngân hàng thương mại của Ngân hàng thương mại
1.3.2.1. Nhân tố chủ quan
Ngân hàng chính là người trực tiếp ra quyết định cho vay, chủ động lựa chọn áp dụng hình thức bảo đảm tiền vay cũng như xử lý các tài sản bảo đảm của khách hàng thích hợp phù hợp với quy định của pháp luật. Do đó, bản thân ngân hàng sẽ hàm chứa mọi nhân tố mang tính quyết định và cũng là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của công tác xử lý TSBĐ.