Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Hậu Giang

Một phần của tài liệu 0312 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi tại NH chính sách xã hội tỉnh phú thọ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29 - 30)

Qua hơn hai năm thực hiện Đề án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng của NHCSXH chi nhánh Hậu Giang đã mang lại hiệu quả thiết thực. Chất lượng tín dụng chính sách được nâng lên, người dân có trách nhiệm hơn với khoản vay của mình, từ đó, phát huy được hiệu quả nguồn vốn chính sách.

Cuối năm 2011, cũng như các tỉnh Tây Nam Bộ, chất lượng tín dụng của NHCSXH chi nhánh Hậu Giang còn nhiều yếu kém. Nợ quá hạn của chi nhánh chiếm tỷ lệ cao (8,29%); huy động tiết kiệm của tổ viên TK & VV đạt thấp, nhiều tổ yếu kém hoạt động không hiệu quả, sai sót nhiều; nợ lãi tồn đọng, nợ bị chiếm dụng và nợ không đủ điều kiện đổi sổ vay vốn ở mức cao... Từ tháng 7-2012, NHCSXH chi nhánh Hậu Giang bắt đầu triển khai Đề án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng. Trên cơ sở xác định rõ những hạn chế, yếu kém, các bên có liên quan, từ Ban đại diện HĐQT các cấp, hội đoàn thể làm ủy thác và tổ TK & VV, cấp ủy, chính quyền địa phương, cán bộ chi nhánh NHCSXH,... đều có kế hoạch, phương án khắc phục. Cái hay ở Hậu Giang là các giải pháp củng cố, nâng chất tín dụng chính sách có trọng tâm, trọng điểm, dựa trên cơ sở đánh giá đặc điểm từng địa phương để xây dựng

trưởng chưa nắm vững nghiệp vụ, ghi chép lưu trữ sai sót nhiều, nên chi nhánh đã tổ chức tập huấn và cấp sổ ghi chép cụ thể. Trước đây, tổ TK & VV phân chia theo ấp, trong khi địa bàn rộng, nhà dân phân tán rải rác, cho nên gặp khó trong thu lãi. Chi nhánh thực hiện sắp xếp tổ theo hướng liền cư, nhằm tăng cường thông tin hai chiều, giám sát và tương trợ giữa các thành viên. Giải pháp này giúp việc họp tổ dễ dàng hơn, thu lãi và thu hồi vốn cũng nhanh hơn nhiều so với trước. Bên cạnh đó, việc tổ chức cho cán bộ, nhân viên chi nhánh đến từng xã thu lãi và thu hồi vốn định kỳ hàng tháng, cũng góp phần giảm chi phí đi lại cho người dân.

Ngoài ra, chi nhánh đã chủ động rà soát nợ vay của từng hộ và có giải pháp xử lý từng trường hợp cụ thể. Những khoản nợ tồn đọng, chi nhánh hướng dẫn các phòng giao dịch phối hợp đoàn thể làm ủy thác, chính quyền địa phương xây dựng và thực hiện kế hoạch rà soát, phân tích, đánh giá khả năng trả nợ công khai, khách quan ở từng cấp. Các khoản nợ đến hạn được thông báo trước hai tháng đến hộ vay để chuẩn bị, đồng thời chi nhánh có biện pháp tổ chức đôn đốc hộ vay trả nợ. Chi nhánh đã in phiếu theo dõi (kể cả nợ đến hạn theo phân kỳ) để hộ vay đính vào sổ vay vốn. Đối với các khoản vay mới, cán bộ tín dụng phối hợp đoàn thể và trưởng ấp kiểm soát chặt việc bình xét vay vốn, kiểm tra, hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn hiệu quả,... Những giải pháp trên đã giúp tổ TK & VV hoạt động hiệu quả hơn. Đến cuối năm 2015, có 69,9% trong tổng số gần 2.300 tổ TK & VV xếp loại tốt, tăng 57,9% so với cuối năm 2011, không còn tổ xếp loại yếu kém. Huy động tiết kiệm tăng từ 7,3 tỷ đồng lên 29 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn giảm còn 0,69%

Một phần của tài liệu 0312 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi tại NH chính sách xã hội tỉnh phú thọ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w