chính sách của NHCSXH tỉnh Kon Tum, các giải pháp được triển khai đồng bộ từ tỉnh đến xã đã góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức về quản lý hoạt động tín dụng chính sách đến cách nghĩ, cách làm của các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác và ý thức “có vay có trả” của người dân, dẫn đến chất lượng tín dụng được nâng cao rõ rệt.
Đến tháng 3/2012, NHCSXH tỉnh Kon Tum là một trong những chi nhánh có dư nợ thấp nhất toàn hệ thống; nợ quá hạn chiếm tỷ lệ 3,1%/tổng dư nợ; nợ bị chiếm dụng, vay ké chiếm 0,3%/tổng dư nợ; công tác đổi Sổ vay vốn vẫn chưa đảm bảo chất lượng; lãi tồn đọng lớn, có trên 40% số Tổ TK & VV có chất lượng hoạt động trung bình và chỉ có 508/1.648 Tổ TK & VV có huy động tiền gửi tiết kiệm với số dư tiền gửi tiết kiệm bình quân 4 triệu đồng/tổ.
Thế nhưng đến tháng 12/2015, chi nhánh đã đạt được một số chỉ tiêu quan trọng như: tổng dư nợ đạt trên 1.400 tỷ đồng; tỷ lệ nợ quá hạn còn 0,77%/tổng dư nợ; Tổ TK & VV đạt loại tốt chiếm 42,6%, loại khá chiếm 42,8%, 14,6% tổ trung bình và không còn tổ yếu, kém; nâng số Tổ TK & VV có huy động tiền gửi tiết kiệm lên 1.092 tỷ đồng, với số dư tiền gửi tiết kiệm bình quân 10,7 triệu đồng/tổ và nâng nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương lên 8,4 tỷ đồng. Những kết quả này đang là nguồn động viên, khích lệ tập thể cán bộ, nhân viên, người lao động NHCSXH tỉnh Kon Tum vững tin, tự hào cống hiến tiếp tục cho công tác vay vốn đối tượng chính sách.
Để có được những kết quả như trên, NHCSXH tỉnh Kon Tum đã triển khai thực hiện quyết liệt hàng loạt giải pháp, trong đó đã thành lập Ban chỉ đạo thu hồi nợ quá hạn từ cấp huyện tới cấp xã, chỉ đạo thực hiện phương án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng trên địa bàn, giao nhiệm vụ cho Thôn trưởng trong việc quản lý vốn tín dụng chính sách từ khâu nhận chỉ tiêu phân vốn đến tổ chức giám sát, bình xét cho vay, giám sát quá trình sử dụng vốn
vay của hộ vay, giám sát hoạt động của Tổ TK & VV, giám sát việc thực hiện ủy thác của các tổ chức hội, đoàn thể trên địa bàn và tham gia đôn đốc, xử lý thu hồi nợ của hộ vay. Sự sát sao của Ban Giám đốc, các Phòng chuyên môn nghiệp vụ và sự nhiệt tình của các Tổ trưởng Tổ TK & VV, cán bộ tín dụng theo dõi địa bàn, chính quyền, tổ chức hội, đoàn thể các cấp đã làm thay đối phần lớn nhận thức người dân hưởng chính sách ưu tiên vay vốn NHCSXH, giúp nguồn vốn sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, giúp nhiều hộ vay vốn đã “đổi đời” thành hộ khá, giàu tại địa phương.