Cho vayhộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn

Một phần của tài liệu 0312 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi tại NH chính sách xã hội tỉnh phú thọ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 58 - 61)

Phú Thọ là tỉnh miền núi, toàn tỉnh có 13 huyện thành thị, trong đó có 10/13 huyện miền núi (có 01 huyện Tân Sơn là huyện nghèo được thụ hưởng chính sách Nghị quyết 30a của Chính phủ); có 218/277 xã, thị trấn miền núi (trong đó có 72 xã đặc biệt khó khăn và 224 thôn bản đặc biệt khó khăn).

Ngày 05/3/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn. Đối tượng được vay vốn là các hộ gia đình (bao gồm cả hộ gia đình làm kinh tế trang trại) không thuộc diện hộ nghèo thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn. Kết quả 8 năm từ năm 2007 đến năm 2015: doanh số cho vay đạt 1.092.400 triệu đồng, doanh số thu nợ đạt 675.881 triệu đồng. Vốn cho vay đã tạo được mô hình đầu tư theo dự án tiểu vùng khai thác tiềm năng thế mạnh ở mỗi vùng như: nuôi trồng thủy sản ở Cẩm Khê, Tam Nông; chăn nuôi trâu, bò ở huyện Thanh Sơn, Tân Sơn; trồng cây ăn quả ở huyện Đoan Hùng...

Bảng 2.8: Cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn giai đoạn 2013-2015

2013 5,31 9 126,10 0 4,57 6 96,100 390,20 0 35 4 2014 5,78 6 0 140,70 9 5,39 0 124,20 0 406,70 5 55 0 12 2015 4,46 0 115,60 0 4,79 9 105,60 0 416,70 0 48 3 12 0

đồng so với năm 2014 và tăng 26.500 triệu đồng so với năm 2013. Nhu cầu vốn vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn còn rất lớn nhưng do nguồn vốn ít nên suất đầu tư vốn của ngân hàng còn khiêm tốn. Nhiều hộ có nhu cầu vay vốn để mở trang trại, chế biến nông sản còn chưa được đáp ứng.

Nợ quá hạn năm 2014 là 555 triệu đồng, nợ khoanh là 120 triệu đồng. Nợ xấu năm 2014 tăng 321 triệu so với năm 2013, tỷ lệ tăng 90,67%. Điều này không phải do chất lượng tín dụng suy giảm mà do nguyên nhân khách quan mang lại. Cuối năm 2014, địa bàn tỉnh Phú Thọ có mưa rất to trên diện rộng, đã gây thiệt hại cho người dân tại các huyện Yên Lập, Hạ Hòa, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Sơn, Tân Sơn. Đặc biệt lũ ống đã gây thiệt hại nặng nề cho các hộ nông dân nuôi cá lồng trên sông Bứa (huyện Tam Nông). Mưa lũ cũng đã làm cho hàng trăm con gia súc, gia cầm bị chết, hơn 200 ha nuôi trồng thủy sản bị tràn, gần 150 lồng cá bị trôi, và gây nhiều thiệt hại về người và của khác. Chính vì vậy nhiều hộ dân đã mất trắng vốn liếng, dẫn đến không trả nợ được ngân hàng. UBND tỉnh Phú Thọ cũng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tùy theo nhiệm vụ, khẩn trương huy động nhân lực khắc phục, sửa chữa hệ thống cơ sở hạ tầng, giúp nhân dân lương thực, cây giống, vật nuôi để nhanh

Một phần của tài liệu 0312 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi tại NH chính sách xã hội tỉnh phú thọ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w