ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ƯU ĐÃI TẠ

Một phần của tài liệu 0312 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi tại NH chính sách xã hội tỉnh phú thọ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 69)

ĐÃI

TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ 2.3.1. Kết quả đạt được

Thứ nhất, chất lượng tín dụng ưu đãi ngày càng được nâng cao. Nợ xấu của NHCSXH tỉnh Phú Thọ có xu hướng ổn định qua các năm. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu tăng nhẹ nhưng vẫn ở trong mức độ cho phép. Tỷ lệ nợ xấu năm 2015 là 0,12%, tăng 0,02% so với năm 2014. Nợ khoanh năm 2015 là 341 triệu đồng, tăng 13 triệu đồng (tỷ lệ tăng là 3,96%) so với năm 2014, và giảm 514 triệu đồng (tỷ lệ giảm 60,12%) so với năm 2013. Điều này cho thấy chất lượng trong hoạt động cho vay ưu đãi của NHCSXH tỉnh Phú Thọ.

cố, nâng cao chất lượng tín dụng trên địa bàn, giao nhiệm vụ cho trưởng khu trong việc quản lý vốn tín dụng chính sách từ khâu nhận chỉ tiêu phân vốn đến tổ chức giám sát, bình xét cho vay, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của hộ vay, giám sát hoạt động của Tổ TK & VV, giám sát việc thực hiện ủy thác của các tổ chức hội, đoàn thể trên địa bàn và tham gia đôn đốc, xử lý thu hồi

nợ của hộ vay. Sự sát sao của Ban Giám đốc, các Phòng chuyên môn nghiệp vụ và sự nhiệt tình của các Tổ trưởng Tổ TK & VV, cán bộ tín dụng theo dõi địa bàn, chính quyền, tổ chức hội, đoàn thể các cấp đã làm thay đối phần lớn nhận thức người dân hưởng chính sách ưu tiên vay vốn NHCSXH, giúp nguồn vốn sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, giúp nhiều hộ vay vốn đã “đổi đời” thành hộ khá, giàu tại địa phương.

Thứ ba, Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh và cấp huyện chỉ đạo các Ban, ngành, UBND cấp dưới phối hợp với tổ chức hội, đoàn thể tổ chức lồng ghép các chương trình, dự án sản xuất kinh doanh, chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến nông... gắn với tín dụng chính sách xã hội; kết hợp các chương trình kinh tế với xây dựng cơ sở hạ tầng, hướng dẫn người vay cung cách làm ăn, sử dụng vốn vay có hiệu quả; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm trong thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi.

Thứ tư, NHCSXH tỉnh Phú Thọ đã thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ. NHCSXH cấp tỉnh, huyện cũng đã phối hợp với chính quyền địa phương, Hội đoàn thể nhận ủy thác tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ hoạt động ủy thác; tuyên truyền về chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ; kiểm tra giám sát; quy trình bình xét cho vay, bình xét nợ rủi ro đề nghị xử lý.

Thứ 5, Ban giám đốc NHCSXH tỉnh Phú Thọ đã tham mưu cho Trưởng ban đại diện cấp tỉnh chỉ đạo các cấp dưới của mình là đưa Trưởng ban xóa đói giảm nghèo cấp xã, phường vào là thành viên của Ban đại diện HĐQT, nhằm nâng cao hiểu quả quản lý hoạt động của các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác thuộc xã, phường mình, từ đó đưa ra hướng chỉ đạo chính xác , nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn chính sách tại địa phương.

2.3.2 Những tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được, NHCSXH tỉnh Phú Thọ cũng còn có những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi .

Thứ nhất, năng lực và trình độ của cán bộ nhân viên Ngân hàng còn nhiều

bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Nhiều địa phương có phong tục, tập quán

và trình độ khác nhau nên để đưa ra các cách tiếp cận và cách làm cho phù hợp là không dễ. Nhiều cán bộ còn thiếu những kỹ năng này nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lượng tín dụng của NHCSXH tỉnh Phú Thọ.

