Đối với Nhà nước, Chính phủ

Một phần của tài liệu 0353 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn hải châu luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 117 - 119)

3.4. Kiến nghị

3.4.1. Đối với Nhà nước, Chính phủ

3.4.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý

Trước hết Nhà nước cần phải từng bước hoàn thiện cơ chế chính sách và hệ thống văn bản pháp quy để tạo môi trường pháp lý rõ ràng, thuận lợi cho việc tăng cường quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Việc ban hành các luật, chính sách cho hoạt động của DNNVV phải đồng bộ và nhất quán, các sửa đổi về thuế, chế độ kế toán, kiểm toán phải phù hợp, tạo điều

99

kiện cho DNNVV tiếp cận với NH đồng thời cũng giúp NH có cơ sơ để mở rộng hoạt động cho vay.

Chính phủ cần có cơ chế quản lý chặt chẽ hơn nữa đối với các DNNVV về đăng ký kinh doanh, vốn góp, về hạch toán kế toán để phản ánh đúng thực chất tình hình hoạt động kinh doanh của từng DN tạo điều kiện cho NH mạnh dạn đầu tư vốn phát triển DN.

Có chính sách về đất đai và hỗ trợ mặt bằng sản xuất, bảo đảm cơ sở chắc chắn cho việc giao đất, cho thuê đất. Đồng thời chỉnh sửa các quy định về đăng ký thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm cũng như thủ tục công chứng nhằm tạo điều kiện để các DNNVV hoàn chỉnh các thủ tục thế chấp khi vay vốn NH.

Khó khăn lớn nhất đối với DNNVV khi tiếp cận với nguồn vốn của NH là thiếu tài sản thế chấp. Do đó họ cần có tổ chức đứng ra bảo lãnh để vay vốn. Gần đây chính phủ đã ban hành chính sách cho phép NH được áp dụng cơ chế giá thỏa thuận trong việc định giá tài sản thế chấp là nhà đất để cho vay.

Như vậy, Nhà nước có thể giải quyết khó khăn này bằng cách cho phép các NH được quyền phát mại tài sản thế chấp sau khi được toà án công nhận tính hợp pháp của giấy tờ có liên quan như hợp đồng tín dụng, hợp đồng cầm cố... mà không phải qua tố tụng.

3.4.1.2. Tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV tiếp cận các nguồn vốn

Nguồn vốn của các NHTM là nguồn vốn quan trọng của DNNVV, NHNN cần chỉ đạo các NHTM xây dựng kế hoạch định hướng cho vay các DNNVV với số dư nợ đạt đến trên 60% tổng dư nợ. NHTM cần tăng cường tiếp thị với tư cách NH bán lẻ để đáp ứng nhu cầu của DNNVV, có các biện pháp thẩm định món vay, giám sát và đôn đốc thu nợ thay cho việc đòi hỏi các thế chấp cầm cố vượt quá khả năng của DNNVV, phối hợp với quỹ bảo lãnh tín dụng, các quỹ khác và DN có hợp đồng kinh tế để cho vay.

100

3.4.1.3. Phát huy vai trò của Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV

Các DN trên địa bàn thành phố Đà Nang chủ yếu là các DNNVV. Các DN này gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn vay từ NH do chưa đáp ứng được các điều kiện vay vốn. Do đó, để giải quyết vấn đề này Bộ tài chính nên nhanh chóng đưa ra các biện pháp nhằm phát huy hơn nữa vai rò của quỹ bảo lãnh tín dụng, giúp cho các DNNVV có thể tiếp cận vốn vay của NH dễ dàng hơn.

Điều lệ Quỹ cần thể hiện rõ cơ chế góp vốn của các thành viên là DNNVV theo hướng linh hoạt đối với nguồn vốn góp vượt mức tối thiểu. Các thành viên thông qua quỹ để huy động vốn đầu tư các dự án, chuyển hoá vốn của quỹ thành nguồn vốn của DNNVV trên cơ sở thoả thuận việc tăng giảm vốn của các thành viên góp vốn như vậy vẫn bảo đảm an toàn của quỹ và thuận lợi cho DNNVV góp vốn công khai vào dự án.

Một phần của tài liệu 0353 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn hải châu luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 117 - 119)