Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu 0312 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi tại NH chính sách xã hội tỉnh phú thọ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 25 - 29)

1.2.4.1. Nhân tố chủ quan

Là nhân tố nội tại bên trong ngân hàng, thuộc khả năng kiểm soát của ngân

hàng. So với nhân tố khách quan, nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới tất cả mọi hoạt

động kinh doanh của ngân hàng trong đó có hoạt động tín dụng ưu đãi: - Chiến lược hoạt động của ngân hàng

Đây là nhân tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Do đó NHCSXH cần có hoạch định chiến lược hoạt động một cách khoa học, từ đó đưa ra các phương án thích hợp để hướng tới các đối tượng khách hàng, có như vậy thì chất lượng hoạt động tín dụng mới ngày càng đạt hiệu quả cao.

- Mô hình tổ chức

Đối tượng khách hàng của NHCSXH là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Phân bổ dàn trải và rộng khắp do đó việc thiết lập mô hình hoạt động cũng phải thích ứng với điều kiện thực tế, có như vậy thì nguồn vốn của NHCSXH mới có thể lan rộng và đạt được mục tiêu đề ra là đưa vốn đến tận tay người nghèo và các đối tượng chính sách nhằm từng bước giúp họ thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Tuy nhiên nếu bố trí mạng lưới rộng khắp thì chi phí quản lý và vận hành hệ thống sẽ tăng lên, nhưng nếu không bố trí rộng thì khó kiểm soát hết được nguồn vốn cho vay và sự đáp ứng nhu cầu nguồn vốn sẽ giảm đi. Nguồn vốn đến tay người vay sẽ chậm đi và không giám sát được một cách chặt chẽ việc sử dụng đồng vốn, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của đồng vốn cho vay.

được hiệu quả, giúp đồng vốn đến được tay hộ nghèo kịp thời và hiệu quả, giúp ngân hàng kiểm soát được đồng vốn, góp phần thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

- Mối quan hệ giữa NHCSXH với chính quyền, các hội, ban,ngành đoàn thể địa phương

Cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác không thể đảm bảo tính hiệu quả nếu như không xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp và được sự hỗ trợ từ phía các cơ quan đoàn thể, các hội ban ngành và chính quyền địa phương. NHCSXH hoạt động theo cơ chế nắm bắt thông tin của từng người vay thông qua chính quyền địa phương. Vì thế, mặc dù là tự chịu trách nhiệm cho vay và quản lý các món vay nhưng chất lượng cho vay của NHCSXH phụ thuộc khá nhiều vào các tổ chức và mối quan hệ với các tổ chức nói trên. Có sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và các tổ chức hội cũng như cơ quan đoàn thể thì nguồn vốn của ngân hàng mới dễ dàng đến được tân tay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vì không ai nắm được tình hình đời sống kinh tế của người dân như chính quyền địa phương nơi họ sinh sống.

- Phẩm chất và năng lực của cán bộ, nhân viên ngân hàng

Phẩm chất và năng lực của cán bộ, nhân viên ngân hàng tác động rất lớn đến chất lượng hoạt động tín dụng. Đối tượng phục vụ chính của NHCSXH là người nghèo và các đối tượng chính sách. Nhìn chung đây là những đối tượng về trình độ không cao và tâm lý rất tự ti cho nên tạo sự gần gũi giữa nhân viên ngân hàng và khách hàng là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp họ xóa đi mặc cảm tự ti, tạo sự gắn bó giữa khách hàng với ngân hàng và làm cho họ giữu chữ tín với ngân hàng. Do đó bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng là điều rất cần thiết.

- Cơ sở vật chất và công nghệ thông tin

Cơ sở vật chất và công nghệ thông tin được hoàn thiện sẽ tạo tiền đề để ngân hàng mở rộng các loại hình dịch vụ phục vụ khách hàng. Nếu sở vật chất, trang thiết bị máy móc thiếu thốn, lạc hậu thì ngay cả việc thực hiện việc giải ngân cũng đã là khó khăn, đồng thời không kích thích cán bộ nhân viên thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Việc thực hiện đồng thời các loại hình dịch vụ sẽ cho phép ngân hàng tăng hiệu quả hoạt động, tăng uy tín đối với khách hàng. Nhưng mở rộng một loại hình dịch vụ đòi hỏi chi phí rất cao. Để giải quyết có hiệu quả hơn các vấn đề thuộc về chính sách xã hội thì cần thiết phải đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ tin học cho hệ thống NHCSXH.