Thứ hai, khách hàng chưa sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay. Cụ thể, có trường hợp vay đi vay lại trong nhiều năm mà vẫn chưa thoát nghèo, thoát cận nghèo. Trong khi đó những hộ thuộc diện hộ nghèo mới lại chưa được vay .

Thứ ba, cán bộ định biên của NHCSXH tỉnh Phú Thọ còn mỏng, mỗi Phòng giao dịch bình quân 10 người trực tiếp giao dịch theo ngày ở xã nên việc tiếp cận với hộ vay và làm những công việc cần thiết khác ở trên địa bàn còn hạn chế như: Chưa tuyên truyền đầy đủ các chính sách ưu đãi của Nhà nước tới hộ vay, người dân chưa hiểu việc tiết kiệm tiền qua tổ là cần thiết.

Thứ tư, công tác kiểm tra giám sát của Ngân hàng, Tổ chức hội, Tổ TK&VV về sử dụng vốn vay còn lỏng lẻo. Nên nhiều món vay sai mục đích mà không phát hiện ra, hiện tượng xâm tiêu, chiếm dụng, thu nợ, thu lãi không nộp cho ngân hàng. Điều này đã làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng tín dụng của Chi nhánh.

Thứ năm, đối tượng cho vay của NHCSXH chủ yếu là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, cho vay chủ yếu là tín chấp thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, ít có món vay thế chấp bằng tài sản bảo đảm. Nhiều món vay quá hạn và có khả năng mất vốn nhưng lại không có tài sản để xử lý thu

Thứ sáu, trình độ nhận thức của nhiều tổ chức hội nhận ủy thác ở nhiều nơi còn hạn chế nên dẫn đến quản lý các Tổ trưởng tổ TK&VV còn yếu kém. Kết quả là nhiều Tổ trưởng trong tổ có dư nợ đến hạn mà không biết nên không thông báo kịp thời cho hộ vay chủ động trả nợ đúng hạn theo quy định.

Thứ bảy, sự vào cuộc của chính quyền địa phương cùng với NHCSXH nhiều khi chưa nhiệt tình và sâu sát. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ hoàn thành công việc của cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn.

2.3.3 Nguyên nhân của tồn tai

Thứ nhất, từ ngày đầu khi mới thành lập NHCSXH, nguồn cán bộ đầu tiên được lấy từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông chuyển sang, số đông còn lại là tuyển mới từ trung cấp đến đại học ở các ngành tài chính của các trường khác nhau, thậm chí có cán bộ là hợp đồng bảo vệ chuyển sang đi học tại chức rồi vào làm nghiệp vụ chính thức. Số cán bộ đại học không thuộc chuyên ngành ngân hàng rất đông. Các yếu tố này tạo ra tổng thể một hiệu ứng ở một số không ít cán bộ làm việc mà không nắm được bản chất của ngành. Bên cạnh đó cũng nhiều cán bộ không thường xuyên trau dồi, học hỏi, tìm tòi kiến thức nên dẫn đến nhiều khi làm việc quên hoặc bị nhầm so với văn bản. Kỹ năng mềm khi làm việc rất cần thiết đối với bất cứ ngành nào, NHCSXH cũng không loại trừ. Sự hạn chế kỹ năng mềm cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công việc nói chung, chất lượng tín dụng nói riêng.

Thứ hai, về việc tổ chức, bình xét cho vay và quản lý tín dụng còn nhiều hạn chế. Là tín dụng ưu đãi, lãi suất thấp nên nhu cầu vay vốn của người dân rất nhiều, vốn thì có hạn, nên xảy ra tình trạng gia đình nào có mối quan hệ tốt với Chính quyền, với Tổ chức hội, với Tổ trưởng tổ TK&VV thì được xếp vào diện vay vốn. Bên cạnh đó còn nhiều hộ khác cần vốn hơn và đúng đối tượng lại không được vay. Dẫn đến công tác bình xét cho vay thiếu dân chủ, khách quan, không đúng với quy chế của ngành. Và kết quả là người sử dụng

vốn vay không đúng mục đích vẫn cứ được vay, người thiếu vốn sản xuất vẫn cứ thiếu. Tuy nhiên tình trạng này không phổ biến nhưng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Chi nhánh.

