Đối với NHNo&PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu 0353 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn hải châu luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 120 - 121)

3.4. Kiến nghị

3.4.3. Đối với NHNo&PTNT Việt Nam

NHNo&PTNT Việt Nam nên có sự điều chuyển vốn kịp thời khi NH gặp khó khăn về vốn, giảm lãi suất cho vay, đồng thời tăng thêm quyền tự quyết cho vay trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHNo&PTNT Hải Châu.

Tổ chức các khoá đào tạo nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho CBTD như: phân tích tài chính DN, thẩm định dự án đầu tư, công tác Marketing NH, kiến thức pháp luật về đất đai, ... để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao trong xu thế hội nhập.

Cần sớm xây dựng và tách bạch quy trình tín dụng với các DNNVV ra khỏi quy trình cho vay DN chung. Trong đó cần nghiên cứu để giảm bớt một số bước của quy trình nhằm giảm các chi phí liên quan đồng thời gia tăng tính tự chủ trong quyết định cho vay.

Cần thực hiện sữa đổi bổ sung các chính sách về tiền lương và chế độ cho hợp lý nhằm giữ chân và thu hút các CBTD có tài, kinh nghiệm và có tâm huyết với nghề. Đồng thời sắp xếp lại đội ngũ cán bộ theo hướng tinh giảm biên chế các bộ phận khác, bổ sung thêm lực lượng là CBTD có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất tránh tình trạng quá tải trong đầu tư tín dụng.

Thực hiện đánh giá phân loại nợ và xử lý rủi ro theo đúng quy định, tích cực thu hồi nợ đã xử lý rủi ro, gắn trách nhiệm cán bộ có liên quan với từng khoản vay; tiếp tục rà soát điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, lãi đảm bảo sự khớp đúng giữa hồ sơ giấy và hồ sơ trên chương trình IPCAS nhằm đánh giá

102

đúng thực trạng nhóm nợ, chất lượng tín dụng phục vụ cho việc trích lập dự phòng rủi ro tự động trên chương trình IPCAS theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.

NHNN cần phát triển hệ thống thông tin tín dụng một cách nhanh chóng, chính xác và phong phú theo hướng: cung cấp đánh giá xếp loại doanh nghiệp theo nhiều tiêu thức khác nhau như: quy mô, khả năng thanh toán, quan hệ tín dụng, hiệu quả sản suất kinh doanh..., thu thập thêm thông tin qua các tổ chức quốc tế, tạo lập thông tin trên diện rộng, phối hợp với cơ quan thuế, cơ quan kiểm toán và UBND tỉnh, thành phố lập mã số nộp thuế của các doanh nghiệp để các tổ chức tín dụng truy cập được thông tin được dễ dàng.

Cần có biện pháp tuyên truyền để các ngân hàng hiểu rõ thêm về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng. Đồng thời NHNN cần quy định chặt chẽ, cụ thể và bắt buộc các TCTD cung cấp tình hình dư nợ, khả năng trả nợ, nợ xấu về CIC và CIC cũng thông tin về các khách hàng vay vốn có vấn đề.

Tăng cường hiệu quả thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Giám sát kỷ luật hạch toán và việc cán bộ tín dụng tuân thủ quy định về tín dụng đã được đề ra trong sổ tay tín dụng.

Một phần của tài liệu 0353 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn hải châu luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 120 - 121)