1.2.4.2. Nhân tố khách quan

Hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác là hoạt động có tính rủi ro cao, phụ thuộc nhiều vào môi trường kinh tế,môi trường văn hóa - xã hội, môi trường pháp lý... đó là những nhân tố không nằm trong sự kiểm soát của ngân hàng nhưng tác động không nhỏ tới hoạt động tín dụng của NHTM nói chung và hoạt động tín dụng ưu đãi của NHCSXH nói riêng:

- Hành lang pháp luật và các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước

Tại bất kỳ quốc gia nào, mọi hoạt động của tổ chức tài chính nói chung và hoạt động của hệ thống ngân hàng nói riêng đều chịu sự kiểm soát chặt chẽ của các chế tài pháp luật cũng như các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước. Do đó để đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật đồng bộ. Đặc biệt đối tượng khách hàng của NHCSXH là hộ nghèo và đối tượng chính sách, nhận thức về pháp luật bị hạn chế, điều này sẽ tác động tiêu cực đến chất lượng hoạt động tín dụng. Vì vậy việc tạo hệ thống pháp luật hoàn thiện, đồng bộ sẽ tạo ra hành lang pháp

lý thuận lợi cho hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng nói chung và đối với hoạt động tín dụng của NHCSXH nói riêng.

- Điều kiện về kinh tế, xã hội trong nước

Khi nền kinh tế trong giai đoạn phát triển nhanh và ổn định thì mức sống của người dân sẽ đi lên, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa càng mạnh. Nền kinh tế càng tạo ra nhiều của cải và tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân thì tạo thêm nhiều cơ hội nghề nghiệp cho lao động trong nước. Sự phát triển của nền kinh tế sẽ tác động lên hoạt động của NHCSXH ở chỗ:

Cùng với sự đi lên của nền kinh tế thì yêu cầu về vốn cho sản xuất trong đó có các hộ nghèo càng lớn và cấp bách vì vậy NHCSXH cần phải đáp ứng đủ và kịp thời vốn cho các hoạt động sản xuất của hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Sự phát triển của nền kinh tế làm cho cơ hội thoát nghèo của các hộ nghèo lớn hơn vì vậy hiệu quả và chất lượng của hoạt động tín dụng của NHCSXH sẽ được nâng cao.

- Điều kiện tự nhiên

Các điều kiện tự nhiên như: thiên tai, bão lụt, dịch bệnh cây trồng vật nuôi.. .thường xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại lớn đối với các hộ gia đình sản xuất, nuôi trồng nhỏ lẻ, điều này sẽ ảnh hưởng tới khả năng trả nợ ngân hàng của khách hàng, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngân hàng. Ngược lại mưa thuận gió hòa, ít bão lũ, thiên tai, hạn hán, dịch bệnh.. .thì sẽ thuận lợi hơn trong việc nâng cao chất lượng tín dụng.

- Trình độ dân trí, tập quán sản xuất, thói quen tiêu dùng của xã hội

Đối với khu vực nông thôn, miền núi, địa bàn có mặt bằng dân trí chưa cao

thì nhìn chung các gia đình còn thiếu kiến thức chuyên môn, thiếu tri thức khoa

học kỹ thuật công nghệ về trồng trọt, chăn nuôi.. .thậm chí nhiều vùng còn mang

tích tụ thêm các khoản nợ ngân hàng. Nhận thức của khách hàng về quyền và nghĩa vụ đối với các khoản vay cũng rất quan trọng bởi nếu người nghèo coi các

khoản vay từ NHCSXH như một khoản trợ cấp thì tất yếu họ không quan tâm đến

việc trả nợ ngân hàng và vốn vay có thể bị thất thoát, sử dụng sai mục đích, do đó

sẽ ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0312 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi tại NH chính sách xã hội tỉnh phú thọ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w