Thứ ba, việc tuyển dụng cán bộ do NHCSXH Việt Nam quyết định. Vì vậy NHCSXH tỉnh Phú Thọ bị phụ thuộc vào ngân hàng cấp trên. Mặc dù trong những năm qua, hệ thống nhân sự của NHCSXH đang dần được hoàn thiện từ Hội sở đến Phòng giao dịch để thực hiện tốt mục tiêu an sinh xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững của đất nước, nhưng số lượng nhân sự vẫn còn quá ít so với khối lượng công việc được giao.

Thứ tư, công tác kiểm tra giám sát vốn vay nhiều khi chưa quyết liệt, chưa xử lý các sai phạm kịp thời.

về phía tổ TK&VV: Khi triển khai cung cấp vốn thông qua mạng lưới tổ TK&VV, theo quy định ngoài việc giúp cho các tổ viên tiếp cận được nguồn vốn vay của ngân hàng phục vụ cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, tổ còn chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, phát hiện và xử lý kịp thời những thành viên sử dụng tiền sai mục đích và các khoản nợ rủi ro bất khả kháng. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo toàn vốn cho ngân hàng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên, trên thực tế, vai trò của tổ trưởng mới chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở người vay sử dụng vốn đúng mục đích. Các thành viên trong tổ chưa đoàn kết, việc ai người đó làm, chưa có ý thức hỗ trợ lẫn nhau nên thành viên này sử dụng vốn sai thì thành viên kia cũng không có ý kiến gì.

về phía tổ chức hội nhận ủy thác: Theo quy định hàng tháng thì các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác từ cấp huyện, cấp xã phải xuống khu dân cư để đối chiếu và kiểm tra vốn vay đến từng hộ. Mục đích là để xem hộ vay đã sử dụng vốn có hiểu quả, đúng mục đích không. Qua đó để nắm bắt được cấp dưới mình hoạt động ra sao. Tuy nhiên, nhiều tổ chức hội, đoàn thể còn coi

việc làm ủy thác chỉ là kiêm nhiệm, không chú tâm và sâu sát nên dẫn đến nợ quá hạn cao và hướng sử lý còn phụ thuộc nhiều vào Ngân hàng.

về phía ngân hàng: Cán bộ trong biên chế còn mỏng, có những huyện trên 30 xã, đi kèm là lịch giao dịch cố định tại xã dày đặc nên công việc của cán bộ ngân hàng dành cho giao dịch xã đã chiếm phần đa thời gian trong tháng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác kiểm tra, giám sát vốn vay của ngân hàng. Nhiều khi đi kiểm tra giám sát vốn vay xuống địa bàn khu dân cư mới chỉ dừng lại ở mức độ đối chiếu tại nhà văn hóa của khu, chứ chưa xuống trực tiếp tại hộ. Và như thế kết quả phát hiện sai phạm tại hộ là không cao, dẫn đến biện pháp xử lý chưa kịp thời.

Thứ năm, đối tượng vay vốn của NHCSXH chủ yếu là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Vì NHCSXH là công cụ của Chính phủ, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhằm an sinh xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững cho đất nước. Chính vì vậy đối tượng vay vốn của ngân hàng chủ yếu thuộc diện được chính sách ưu tiên. Song song với đó, hoạt động của NHCSXH

theo mô hình được Chính phủ chỉ đạo từ trên xuống thông qua Ủy Ban Nhân Dân các cấp, và cùng với đó giao trách nhiệm cho các tổ chức hội, đoàn thể cùng

cấp nhận ủy thác, cùng với NHCSXH có trách nhiêm quản lý nguồn vốn của Nhà nước sao cho hiệu quả và đúng chính sách. Vì đồng vốn cho vay thông qua

tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác và có sự vào cuộc của các cấp chính quyền cùng cấp nên phần lớn vốn vay của NHCSXH cho vay không có tài sản thế chấp.

Nhiều trường hợp hộ vay làm ăn thua lỗ dẫn đến mất cả vốn lẫn lãi, bỏ đi khỏi địa phương với hai mục đích: Tìm kiếm việc làm mới hoặc trốn nợ. Có những trường hợp vay vốn về làm ăn không hiệu quả, lười lao động cũng dẫn đến nợ

Thứ sáu, là tỉnh trung du miền núi, có nhiều huyện nghèo, huyện vùng sâu, vùng xa và có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trình độ dân trí không đồng đều, nhiều nơi cán bộ hội, đoàn thể khi mới đi làm còn chưa học hết THPT. Trong quá trình đi làm mới học hoàn thiện bổ túc thêm, sau đó lại mới học dần lên trung cấp và đại học. Nhưng thực tế tại nhiều địa phương, cán bộ hội, đoàn thể đã nhiều tuổi, đi học chỉ để hoàn thiện bằng cấp chứ tiếp thu được kiến thức không nhiều. Và thực tế khi làm việc với các hội, đoàn thể này họ không chủ động được công việc mà mình phải làm, kết hợp với cán bộ ngân hàng mà không định hướng đúng cho họ cách làm thì nơi đấy chắc chắn việc sẽ bị tồn đọng. Như thế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dung cho đơn vị, có thể sẽ dẫn đến gia tăng nợ xấu nếu không có giải pháp kịp thời.

Thứ bảy, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mực tới hoạt động của ngân hàng. Mặc dù, đặc thù của hoạt động của NHCSXH là có sự vào cuộc của các cấp chính quyền địa phương theo quy định của Chính phủ. Tuy nhiên, ở nhiều nơi chính quyền chỉ xem giao dịch và công việc của ngân hàng cũng giống như các ngân hàng khác hoạt động trên địa bàn mà không sát sao, chỉ đạo tổ chức hội, đoàn thể của mình và thậm chí có nơi giao toàn quyền cho các hội, đoàn thể ủy thác mà không thực hiện chức năng giám sát đối với họ. Kết quả có những hội, đoàn thể đã lạm dụng việc này để phân bổ vốn cho vay tới khu, tổ mình thích, Trưởng bản xóa đói giảm nghèo chỉ biết ký trên giấy tờ mà không xem lại nhu cầu của bà con nhân dân đã được đáp ứng chưa. Tuy nhiên việc này không phải trên phạm vi rộng. Nhưng dù ít cũng sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tín dụng tại nơi đó nói riêng, toàn Chi nhánh nói chung.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, luận văn đã phân tích thực trạng chất lượng tín dụng ưu đãi tại NHCSXH tỉnh Phú Thọ, chỉ rõ những mặt đạt được, hạn chế, cũng như nguyên nhân của những hạn chế đó, để từ đó tìm ra các giải pháp khắc phục và có những đề xuất hợp lý nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ƯU ĐÃI TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ

3.1. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CỦA NGÂN

HÀNG

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

3.1.1. Định hướng, mục tiêu của Ngân hàng Chính sách xã hội đến năm 2020

Ngày 10/7/2012 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 852/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011-2020. Quyết định 852/QĐ-TTg đã khẳng định tín dụng chính sách xã hội là giải pháp để thực hiện mục tiêu giảm nghèo một cách cơ bản và bền vững, vì

vậy cần tổ chức, triển khai thực hiện tích cực và hiệu quả chính sách này.

Một là, phát triển NHCSXH theo hướng ổn định, bền vững, đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội của Nhà nước; gắn liền với việc phát triển các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ có hiệu quả hơn cho người nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Hai là, đối tượng phục vụ của NHCSXH là người nghèo, các đối tượng chính sách khác theo quy định của Nhà nước và các đối tượng được các tổ chức, cá nhân ủy thác cho NHCSXH trực tiếp cho vay. Ưu tiên hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở các vùng khó khăn.

Ba là, hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý, điều hành ở 3 cấp: TW, cấp tỉnh và cấp huyện theo hướng tập trung sự quản lý thống nhất ở TW, tinh giản các khâu trung gian và tăng cường hoạt động tại các điểm giao dịch lưu động ở xã, phường.

giám sát của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, tăng cường vai trò của chính quyền cấp xã. Xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát phù hợp với mô

Một phần của tài liệu 0312 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi tại NH chính sách xã hội tỉnh phú thọ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w